CTTĐT – Bảo hiểm y tế (BHYT) là cơ chế tài chính trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đồng thời là một chính sách an sinh xã hội quan trọng, vì mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. 10 năm qua, tỷ lệ người dân tham gia BHYT tăng từ 45% (năm 2009) lên 89,6% (tháng 6/2019) vượt chỉ tiêu mà Thủ tướng Chính phủ giao là 88,1%.

*

Đến tháng tháng 6/2019 tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 89,6% (ảnh minh họa).

Đang xem: ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân là chính sách xã hội quan trọng hàng đầu, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng, luôn đề cao trong hệ thống chính sách An sinh xã hội. Đây là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng thể hiện tính nhân đạo, nhân văn và tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ rủi ro giữa người khỏe với người ốm, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp. Đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nhằm hướng tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe (CSSK), góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho mọi người dân.

10 năm qua, tỷ lệ người dân tham gia BHYT tăng từ 45% (năm 2009) lên 89,6% (tháng 6/2019) vượt chỉ tiêu mà Thủ tướng Chính phủ giao là 88,1%. Trong đó người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội đã được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ mức đóng BHYT.

Hiện chỉ còn hơn 10% dân số (khoảng 10 triệu người) chưa có BHYT, thuộc nhóm tham gia theo hộ gia đình, làm nông lâm ngư nghiệp có mức sống trung bình, người lao động trong doanh nghiệp tư nhân và sinh viên.

Theo ông Phan Văn Toàn – Phó Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) lý do tỷ lệ tham gia BHYT gia tăng nhanh, vượt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao có liên quan đến chính sách và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tuyên truyền vận động có hiệu quả, chất lượng khám chữa bệnh BHYT, sự hài lòng của người bệnh ngày càng tăng, người dân đã tin tưởng vào chính sách BHYT…Về quyền lợi của người tham gia BHYT, do người tham gia BHYT thuộc các nhóm đối tượng khác nhau có các mức hưởng BHYT khác nhau: Người nghèo, đối tượng ưu đãi xã hội, trẻ em được hưởng 100%; người cận nghèo, người nghỉ hưu hưởng mức 95%, và người lao động hưởng 80%.

Quyền lợi BHYT (thuốc, vật tư y tế, kỹ thuật y tế…) được xác định trên cơ sở mức đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người tham gia BHYT, sự thay đổi về mô hình bệnh tật, sự phát triển của khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế, khả năng cân đối quỹ BHYT và khả năng chi trả của người tham gia, nhất là hướng tới mục tiêu giảm chi tiền túi từ hộ gia đình cho chi tiêu y tế.

Nhìn chung, quyền lợi về khám chữa bệnh BHYT tương đối toàn diện và ngày càng được mở rộng. Danh mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật được sử dụng theo năng lực chuyên môn, tuyến chuyên môn kỹ thuật, vừa để đảm bảo quyền lợi của người có thẻ khi đến cơ sở y tế, vừa là yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của cơ sở y tế.

Xem thêm: Luật Bảo Hiểm Y Tế Năm 2017 Không Thay Đổi, Văn Bản Hợp Nhất 46/Vbhn

Cùng với việc mở rộng số lượng người tham gia BHYT, ngành y tế cũng tập trung nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT với hàng loạt biện pháp đổi mới, cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người bệnh như: Lấy người bệnh làm trung tâm; đổi mới về quản lý, cách làm và phương pháp kiểm tra, đánh giá bệnh viện hàng năm; triển khai các đề án giảm tải, bác sĩ gia đình. Đặc biệt là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, quản lý BHYT để giảm thủ tục, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh, thực hiện công khai, minh bạch các khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả.

Theo Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh: Thực hiện KCB bằng thẻ BHYT giúp người nghèo và cận nghèo bớt đi gánh nặng chi tiêu cho gia đình khi ốm đau, tai nạn. Hiện nay, ở nước ta tỷ lệ chi trả chi phí y tế từ tiền túi của người sử dụng dịch vụ giảm từ 49% năm 2012 xuống còn khoảng 40% và đang phấn đấu đạt dưới 30% vào năm 2025. Đây là kết quả có được từ chính sách BHYT và là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe. Với nhiều lợi ích và được sự quan tâm chỉ đạo, định hướng của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là sự nỗ lực của hệ thống BHXH, số người tham gia BHYT ở nước ta ngày càng tăng cao.

Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 có trên 90,7% dân số tham gia BHYT, Bộ Y tế đã có văn bản tăng cường truyền thông về chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế (BHYT) gửi UBND tỉnh, thành phố trên cả nước.

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh chỉ đạo Sở Y tế, bảo hiểm xã hội (BHXH) các tỉnh, thành phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu cho UBND xây dựng kế hoạch truyền thông, tuyên truyền về BHYT; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân tham gia BHYT gắn với thực hiện chỉ tiêu phát triển BHYT được Thủ tướng Chính phủ giao.

Trong đó, cần tuyên truyền để 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT, tăng tỷ lệ hộ gia đình tham gia BHYT với toàn bộ thành viên. Giao Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về BHYT, khám, chữa bệnh. Tăng cường thanh tra, kiểm tra phòng chống hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.

Xem thêm: Trị Bệnh Đổ Mồ Hôi Tay Chân, 10 Cách Trị Mồ Hôi Tay Đơn Giản Tại Nhà

BHXH Việt Nam đặt mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông BHYT, hướng người tham gia BHYT khám, chữa bệnh BHYT tại tuyến y tế cơ sở để được chăm sóc sức khỏe kịp thời, giảm các chi phí hành chính, đồng thời phối hợp với Ngành y tế nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế tuyến cơ sở, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước thực hiện cấp thẻ BHYT điện tử… nhằm giúp người tham gia BHYT tiếp cận dịch vụ được dễ dàng và thuận tiện ngay từ tuyến y tế cơ sở, vì mục tiêu phát triển BHYT toàn dân bền vững.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *