MỤC LỤC VĂN BẢN

*

BỘ Y TẾ ———

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————-

Số: 1816/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “CỬ CÁN BỘ CHUYÊN MÔN LUÂN PHIÊN TỪBỆNH VIỆN TUYẾN TRÊN VỀ HỖ TRỢ CÁC BỆNH VIỆN TUYẾN DƯỚI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGKHÁM, CHỮA BỆNH”

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

Đang xem: đề án 1816 của bộ y tế

Phê duyệt Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnhviện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượngkhám chữa bệnh” ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 2.Các bệnh viện tuyến Trung ương, các bệnh viện hạng I,Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tình hình thực tế củađơn vị, địa phương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết để triểnkhai thực hiện Đề án này.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày kýban hành.

Điều 4.Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chứccán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnhvà Thủ trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệmthi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: – Như Điều 4; – Thủ tướng Chính phủ; Phó TTg Nguyễn Sinh Hùng; – Ban Tuyên giáo Trung ương; – Văn phòng Trung ương Đảng; – Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội; – Văn phòng Chính phủ; các Bộ: Nội vụ, Tài chính; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Công đoàn ngành Y tế Việt Nam; – Các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra Bộ; – Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ; – Các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Website Bộ Y tế; – Lưu: VT, TCCB, KH-TC, Cục QLKCB..

BỘ TRƯỞNG Nguyễn Quốc Triệu

ĐỀ ÁN

CỬ CÁN BỘ CHUYÊN MÔN LUÂN PHIÊN TỪ BỆNH VIỆN TUYẾN TRÊN VỀ HỖTRỢ CÁC BỆNH VIỆN TUYẾN DƯỚI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM, CHỮA BỆNH(Ban hành kèm theo Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộtrưởng Bộ Y tế )

1. SỰ CẦNTHIẾT CỬ CÁN BỘ CHUYÊN MÔN LUÂN PHIÊN TỪ BỆNH VIỆN TUYẾN TRÊN VỀ HỖ TRỢ CÁC BỆNHVIỆN TUYẾN DƯỚI:

Thời gian qua, công tác bảo vệ, chămsóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên,chất lượng công tác khám, chữa bệnh còn hạn chế nhất là ở các tỉnh miền núi,Tây Nguyên, vùng sâu, vùng xa do thiếu cán bộ y tế đặc biệt cán bộ có trình độchuyên môn sâu.

Đối với các xã chưa có bác sĩ,việc luân phiên bác sĩ từ tuyến huyện về khám, chữa bệnh tại xã theo chế độ lưutrú một số buổi trong tuần là giải pháp để người dân dễ dàng tiếp cận và thụ hưởngcác dịch vụ y tế.

Việc cử cán bộ chuyên môn luânphiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng caochất lượng khám, chữa bệnh có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo vệ chămsóc, nâng cao sức khỏe nhân dân tại cộng đồng, tiến tới sự công bằng trong côngtác chăm sóc sức khỏe nhân dân tại các vùng, miền trong cả nước, đồng thời cótác dụng đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ có trình độ chuyên môn để từng bước đáp ứngđược nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân tại địa phương.

2. CĂN CỨXÂY DỰNG ĐỀ ÁN:

a) Căn cứ pháp lý:

b) Căn cứ vào nhu cầu thực tế:

– Do sự vận động của nền kinh tếthị trường nên hiện nay lực lượng cán bộ y tế có tay nghề tập trung ở các trungtâm và các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh … một số bệnh việntuyến dưới đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa thiếu cán bộ y tế nghiêmtrọng. Việc cử cán bộ y tế luân phiên từ các bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ cácbệnh viện tuyến dưới góp phần điều tiết và giảm bớt tình trạng chênh lệch trìnhđộ tay nghề giữa các vùng, miền, để người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụy tế có chất lượng cao.

– Nhu cầu cán bộ, bác sĩ chuyênmôn giỏi tại các bệnh viện tuyến dưới rất lớn nhằm đáp ứng sự phát triển khoa họccông nghệ ngành y tế;

– Khả năng luân phiên cán bộ(kíp cán bộ) từ bệnh viện tuyến trên nhằm hỗ trợ và chuyển giao công nghệ, kỹthuật cao về bệnh viện tuyến dưới khả thi.

– Tình trạng quá tải tại các bệnhviện tuyến trên, đặc biệt tuyến trung ương có thể được cải thiện khi trình độchuyên môn của cán bộ y tế, các dịch vụ y tế có chất lượng cao tại các bệnh việntuyến dưới được nâng cao.

3. MỤCTIÊU:

a) Nâng cao chất lượng khám, chữabệnh của bệnh viện tuyến dưới, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xathiếu cán bộ y tế.

b) Giảm tình trạng quá tải chocác bệnh viện tuyến trên, đặc biệt là các bệnh viện tuyến Trung ương.

c) Chuyển giao công nghệ và đàotạo cán bộ tại chỗ nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ y tế tuyến dưới.

4. NGUYÊNTẮC VÀ THỜI GIAN CỬ CÁN BỘ LUÂN PHIÊN:

a) Cử cán bộ chuyên môn hoặc kípcán bộ chuyên môn (gọi tắt là cán bộ đi luân phiên) từ bệnh viện đa khoa,chuyên khoa tuyến trên có khả năng giải quyết độc lập được các kỹ thuật về luânphiên, hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới. Thời gian công tác do đơn vị cử cán bộđi luân phiên quyết định, nhưng tối thiểu 03 tháng đối với 01 lần luân phiên của01 cán bộ.

b) Một bệnh viện tuyến trên cóthể cử cán bộ giúp đỡ nhiều bệnh viện tuyến dưới. Ngược lại, một bệnh viện tuyếndưới có thể nhận cán bộ của nhiều bệnh viện tuyến trên về luân phiên.

5. CHẾ ĐỘ ĐỐIVỚI CÁN BỘ ĐI LUÂN PHIÊN:

a) Cán bộ đi luân phiên được giữnguyên biên chế và được hưởng các chế độ như đang công tác tại đơn vị cử điluân phiên.

b) Cán bộ đi luân phiên hoànthành xuất sắc nhiệm vụ tại nơi luân phiên (có quyết định khen thưởng của cơ sở,nơi cán bộ đến luân phiên) thì được đơn vị ưu tiên xét nâng bậc lương trước thờihạn, nâng ngạch khi đủ điều kiện và được hưởng các chế độ khen thưởng khác dođơn vị quy định.

6. CÁC BƯỚCTIẾN HÀNH

a) Triển khai chủ trương củaĐề án:

Bộ Y tế quán triệt chủ trương cửcán bộ chuyên môn từ bệnh viện tuyến trên đi luân phiên, hỗ trợ các bệnh việntuyến dưới trong tháng 6/2008.

Xem thêm: Thuốc Điều Trị Rối Loạn Lipid Máu Atorvastatin: Cách Dùng, Ưu Nhược Điểm, Tác Dụng Phụ

b) Các bệnh viện tuyến trungương và các bệnh viện hạng I:

– Cấp ủy Đảng, lãnh đạo các bệnhviện tuyến trung ương và các bệnh viện hạng I phối hợp cùng lãnh đạo các Sở Y tế,lãnh đạo các bệnh viện tuyến tỉnh xây dựng nội dung kế hoạch cử và tiếp nhậncán bộ đi luân phiên trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.

– Năm 2008 – 2009, Bộ Y tế chỉ địnhcác bệnh viện có trách nhiệm cử cán bộ đi luân phiên (có Phụ lục số 1 kèmtheo).

– Các bệnh viện tuyến trungương, các bệnh viện hạng I khảo sát, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu củacác bệnh viện tuyến tỉnh và các kỹ thuật cần chuyển giao.

– Các bệnh viện tuyến tỉnh đề xuấtyêu cầu sát với thực tế để các bệnh viện tuyến trung ương, các bệnh viện hạng Iđáp ứng hiệu quả các yêu cầu đề ra (về cơ cấu, số lượng, chất lượng cán bộ đếnluân phiên, kỹ thuật công nghệ cần được chuyển giao) trên cơ sở có tham khảo kếtquả công tác chỉ đạo tuyến trước đây.

– Các bệnh viện tuyến trung ươngvà các bệnh viện tuyến tỉnh thống nhất kế hoạch về số lượng cán bộ, chuyênkhoa, thời gian và các nội dung liên quan sau đó báo cáo Bộ Y tế.

– Cấp ủy Đảng bệnh viện làm tốtcông tác vận động, tuyên truyền chủ trương của Bộ Y tế; cán bộ y tế tình nguyệnvề các bệnh viện tuyến tỉnh công tác, gắn với trách nhiệm của đảng viên, đoànviên công đoàn, đoàn viên đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tổ chức Đảng ra Nghị quyếtlãnh đạo, các tổ chức đoàn thể ra Nghị quyết vận động đoàn viên, hội viên thamgia. Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động phong trào xung kích. Các bệnh việnxây dựng thành quy chế thực hiện.

– Bệnh viện cử cán bộ đi luânphiên có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để cán bộ đi luân phiên yên tâm làm việccó hiệu quả. Bệnh viện tiếp nhận cán bộ tới luân phiên có trách nhiệm tạo mọiđiều kiện thuận lợi về tinh thần và cơ sở vật chất (ăn ở, đi lại …) để cán bộ tớiluân phiên hoàn thành nhiệm vụ.

– Bộ Y tế bổ sung đủ biên chế vàkinh phí để các bệnh viện tuyến trung ương đáp ứng công việc chuyên môn và đàotạo, thay thế cán bộ được đi hỗ trợ bệnh viện tuyến tỉnh.

c) Các bệnh viện tuyến tỉnhvà tuyến huyện:

– Trên cơ sở thực tế của địaphương, Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạocác bệnh viện xây dựng kế hoạch giúp tuyến dưới theo như tinh thần và nội dungtuyến trung ương giúp tuyến tỉnh tại Điểm b Khoản 6 nêu trên.

– Riêng tuyến huyện, việc giúpcác xã chưa có bác sĩ thì hình thức là cử bác sĩ về xã khám chữa bệnh theo buổitrong tuần.

d) Cán bộ y tế đi luân phiên:

– Thông suốt về tư tưởng, tựnguyện tự giác.

– Có kế hoạch hành động cụ thểnhư thực hành kỹ thuật, hướng dẫn thực hành, đào tạo cán bộ tại chỗ chủ yếutheo phương thức chuyển giao công nghệ báo cáo lãnh đạo bệnh viện.

– Chấp hành sự phân công củalãnh đạo các bệnh viện đến hỗ trợ, thực hiện đầy đủ các quy định và quy chếchuyên môn đã được Bộ Y tế ban hành.

7. TỔ CHỨCTHỰC HIỆN:

a) Thành lập Ban Chỉ đạo cấpBộ:

Lãnh đạo Ban:

– Trưởng Ban: TS. Nguyễn QuốcTriệu, Bộ trưởng

– Phó trưởng Ban thường trực:TS. Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng.

– Phó trưởng Ban: BSCKII. TrịnhĐình Cần, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

– Phó trưởng Ban: TS. Lý NgọcKính, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh

– Phó trưởng Ban: TS. Dương HuyLiệu, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính.

Các ủy viên:

– Các Cục, Vụ, Văn phòng Bộ,Công đoàn Y tế Việt Nam: mỗi đơn vị cử 01 đồng chí lãnh đạo.

– Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai, Bệnhviện đa khoa Trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Giám đốcSở Y tế thành phố Hồ Chí Minh.

b) Các tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương và các huyện:

Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnhthành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện, mời đồng chí Phó Chủ tịch phụ tráchVăn xã làm Trưởng Ban.

c) Kinh phí hoạt động:

– Bộ Y tế bảo đảm kinh phí chocác bệnh viện tuyến trung ương cử cán bộ về giúp các bệnh viện tuyến tỉnh.

– UBND tỉnh bảo đảm kinh phí hoạtđộng cho các cơ sở y tế để thực hiện Đề án này từ ngân sách địa phương theophân cấp của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành.

d) Triển khai thực hiện:

– Các bệnh viện tuyến trungương, bệnh viện hạng I, tuyến tỉnh và tuyến huyện chủ động nghiên cứu, đề xuấtchương trình hành động, thời gian tiến hành, báo cáo Ban Chỉ đạo các cấp.

Xem thêm: Sở Y Tế Tỉnh Cao Bằng – Cđ Ngành Y Tế Cao Bằng

– Một số vấn đề liên quan tớicông tác luân chuyển cán bộ, công tác chỉ đạo tuyến, các bệnh viện vẫn thực hiệnnhư đã được xác định trong nhiệm vụ và được cấp thẩm quyền giao hàng năm. Tùy điềukiện cụ thể của từng bệnh viện, có thể nghiên cứu phối kết hợp giữa các nộidung trên.

BỘ TRƯỞNG Nguyễn Quốc Triệu

PHỤ LỤC I

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *