Giới thiệuĐơn vị hành chínhKhối ngoạiKhối phòng khámKhối nộiKhối cận lâm sàngTin tức – Sự kiệnBản tin bệnh việnCải cách hành chínhKiến thức Y khoaBảng kiểm Quy trình kỹ thuậtTài liệu Truyền thông dinh dưỡngPhác đồQuy trình kỹ thuậtBảng công khai tài chính, Giá Dịch Vụ

*

*

I. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH

1. Lâm sàng

– Sốt cao > 39-40 độ C, đột ngột, liên tục kéo dài từ 2-7 ngày

– Kèm theo nhức đầu, đau cơ, đau khớp, nhức 2 hố mắt, chán ăn, buồn nôn

– Xuất huyết: Thường xảy ra vào ngày thứ 3 trở đi

+ XH dưới da: Dạng chấm, nốt, mảng XH bầm tím

+ XH niêm mạc: Chảy máu mũi, chân răng, kinh nguyệt kéo dài, XH nội tạng…

Đang xem: Phác đồ điều trị sốt xuất huyết của bộ y tế

2. Cận lâm sàng

– Tiểu cầu giảm 20% so với bình thường

– BC bình thường hoặc giảm.

– Protein, Prothrombin, Fibrinogen, Na+ máu thường giảm, đặc biệt là ở bệnh nhân có sốc

– AST, ALT tăng

3. Huyết thanh học:

– Tìm kháng nguyên NS1 hoặc PCR Dengue: Từ ngày thứ 1-4

– P/ư MAC- ELISA: Tìm kháng thể IgM kháng Dengue từ ngày thứ 5 trở đi

II. CHẨN ĐOÁN THỂ LÂM SÀNG: Bệnh SXH Dengue được chia làm 3 thể

1. SXH Dengue

– Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày kèm theo

– Dấu hiệu dây thắt(+), hoặc XH dưới da, XH niêm mạc

– Nhức đầu, đau cơ, đau khớp, nhức 2 hố mắt, chán ăn, buồn nôn

2. SXH Dengue có dấu hiệu cảnh báo: Như SXH Dengue kèm theo

– Vật vã, lừ đừ, li bì

– Đau bụng vùng gan, gan to > 2cm dưới bờ sườn

– Tiểu ít, Htc tăng cao hoặc tăng nhanh

– Số lượng tiểu cầu giảm nhanh

3. SXH Dengue nặng

– Sốc giảm thể tích hoặc thoát dịch khoang màng phổi, ổ bụng gây khó thở

– Xuất huyết nặng: Rong kinh nặng, XH nội tạng

– Có suy tạng: Suy gan cấp, suy thận cấp, suy tim

III.

Xem thêm: Trung Tâm Y Tế Quận Sơn Trà Đà Nẵng, Liên Quan Ca Covid

Xem thêm: Cây Sầu Đâu Và Những Lợi Ích Không Ngờ Của Lá Sầu Đâu Đối Với Sức Khỏe

ĐIỀU TRỊ

1. Bệnh SXH Dengue

– Nếu sốt cao >39 độ C: Paracetamol 15mg/kg/lần x 4lần/ngày

*Không dùng hạ sốt bằng Aspirin hoặc Ibuprofen

– Bù dịch sớm bằng đường uống: Oresol

-Với những người già, phụ nữ có thai, trẻ em hoặc người có bệnh mạn tính nên cho nhập viện để theo dõi.

2. SXH Dengue có dấu hiệu cảnh báo

– Chỉ định truyền dịch khi BN không uống được, nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước, Htc tăng cao mặc dù HA vẫn bình thường

– Dd Ringerlactat hoặc NaCl 0,9% tốc độ 6-7ml/kg/h x 1-2h, sau đó nếu:

+ Cải thiện (Htc giảm, nước tiểu nhiều): 5ml/kg/h x 4-5h, sau đó 3ml/kg/h x 4-5h nếu tiếp tục cải thiện. Ngừng truyền dịch khi BN hết nôn, uống được, bài niệu tốt, M – HA ổn định

+ Không cải thiện: Xử trí như SXH Dengue có sốc

3. SXH Dengue nặng

3.1. SXH Dengue có sốc

– Truyền ngay Ringerlactat hoặc NaCl 0,9% 15-20ml/kg /1h. Nếu:

+ Cải thiện: Giảm tốc độ truyền 10ml/kg/1-2h, rồi truyền dịch như SXH Dengue có dấu hiệu cảnh báo

+ Không cải thiện: Truyền ngay dung dịch cao phân tử 15-20ml/kg /1h. Nếu

* Cải thiện: Giảm tốc độ xuống 10ml/kg/1-2h; 7,5ml/kg/h rồi 5ml/kg/h/2-3h nếu BN tiếp tục ổn định thì điều trị như SXH Dengue có dấu hiệu cảnh báo

* Nếu sốc vẫn chưa cải thiện: Cần đo CVP để quyết định hướng xử trí, nếu Htc giảm nhanh dù còn >35% cần thăm khám phát hiện XH nội tạng và xem xét truyền máu với tốc độ 1ml/kg/h

– Trường hợp sốc nặng (M=0.HA=0) Cần xử trí khẩn trương:

+ Để BN nằm đầu thấp, thở Oxy

+ Truyền tĩnh mạch dd Ringerlactat hoặc NaCl 0,9% 20ml/kg/15phút. Nếu

* Mạch rõ, HA hết kẹt: Truyền dd cao phân tử 10ml/kg/1h, sau đó truyền dịch như trong sốc còn bù

* Mạch còn nhanh, HA còn kẹt: Truyền dd cao phân tử 15-20ml/kg/h, khi giảm tới 5ml/kg/h nếu BN tiếp tục cải thiện thì truyền dịch như SXH Dengue có dấu hiệu cảnh báo

* Nếu M, HA vẫn không đo được: truyền TM dd CPT 20ml/kg/15 phút, đo CVP để có hướng xử trí tiếp. Nếu đo được M-HA thì truyền CPT 15-20ml/kg/h

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *