GIỚI THIỆU TIN TỨC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO – ĐIỀU HÀNH NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

*

*

*

*

*
*
*

Ngày 27/6, Bộ Y tế ban hành Thông tư 3639/BYT-KCB hướng dẫn giải quyết một số vướng mắc KCB BHYT liên quan đến thực hiện quy định của Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

*

Ảnh minh họa. Nguồn Internet.

Đang xem: Nghị định 109 của bộ y tế

Về việc cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đúng các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 22 Nghị định 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ:

Trước vướng mắc, Sở Y tế một số tỉnh, thành phố cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đúng theo hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP (trước đây là Nghị định số 87/2011/NĐ-CP) hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động như: Trung tâm nội tiết có giường bệnh, Trung tâm y tế quân – dân y có giường bệnh …

Về việc đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với các giảng viên tại các bệnh viện thuộc các trường đại học y:

Hiện nay, một số trường đại học y có mời các bác sĩ đang công tác tại các bệnh viện công lập về giảng dạy cho sinh viên của trường, trong đó có việc giảng dạy thực hành tại các bệnh viện của trường. Các bác sĩ này đã được sự đồng ý của giám đốc bệnh viện nơi công tác về việc tham gia giảng dạy tại trường đại học y (có văn bản mời của trường, văn bản đồng ý của bệnh viện nơi bác sĩ công tác, không có hợp đồng hỗ trợ chuyên môn hay chuyển giao kỹ thuật). Hiện tại các bác sĩ này tham gia thực hiện các dịch vụ kỹ thuật (phẫu thuật…) tại bệnh viện của trường nhưng không đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở này là chưa đúng quy định của Điều 12 Nghị định 109/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 109/2016/NĐ-CP “Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động, nếu có thay đổi về nhân sự thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó phải thông báo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận văn bản đăng ký hành nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 14”; Khoản 8, Điều 12 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động đối với cơ sở KCB: “Người hành nghề đã đăng ký hành nghề ở một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ luân phiên người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc thực hiện kỹ thuật chuyên môn hợp đồng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không phải đăng ký hành nghề tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này”.

Xem thêm: Tủ Thuốc Y Tế Gồm Những Gì, Tủ Thuốc Trường Học Gồm Những Gì

Ký và kết luận kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh:

Về nội dung, thẩm quyền người ký và kết luận vướng mắc trong đọc kết quả X-quang, chẩn đoán hình ảnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Theo Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Đối với khoa xét nghiệm: Tại Điểm đ, Khoản 5, Điều 23 đã quy định: “Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm kết luận chẩn đoán”.; Đối với khoa chẩn đoán hình ảnh: Tại Điểm e, Khoản 5, Điều 23 đã quy định: “Cử nhân X-Quang có trình độ đại học được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán nhưng không được kết luận chẩn đoán. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sỹ X-Quang thì bác sỹ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh kết luận chẩn đoán”.

Xem thêm: Thông Tư 19 Bộ Y Tế Nghiên Cứu Sửa Đổi Thông Tư 19/2019/Tt, Thông Tư Số 19/2016/Tt

Bộ Y tế hướng đề nghị triển khai thực hiện quy định tại Nghị định số  109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể: Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm kết luận chẩn đoán (theo quy định tại Điểm đ, Khoản 5, Điều 23 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP); Trường hợp bệnh viện không có bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sỹ X-Quang thì bác sỹ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh kết luận chẩn đoán (theo quy định tại Điểm e, Khoản 5, Điều 23 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *