BHYT hộ gia đình

Để tham gia BHYT phải cần toàn bộ số người có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình tại thời điểm đăng ký tham gia BHYT phải cùng tham gia, bao gồm cả những người nhập khẩu nhờ theo Luật hộ tịch, hộ khu nhưng không tính những người sau đây vào tổng số thành viên trong hộ:

-Người mặc dù có tên trong hộ khẩu nhưng đã có giấy tạm vắng do UBND xã phường cung cấp.

Đang xem: đăng ký bảo hiểm y tế tự nguyện

-Người đã chết (phải đã giảm khẩu).

-Người đã tách khẩu.

Những người được tính là đã tham gia BHYT: Người đã được cấp thẻ BHYT thuộc các đối tượng khác nhau. Số người còn lại chưa có thẻ BHYT là đối tượng phải tham gia theo hộ gia đình.

Ví dụ:Hộ gia đình nhà ông Dương Văn Sáng có 7 người; Mẹ ông Sáng – Ông – Bà – con lớn – con nhỏ – 1 người ở trọ nhập khẩu nhờ.

Trong đó:

– Mẹ ông Sáng 82 tuổ, đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

– Ông Sáng là Viên chức nhà nước, đã được cấp thẻ BHYT tại cơ quan đơn vị ông công tác.

– Bà Sáng 45 tuổi không đi làm ở đâu bà hiện nay làm nội trợ tại gia đình.

– Con lớn của ông bà nghề nghiệp tự do đã đi lấy vợ và ở rể tại nhà vợ nhưng chưa cắt khẩu cũng chưa đăng ký tạm vắng.

– Con nhỏ nhà ông bà đang học đại học đã được cấp thẻ BHYT đối tượng sinh viên.

Xem thêm:

– Người nhập khẩu nhờ thứ 1 đang làm kế toán tại công ty A nhưng chưa tham gia BHYT.

– Người nhập khẩu nhờ thứ 2 đang là học sinh (đã có thẻ BHYT đối tượng Học sinh).

Xác định đối tượng như sau:

Tổng nhân khẩu gia đình ông Sáng là: 7 người

1. Số người đã có thẻ BHYT gồm:

– Mẹ ông Sáng

– Ông Sáng ( Đã có thẻ BHYT đối tượng Viên Chức)

– Con nhỏ nhà ông Sáng (Đã có thẻ BHYT HS – SV)

– Người nhập khẩu nhờ thứ 2 (Đã được cấp thẻ BHYT- HS)

2. Số người chưa có thẻ BHYT:

– Con lớn nhà ông bà Sáng

– Bà Sáng

– Người nhập khẩu nhờ thứ 1

Như vậy, hộ nhà ông Sáng phải mua BHYT cho 3 người (photo thẻ BHYT của các trường hợp đã có thẻ BHYT và đính kèm với mẫu D03-TS để BHXH có căn cứ miễn giảm theo quy định).

Số tiền phải nộp như sau:

– Bà Sáng:

Mức đóng = Mức lương cơ sở x 4,5% x 12 tháng x 100%

= 1.210.000 x 4,5% x 12 tháng x 100% = 653.400 đồng

– Con lớn nhà ông Sáng:

Mức đóng = Mức lương cơ sở x 4,5% x 12 tháng x 70%

= 1.210.000 x 4,5% x 12 tháng x 70% = 457.380 đồng

– Người nhập khẩu nhờ thứ 1:

Mức đóng = Mức lương cơ sở x 4,5% x 12 tháng x 60%

= 1.210.000 x 4,5% x 12 tháng x 60% = 392.040 đồng

Nếu có người thứ 4 mua BHYT được miễn giảm 50% so với người đầu tiên, từ người thứ 5 trở đi tính bằng 40% so với người đầu tiên.

Hồ sơ tham gia BHYT hộ gia đình gồm :

– Tờ khai mẫu TK01-TS (mỗi người một bản);

– Thẻ BHYT của các thành viên khác trong hộ khẩu đã có thẻ BHYT các đối tượng khác (nếu có);

– Sổ hộ khẩu photo 1 quyển;

– Mẫu DK1 (nếu chưa đăng ký danh sách hộ gia đình cho UBND)

– Tiền hoặc phiếu nộp tiền vào tài khoản của BHXH.

Nộp hồ sơ cấp thẻ tại bộ phận một cửa BHXH địa phương, nhận giấy hẹn trả kết quả do bộ phận một cửa cung cấp, căn cứ thời hạn nhận thẻ BHYT trên giấy hẹn đến nhận thẻ mới.

Trường hợp người tham gia sau đủ điều kiện khám chữa bệnh, có nhu cầu sử dụng thẻ nhưng chưa nhận được thẻ từ cơ quan BHXH có thể sử dụng giấy tờ xác nhận đã nộp tiền do Đại lý cung cấp để thực hiện KCB BHYT theo quy định của pháp luật.

Để tạo điều kiên thuận lợi và tạo bước chuyển tiếp, BHXH Việt Nam đã Công Văn 777/BHXH-BT, Hướng Dẫn Thu Bảo Hiểm Y Tế để tháo gỡ một số vướng mắc trong quá trình triển khai.

Xem thêm: Bộ Phận 1 Cửa Sở Y Tế Hà Nội, Sở Y Tế Hà Nội Công Bố Số Hotline

Hiện nay, để tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng cho các đơn vị Đại lý thu, BHXH Việt Nam đã áp dụng giao dịch điện tử cho thủ tục đăng ký, tái tục BHYT hộ gia đình. Thủ tục được hỗ trợ đầy đủ qua nhà cung cấp EFY Việt Nam. Tải về sử dụng phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội tại đây.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *