Ngành Y tế Việt Nam hiện nay đang đứng trước rất nhiều sự thách thức trong sự phát triển kinh tế nước nhà để đáp ứng nhu cầu hiện nay. Tuy nhiên thì cũng có nhiều cơ hội được mở ra với những người làm việc ngành này. Vậy thực trạng ngành Y Tế ở Việt Nam như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn.

Đang xem: Thực trạng y đức của ngành y tế nước ta hiện nay

Khi mà đời sống kinh tế của con người đang ngày càng nâng cao thì cũng kéo theo về nhu cầu làm đẹp cũng như chăm sóc sức khỏe của con người. Ngày càng có nhiều trung tâm y tế cung ứng dịch vụ chất lượng, có quy mô để đáp ứng nhu cầu của người dân. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn ngay dưới đây nhé.

Vì sao nhu cầu y tế tăng cao?

Nhu cầu Y Tế hiện nay không ngừng tăng lên, trước tiên là do điều kiện đời sống, hội nhập kinh tế cũng như sự phát triển kinh tế – xã hội hiện nay. Điều đó cho phép mỗi cá nhân, mỗi gia đình có sự lựa chọn chăm sóc sức khỏe, dịch vụ y tế chất lượng.

*

Ngành Y tế Việt Nam đứng trước thách thức và cơ hội khá lớn

Hiện nay với sự phát triển dịch vụ y tế thì bạn sẽ được thăm khám và chữa bệnh ngay tại nhà. Bạn cũng có thể chăm sóc cho từng thành viên trong gia đình với dịch vụ chất lượng.

Không chỉ vậy, môi trường cũng là yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành Y tế Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh, đất nước ta đang hướng đến Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì đó chính là điều gây ra nhiều rủi ro về môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô khói bụi gia tăng, ô nhiễm nguồn nước…ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Điều đó khiến cho bạn bị sa sút về thể trạng và tinh thần. Do vậy mà nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng lớn và rất chính đáng.

Hiện nay các bệnh viện tuyến đầu luôn trong tình trạng bị quá tải khi mà nhận thức và mối quan tâm của con người về sức khỏe càng tăng cao. Điều đó nhằm hướng đến mục tiêu phát triển, ổn định cuộc sống. Người bệnh sẽ phát hiện sớm một bệnh nào đó để có phương án điều trị phù hợp.

Những cơ hội và thách thức lớn đối với ngành Y tế

Tầng lớp trung lưu tăng nhanh và dân số già hóa

Các chuyên gia đánh giá lĩnh vực y tế ở Việt Nam hiện nay có tiềm năng phát triển lớn bởi những thay đổi về nhân khẩu học và kinh tế – xã hội hiện nay. Điều đó đã giúp thúc đẩy nhanh chóng về nhu cầu sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên biệt và chất lượng cao, nhất là với tầng lớp trung lưu đang ngày càng gia tăng.

Vừa qua, chúng ta đã và đang trải qua sự bùng phát của đợt dịch Covid-19 cho thấy tầm quan trọng của sức khỏe đặt lên hàng đầu với trên thế giới nói chung và người Việt Nam nói riêng. Trong khi đó chúng ta còn đối mặt với những lo ngại về ô nhiễm, an toàn thực phẩm cũng như điều kiện sống, điều kiện làm việc không an toàn nên dược phẩm chăm sóc sức khỏe hiện nay vẫn được ưu tiên hàng đầu.

Theo Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA), hiện nay Việt Nam đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số từ năm 2011. Trong khi đó thì chúng ta là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh. Theo Tổng cục Thống kê dự báo đến năm 2038, có khoảng 21 triệu người nằm trong nhóm 60 tuổi trở lên, chiếm 20% tổng dân số và con số này trong khoảng 27 triệu người, chiếm 25% tổng dân số với năm 2050.

Mở rộng hệ thống bảo hiểm y tế và bệnh viện

Với hệ thống Y tế ở Việt Nam thì bảo hiểm y tế (BHYT) và xã hội được xem như một phương thức tài chính công chính. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dân số Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 87% có BHYT, theo đó thì chính phủ vẫn đang không ngừng nỗ lực để hướng đến việc chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Xem thêm: Nam Anh Khẩu Trang Y Tế Nam Anh Đẹp, Chính Hãng Chất Lượng, Giá Rẻ Hấp

Để ngăn chặn tình trạng quá tải tại các cơ sở y tế hiện nay đồng thời đảm bảo chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đối với bệnh nhân tại thành thị và địa phương đều được tiếp cận các dịch vụ y tế, chính phủ hiện nay vẫn đang tiếp tục hỗ trợ đối với việc xây dựng hệ thống bệnh viện mới. Bởi lẽ việc xây dựng các bệnh viện công phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách của nhà nước do vậy cần phải huy động thật nhiều nguồn đầu tư khác nhau qua đó giúp nâng cấp hệ thống cơ sở y tế trên phạm vi toàn quốc. Mặt khác thì hệ thống y tế hiện nay cũng thiếu đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Bên cạnh đó thì hiện nay ngày càng có nhiều thêm các bệnh viện và phòng khám tư nhân mở ra tại các thành phố lớn nhằm giúp phục vụ cho những đối tượng phân khúc trung lưu.

Thiết bị và dụng cụ y tế

Thực trạng ngành Y Tế Việt Nam hiện nay thì khẩu trang không phải là sản phẩm duy nhất hiện nay được săn đón trong thời kỳ đại dịch mà còn nhiều mặt hàng khác liên quan đến ngành Y tế như: găng tay, máy thở, áo choàng hay các bộ dụng cụ xét nghiệm đến từ Việt Nam hiện nay đã được chấp nhận trên toàn thế giới.

Theo dự báo của Bộ Y tế, ngành Y tế ở Việt Nam hiện nay có mức tăng trưởng khá cao với tốc độ từ 18 – 20% trong giai đoạn từ năm 2016 – năm 2020. Mặc dù vậy thì các thiết bị y tế hiện nay đều chủ yếu được nhập khẩu. Có rất ít thiết bị được sản xuất trong nước mà đáp ứng đủ theo các tiêu chuẩn quốc tế. Trên thực tế, hiện nay có hơn 90% các thiết bị y tế tại Việt Nam đều được nhập khẩu từ các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Mỹ hay Singapore, mặc dù các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 10% thị phần.

Không chỉ vậy, tại những bệnh viện công trên cả nước đang bị thiếu về các trang thiết bị y tế cho khoa phẫu thuật và khoa hồi sức tích cực. Bên cạnh đó thì những thiết bị đã khá lạc hậu và cần phải được thay thế. Bởi việc sản xuất trong nước hiện nay không đáp ứng đủ nhu cầu, Chính phủ Việt Nam đã không ngừng khuyến khích nhập khẩu trang thiết bị y tế bằng hạ thấp thuế nhập khẩu và cách không hạn chế hạn ngạch.

Dược phẩm

Hiện nay, mặc dù các loại dược phẩm trong nước được Chính Phủ tăng lên mức tăng 80% sản xuất nhưng lượng thuốc nhập khẩu mỗi năm ở nước ta cùng tăng cao đến 55%. Điều đó cho thấy nhu cầu sử dụng dược phẩm của nước ta đang rất lớn, và chủ yếu chúng ta vẫn còn phụ thuộc vào thuốc nhập khẩu. Bởi lẽ chúng ta đang bị thiếu năng lực nghiên cứu và phát triển, không đáp ứng được tiêu chuẩn thuốc theo quốc tế.

Không chỉ vậy có đến 70% lượng thuốc tại Việt Nam đều được bán thông qua bệnh viện, trong khi đó có khoảng 30% lượng thuốc còn lại đến từ các hiệu thuốc tư nhân. Điều đó cho thấy việc quan tâm sức khỏe của người dân càng tăng cao. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay, các công ty dược phẩm đã và đang ghi nhận kết quả được những khả quan đối với quý đầu tiên trong năm 2020. Theo đó thì Công ty Cổ phần dược Hậu Giang (DHG) được xem là một trong những nhà sản xuất dược phẩm lớn nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay đã công bố về doanh thu quý I/2020 đạt khoảng 858 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.

Thách thức ngành Y tế trong thời đại công nghệ số

Sự phát triển của y học Việt Nam trong thời đại công nghệ số cũng đứng trước nhiều thách thức lớn. Tại các bệnh viện công trong thời dịch Covid 19 vùng phát cũng giúp chúng ta nhận ra được nhiều điểm. Là cơ hội để nhiều doanh nghiệp thành công trong khai phá lĩnh vực này.

Xem thêm: Thủ Tục Xin Cấp Lại Thẻ Bảo Hiểm Y Tế, Cấp Lại Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Bị Mất

*

Thời đại công nghệ số tác động nhiều đến ngành Y tế

Trong khi đó hiện nay có hơn 1.000 điểm cầu khám, chữa bệnh đã được kết nối với gần 30 bệnh viện của tuyến Trung ương, những bệnh viện tuyến cuối của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Trong khi đó thì cũng có khá nhiều ca bệnh phức tạp đều được đội ngũ y tế, các bác sỹ hội chẩn và cứu sống kịp thời mà không phải chuyển tuyến trên. Còn với những điểm cầu tại vùng sâu, vùng xa như Cô Tô, Trường Sa, Mường Nhé cũng đều được kết nối với bệnh viện trung ương như Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Huế…

Với những thông tin tổng hợp trên đây giúp bạn nắm được thực trạng ngành Y tế Việt Nam hiện nay hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức. Nhà trường sẽ tiếp tục cập nhật kiến thức liên quan ngành Y tế để bạn theo dõi, đừng bỏ qua nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *