CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————–

Số: 176/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUYĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12năm 2001;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật dược ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hộichứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thểngười và hiến, lấy xác ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm2008;

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng11 năm 2009;

Căn cứ Luật phòng, chống tác hại của thuốc lángày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Pháp lệnh dân số ngày 09 tháng 01 năm2003, Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số ngày 27 tháng 12 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Đang xem: Nghị định 176 xử phạt y tế

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hànhchính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vivi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiềncụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực ytế.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy địnhtại Nghị định này là những hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạmcác quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế mà không phảilà tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính,bao gồm:

a) Vi phạm các quy định về y tế dự phòng và phòng,chống HIV/AIDS;

b) Vi phạm các quy định về khám bệnh, chữa bệnh;

c) Vi phạm các quy định về dược, mỹ phẩm và trangthiết bị y tế;

d) Vi phạm các quy định về bảo hiểm y tế;

đ) Vi phạm các quy định về dân số.

3. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vựcy tế không quy định tại Nghị định này mà được quy định tại các nghị định khác vềxử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng quy định tại nghị định đó để xử phạt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nướcngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạmhành chính và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Biện pháp khắc phục hậuquả

Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả được quy địnhtại các Điểm a, c, d, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xửlý vi phạm hành chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chứcvi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có thể bị áp dụng một trong các biệnpháp khắc phục hậu quả sau đây:

1. Buộc tổ chức thực hiện các biện pháp tẩy uế, khửkhuẩn chất thải, quần áo, đồ dùng, môi trường xung quanh, phương tiện vận chuyểnngười bệnh;

2. Buộc tiếp nhận người mắc bệnh truyền nhiễm thuộcnhóm A;

3. Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cáchly y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận tải, hàng hóa mang tác nhângây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

4. Buộc tiếp nhận người nhiễm HIV, tiếp nhận và thựchiện việc mai táng, hỏa táng đối với thi hài, hài cốt người nhiễm HIV;

5. Buộc xin lỗi trực tiếp hoặc công khai trênphương tiện thông tin đại chúng;

6. Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoảnthu của quỹ bảo hiểm y tế hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

7. Buộc hoàn trả số tiền lãi của số tiền bảo hiểm ytế chưa đóng, chậm đóng vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế;

8. Buộc hoàn trả số tiền lãi cho khoản tiền chênh lệchdo kê khai sai hoặc khoản tiền nộp chậm;

9. Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theophạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng đã phải tự chi trả.Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước;

10. Buộc xóa bỏ, gỡ bỏ nội dung về phương pháp đểcó được giới tính thai nhi theo ý muốn;

11. Buộc tháo dụng cụ tử cung, thuốc cấy tránhthai;

12. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồithẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng, thẻ bảo hiểm y tế, số tiếp nhận phiếu công bố,rút số đăng ký lưu hành thuốc.

Điều 4. Quy định về mức phạt tiềnđối với cá nhân, tổ chức

1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạmhành chính về dân số là 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đốivới tổ chức.

2. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạmhành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS là 50.000.000 đồng đối vớicá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức.

3. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạmhành chính về bảo hiểm y tế là 75.000.000 đồng đối với cá nhân và 150.000.000 đồngđối với tổ chức.

4. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạmhành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

5. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị địnhnày là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hànhchính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cánhân.

6. Thẩm quyền xử phạt tiền của các chức danh quy địnhtại Chương III Nghị định này là thẩm quyền đối với một hành vi vi phạm hànhchính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.

Chương 2.

HÀNH VI VI PHẠM HÀNHCHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

MỤC 1. HÀNH VI VI PHẠM HÀNHCHÍNH VỀ Y TẾ DỰ PHÒNG VÀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

Điều 5. Vi phạm quy định vềthông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền đốivới hành vi không tổ chức định kỳ hằng năm việc truyền thông về phòng, chống bệnhtruyền nhiễm cho người lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động dưới 50 người;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 50 người đến dưới 100 người;

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồngđến 3.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 100 người đến dưới 300người;

d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 300 người đến dưới 500người;

đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 500 người đến dưới1.000 người;

e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 15.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 1.000 người đến dưới1.500 người;

g) Phạt tiền từ 15.000.000 đồngđến 20.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 1.500 người đến dưới2.500 người;

h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồngđến 25.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 2.500 người trở lên.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp hoặc đưa tin sai vềsố liệu, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm so với số liệu, tình hình dịch bệnhtruyền nhiễm mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế đã công bố;

b) Không thực hiện hoặc thựchiện không đúng quy định của pháp luật về thời điểm, thời lượng, vị trí đăng tảithông tin về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 15.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện việc thu tiền không đúng quy địnhđối với chương trình thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnhtruyền nhiễm trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp có hợp đồngriêng với chương trình, dự án hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoàitài trợ.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồngđến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động thông tin, giáo dục,truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm để kích động, gây phương hại đếnan ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc, đạo đứcxã hội.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính thông tinsai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn liên tục trong 03ngày đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

b) Buộc hoàn trả số tiền đãthu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điềunày.

Điều 6. Vi phạm quy định vềgiám sát bệnh truyền nhiễm

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không khai báo khi phát hiện ngườimắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Che giấu hiện trạng bệnhtruyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễmthuộc nhóm A;

b) Không thực hiện việc xétnghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền.

Điều 7. Vi phạm quy định về antoàn sinh học tại phòng xét nghiệm

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm điều kiện antoàn sinh học sau khi được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh họccấp 1;

b) Thực hiện việc xét nghiệmvượt quá phạm vi chuyên môn quy định trong giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn antoàn sinh học;

c) Không xây dựng và tổ chứcthực hiện quy chế tự kiểm tra an toàn sinh học;

d) Không tuân thủ quy định vềquy trình, kỹ thuật xét nghiệm, thu thập, vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, sử dụng,nghiên cứu, trao đổi hoặc tiêu hủy mẫu bệnh phẩm liên quan đến tác nhân gây bệnhtruyền nhiễm thuộc nhóm C;

đ) Không có văn bằng, chứngchỉ đào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm hoặc không có giấy xác nhận đã quatập huấn về an toàn sinh học đối với người phụ trách và nhân viên của phòng xétnghiệm an toàn sinh học cấp 1.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm điều kiện antoàn sinh học sau khi được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh họccấp 2;

b) Không xây dựng kế hoạchphòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đạttiêu chuẩn an toàn sinh học;

c) Không đào tạo, tập huấn chonhân viên của cơ sở xét nghiệm về các biện pháp khắc phục sự cố an toàn sinh học;

d) Không trang bị đầy đủ phươngtiện phòng hộ cá nhân cho người làm việc trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học;

đ) Không có văn bằng, chứngchỉ đào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm hoặc không có giấy xác nhận đã quatập huấn về an toàn sinh học từ cấp 2 trở lên đối với người phụ trách và nhânviên của phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện việc xét nghiệmphát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C khi chưa đượccơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn antoàn sinh học;

b) Không tuân thủ quy định vềquy trình, kỹ thuật xét nghiệm, thu thập, vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, sử dụng,nghiên cứu, trao đổi và tiêu hủy mẫu bệnh phẩm liên quan đến tác nhân gây bệnhtruyền nhiễm thuộc nhóm B;

c) Không có văn bằng, chứng chỉđào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm hoặc không có giấy xác nhận đã qua tậphuấn về an toàn sinh học từ cấp 3, cấp 4 trở lên đối với người phụ trách và nhânviên của phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3, cấp 4.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồngđến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm điều kiện antoàn sinh học sau khi được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh họccấp 3 hoặc cấp 4;

b) Thực hiện việc xét nghiệmphát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi chưa được cơ quan nhànước có thẩm quyền về y tế cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học;

c) Không tuân thủ quy định vềquy trình, kỹ thuật xét nghiệm, thu thập, vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, sử dụng,nghiên cứu, trao đổi và tiêu hủy mẫu bệnh phẩm liên quan đến tác nhân gây bệnhtruyền nhiễm thuộc nhóm A.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồngđến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tổ chức diễn tập khắcphục sự cố an toàn sinh học định kỳ hằng năm đối với phòng xét nghiệm an toànsinh học cấp 3, cấp 4;

b) Không báo cáo Sở Y tế sự cốan toàn sinh học ở mức độ nghiêm trọng và các biện pháp đã áp dụng để xử lý, khắcphục sự cố;

c) Thực hiện xét nghiệm khichưa có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học phù hợp hoặc giấy chứngnhận đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học đã hết hiệu lực.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động xét nghiệmtrong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản1, Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 3, Điểm a và Điểm b Khoản 4 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉhành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tạiĐiểm đ Khoản 1, Điểm đ Khoản 2, Điểm b và Điểm c Khoản 3, Điểm b và Điểm c Khoản4 Điều này.

Điều 8. Vi phạm quy định về sửdụng vắc xin, sinh phẩm y tế

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc cản trở việcsử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộcchương trình tiêm chủng mở rộng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc sử dụng vắc xin, sinh phẩmbắt buộc trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặcđến vùng có dịch theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện đúng quy địnhvề tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và cấp phát vắc xin, sinh phẩm y tế;

b) Không thực hiện chế độ báocáo và lưu trữ hồ sơ sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng vắc xin, sinh phẩmy tế tại cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

b) Không thực hiện đúng quytrình tiêm chủng an toàn theo quy định của pháp luật;

c) Bán vắc xin, sinh phẩm y tếthuộc chương trình tiêm chủng mở rộng.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồngđến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng vắc xin không có số đăng ký, vắcxin đã hết hạn sử dụng.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạntừ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 4 và Khoản 5Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợppháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy vắc xin đã hếthạn sử dụng đối với hành vi quy định tại Khoản 5 Điều này;

c) Buộc thu hồi vắc xin khôngcó số đăng ký đối với hành vi quy định tại Khoản 5 Điều này.

Điều 9. Vi phạm quy định vềphòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không khai báo hoặc khaibáo không trung thực, kịp thời diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầythuốc, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ;

b) Không tuân thủ chỉ định, hướngdẫn phòng, chống lây nhiễm bệnh truyền nhiễm của thầy thuốc, nhân viên y tế vànội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

c) Không đăng ký theo dõi sứckhỏe với trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là trạm y tế xã) nơicư trú của người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sau khi ra khỏi cơ sở khámbệnh, chữa bệnh.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồngđến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm trang phụcphòng hộ, điều kiện vệ sinh cá nhân cho thầy thuốc, nhân viên y tế, người bệnhvà người nhà người bệnh;

b) Không thông báo thông tinliên quan đến người mắc bệnh truyền nhiễm đang được khám, điều trị tại cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh của mình cho cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn;

c) Không tư vấn về các biệnpháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người bệnh và người nhà người bệnh;

d) Không theo dõi sức khỏe củathầy thuốc, nhân viên y tế trực tiếp tham gia chăm sóc, điều trị người mắc bệnhtruyền nhiễm thuộc nhóm A.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp tẩy uế, khửkhuẩn chất thải, quần áo, đồ dùng, môi trường xung quanh, phương tiện vận chuyểnngười mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và C.

4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp tẩy uế, khửkhuẩn chất thải, quần áo, đồ dùng, môi trường xung quanh, phương tiện vận chuyểnngười mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồngđến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Từ chối tiếp nhận người mắcbệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

b) Không thực hiện các biệnpháp phòng, chống lây nhiễm bệnh đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhómA.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiếp nhận người mắc bệnh truyền nhiễm thuộcnhóm A đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này.

Điều 10. Vi phạm quy định vềcách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tổ chức thực hiện việccách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việccách ly y tế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điểm aKhoản 2 Điều này;

b) Từ chối hoặc trốn tránh việcáp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;

c) Không lập danh sách vàtheo dõi sức khỏe của những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cáchly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện việc cách ly y tế,cưỡng chế cách ly y tế tại địa điểm không đủ điều kiện thực hiện cách ly y tế,cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tổ chức thực hiện việccách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

b) Từ chối hoặc trốn tránh việcáp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịchy tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách lyy tế đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

Điều 11. Vi phạm quy định vềáp dụng biện pháp chống dịch

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện biện phápbảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịchtheo hướng dẫn của cơ quan y tế;

b) Không thông báo Ủy bannhân dân và cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về các trường hợp mắc bệnh dịchtheo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồngđến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Che dấu tình trạng bệnh củamình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch;

b) Không thực hiện hoặc từ chốithực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tham gia chống dịchtheo quyết định huy động của Ban Chỉ đạo chống dịch;

b) Thực hiện việc thu phíkhám và điều trị đối với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

c) Không thực hiện quyết địnhbuộc tiêu hủy động vật, thực vật và vật khác là trung gian truyền bệnh, trừ trườnghợp quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều này.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện quyết địnháp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng cónguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;

b) Không thực hiện quyết địnháp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh;

c) Không thực hiện quyết địnháp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinhdoanh, dịch vụ tại nơi công cộng.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện quyết địnhkiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A;

b) Đưa ra khỏi vùng có dịchthuộc nhóm A những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác cókhả năng lây truyền bệnh dịch;

c) Không thực hiện quyết địnhbuộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác là trung gian truyềnbệnh thuộc nhóm A.

6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồngđến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện yêu cầu kiểmtra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịchtrong tình trạng khẩn cấp về dịch;

b) Không thực hiện quyết địnhcấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;

c) Đưa người, phương tiệnkhông có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;

d) Không thực hiện quyết địnhbuộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lâylan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện các biệnpháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch đối với hành vi quy định tạiĐiểm b Khoản 2 Điều này;

b) Buộc hoàn trả số tiền đã thukhông đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sáchnhà nước;

c) Buộc tiêu hủy động vật, thựcphẩm, thực vật và các vật khác đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 5 vàĐiểm d Khoản 6 Điều này.

Điều 12. Vi phạm quy định vềkiểm dịch y tế biên giới

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồngđến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện khai báo vềkiểm dịch y tế biên giới theo quy định;

b) Từ chối kiểm tra y tế đốivới đối tượng phải kiểm dịch y tế.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không chấp hành hướng dẫnthực hiện kiểm tra thực tế của kiểm dịch viên y tế đối với đối tượng phải kiểmdịch y tế;

b) Không báo tín hiệu xin kiểmdịch y tế theo quy định của pháp luật đối với chủ phương tiện vận tải đường thủynhập cảnh;

c) Không thực hiện biện phápchống chuột và trung gian truyền bệnh khác trên phương tiện vận tải khi cácphương tiện đó đỗ, neo đậu vào ban đêm hoặc quá 24 giờ tại khu vực cửa khẩu,khu vực kiểm dịch y tế theo quy định của pháp luật;

d) Không liên lạc bằng vô tuyếnđiện cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu trước khi tàu bay hạcánh trong trường hợp hành khách hoặc phi hành đoàn trên chuyến bay có triệu chứnghoặc có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Giấy Khám Sức Khỏe Thông Tư 14 ? Những Điều Cần Biết Về Khám Sức Khỏe Thông Tư 14

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sửa chữa, tẩy xóa làm thayđổi nội dung giấy chứng nhận kiểm dịch y tế;

b) Vận chuyển thi hài, hài cốt,tro cốt, chế phẩm sinh học, vi trùng, mô, bộ phận cơ thể người, máu và cácthành phần của máu qua cửa khẩu mà chưa được tổ chức kiểm dịch y tế kiểm tra vàcấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế;

c) Che giấu hoặc xóa bỏ hiệntrạng phải kiểm dịch y tế.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồngđến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện việc cáchly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận tải,hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

b) Giả mạo giấy chứng nhận kiểmdịch y tế.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện việc cáchly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, xử lý y tế đối với người, phương tiện vận tải,hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối với hành vi quy địnhtại Điểm a Khoản 4 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy giấy chứngnhận kiểm dịch y tế biên giới đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3 và Điểmb Khoản 4 Điều này.

Điều 13. Vi phạm quy định khácvề y tế dự phòng

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối vớihành vi sử dụng người mắc bệnh truyền nhiễm trực tiếp làm những việc có nguy cơgây lây lan bệnh truyền nhiễm cho người khác hoặc ra cộng đồng.

Điều 14. Vi phạm quy định vệsinh về nước và không khí

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi xả rác, chất thải sinh hoạt, chấtthải của người và gia súc có khối lượng dưới 01 m3/ngày đêm vào nguồn nước dùngcho ăn uống, sinh hoạt và khu vực công cộng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồngđến 2.000.000 đồng đối với hành vi xả rác, chất thải sinh hoạt, chất thải củangười và gia súc có khối lượng từ đủ 01 m3/ngày đêm trở lên vào nguồn nước dùngcho ăn uống, sinh hoạt và khu vực công cộng.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện việc cung cấp nước ăn uống, nướcsinh hoạt có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm đối với một trong các hành vi sauđây:

a) Không thực hiện quy định vềkiểm tra, theo dõi chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt theo quy chuẩn kỹthuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt;

b) Cung cấp nước ăn uống, nướcsinh hoạt không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống,nước sinh hoạt.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện việc cung cấp nước ăn uống, nướcsinh hoạt có công suất từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên đối với một trong các hànhvi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối vớicác hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Điều 15. Vi phạm quy định vềmai táng, hỏa tang

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện hoặc thựchiện không đầy đủ quy định của pháp luật về vệ sinh trong quàn ướp, khâm liệm,vận chuyển, bảo quản thi hài, hài cốt của người chết, trừ trường hợp quy định tạiĐiểm a và Điểm b Khoản 3 Điều này;

b) Không sử dụng trang bị bảohộ cá nhân trong quá trình thực hiện việc mai táng, hỏa táng;

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm điều kiện vệsinh theo quy định của pháp luật đối với nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

b) Vi phạm quy định của phápluật về thời gian cải táng.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện hoặc thựchiện không đầy đủ quy định của pháp luật về vệ sinh trong quàn ướp, khâm liệm,vận chuyển, bảo quản thi hài, hài cốt của người chết do mắc các bệnh truyền nhiễmthuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B trong danh mục các bệnhtruyền nhiễm bắt buộc phải cách ly;

b) Không thực hiện việc xử lýthi hài của người chết do mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnhtruyền nhiễm thuộc nhóm B trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phảicách ly;

c) Không thực hiện đúng quy địnhcủa pháp luật về mai táng theo hình thức mộ tập thể.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện đúng quy địnhvề xử lý thi hài, hài cốt và môi trường xung quanh khi di chuyển thi hài, hài cốttrong trường hợp giải tỏa nghĩa trang mà chưa đủ thời gian cải táng;

b) Sử dụng đất đã được sử dụnglàm nghĩa trang trước thời hạn quy định mà không đánh giá tác động môi trườngvà không có phương án xử lý vệ sinh môi trường phù hợp với mức độ ô nhiễm, trừtrường hợp quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồngđến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng đất đã được sử dụnglàm nghĩa trang trước thời gian quy định vào các mục đích sau: Khai thác nướcngầm phục vụ mục đích sinh hoạt, ăn uống và chế biến thực phẩm; xây dựng cáccông trình công cộng như khu du lịch, khu vui chơi giải trí, nhà trẻ, trường học,nhà điều dưỡng mà không đánh giá tác động môi trường và có phương án xử lý vệsinh môi trường phù hợp với mức độ ô nhiễm;

b) Sử dụng công nghệ để hỏatáng không theo quy định của pháp luật.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối vớihành vi quy định tại Khoản 5 Điều này.

Điều 16. Vi phạm quy định khácvề môi trường y tế

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.000.000 đồng đối với hành vi thải, bỏ các chất, vật dụng có khả năng làm lâylan bệnh truyền nhiễm gây dịch.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồngđến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có khu rửa tay, nhà tiêu hợp vệ sinhtrong cơ quan, cơ sở y tế, trường học và cơ sở công cộng khác.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồngđến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, khudân cư tập trung, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm khi chưa có báo cáo đánhgiá tác động sức khỏe.

Điều 17. Vi phạm quy định vềthông tin, giáo dục, truyền thông trong phòng, chống HIV/AIDS

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền đốivới hành vi không tổ chức định kỳ hằng năm việc truyền thông về phòng, chống HIV/AIDScho người lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động dưới 50 người;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồngđến 1.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 50 người đến dưới 100người;

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồngđến 2.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 100 người đến dưới 200người;

d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 200 người đến dưới 500người;

đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 500 người đến dưới1.000 người;

e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 15.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 1.000 người đến dưới1.500 người;

g) Phạt tiền từ 15.000.000 đồngđến 20.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 1.500 người đến dưới2.000 người;

h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồngđến 25.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 2.000 người đến dưới2.500 người;

i) Phạt tiền từ 25.000.000 đồngđến 30.000.000 đồng đối với cơ sở có sử dụng lao động từ 2.500 người trở lên.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đưa tin sai về số liệuliên quan đến tình hình dịch HIV/AIDS so với số liệu đã được cơ quan nhà nướccó thẩm quyền công bố;

b) Cản trở việc thực hiệntruyền thông về phòng, chống HIV/AIDS;

c) Từ chối phối hợp với cơquan phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương trong việc thực hiện tuyên truyền vềphòng, chống HIV/AIDS;

d) Thực hiện không đúng quy địnhcủa pháp luật về thời điểm, thời lượng, vị trí đăng tải thông tin về phòng, chốngHIV/AIDS.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện quy định củapháp luật về thời điểm, thời lượng, vị trí đăng tải thông tin về phòng, chốngHIV/AIDS;

b) Thực hiện việc thu tiền đốivới chương trình truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên phương tiện thôngtin đại chúng, trừ trường hợp có hợp đồng với chương trình mục tiêu quốc gia vềphòng, chống HIV/AIDS hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước tài trợ;

c) Tiết lộ cho người khác biếtviệc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợpthực hiện việc phản hồi thông tin trong hoạt động giám sát dịch tễ học HIV/AIDSvà thông báo kết quả xét nghiệm HIV;

d) Lợi dụng hoạt động thôngtin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS để kích động, gây phương hạiđến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, dân tộc,đạo đức xã hội.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồngđến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đưa tin bịa đặt khiến ngườikhác hiểu lầm là bị nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV;

b) Công khai tên, địa chỉ,hình ảnh người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợpthực hiện việc phản hồi thông tin trong hoạt động giám sát dịch tễ học HIV/AIDSvà thông báo kết quả xét nghiệm HIV;

c) Sử dụng hình ảnh, thông điệptruyền thông có tính chất kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, thànhviên gia đình người nhiễm HIV.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính thông tinsai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng liên tục trong 03 ngày đối vớihành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

b) Buộc hoàn trả số tiền đãthu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sáchnhà nước;

c) Buộc xin lỗi trực tiếp ngườinhiễm HIV, thành viên gia đình người nhiễm HIV và cải chính thông tin công khaitrên phương tiện thông tin đại chúng nơi người nhiễm HIV sinh sống liên tụctrong 03 ngày đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 3 và Điểm c Khoản 4 Điềunày, trừ trường hợp người nhiễm HIV không đồng ý xin lỗi công khai;

d) Buộc xin lỗi trực tiếp ngườibị bịa đặt là nhiễm HIV và cải chính công khai trên phương tiện thông tin đạichúng nơi người bị bịa đặt nhiễm HIV sinh sống liên tục trong 03 ngày đối vớihành vi quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này.

Điều 18. Vi phạm quy định về tưvấn và xét nghiệm HIV

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồngđến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cản trở quyền tiếp cận vớidịch vụ tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS;

b) Không tư vấn về phòng, chốngHIV/AIDS trong quá trình chăm sóc, điều trị cho đối tượng là phụ nữ nhiễm HIVtrong thời kỳ mang thai, cho con bú, người bị phơi nhiễm với HIV;

c) Thực hiện không đúng quytrình, nội dung tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV;

d) Thực hiện việc tư vấn vềphòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở tư vấn không đủ điều kiện theo quy định củapháp luật;

đ) Vi phạm quy định về phảnhồi danh sách người nhiễm HIV trong giám sát HIV/AIDS theo quy định của pháp luật;

e) Vi phạm quy định về lưu trữkết quả xét nghiệm, lưu trữ và tiêu hủy các mẫu máu, túi máu, chế phẩm máu, bệnhphẩm nhiễm HIV;

g) Vi phạm quy định về chế độbáo cáo HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện việc tư vấntrước và sau xét nghiệm HIV;

b) Vi phạm quy định về thờigian thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính;

c) Vi phạm quy định về trìnhtự thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính theo quy định của pháp luật;

d) Vi phạm quy định về vậnchuyển, giao nhận phiếu trả lời kết quả xét nghiệm HIV dương tính;

đ) Thu tiền xét nghiệm củangười bị bắt buộc xét nghiệm thuộc trường hợp có trưng cầu giám định tư pháp hoặcquyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Tòa án nhân dân hoặccủa phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm HIV trong trường hợp chi phí xét nghiệmđã có nguồn kinh phí chi trả;

e) Từ chối thực hiện việc trợgiúp pháp lý cho người nhiễm HIV theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện việc khẳng địnhkết quả xét nghiệm HIV bằng phương pháp chưa được công nhận theo quy định củapháp luật;

b) Thông báo kết quả xét nghiệmHIV dương tính cho người đến xét nghiệm khi không được phép;

c) Thực hiện xét nghiệm HIV đốivới người dưới 16 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự khi chưa được sự đồngý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó, trừ trườnghợp cấp cứu theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bắt buộc xét nghiệm HIV đốivới các đối tượng không thuộc đối tượng giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và xétnghiệm HIV bắt buộc theo quy định của pháp luật;

b) Xét nghiệm HIV bằng các loạisinh phẩm chẩn đoán đã hết hạn sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành theo quy địnhcủa pháp luật.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạntừ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hoàn trả số tiền đãthu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sáchnhà nước;

b) Buộc tiêu hủy sinh phẩm chẩnđoán quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này.

Điều 19. Vi phạm quy định vềđiều trị, chăm sóc người nhiễm HIV

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồngđến 2.000.000 đồng đối với hành vi kê đơn thuốc kháng HIV nhưng không có giấychứng nhận đã qua tập huấn, đào tạo về điều trị HIV/AIDS.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện việc điều trị bằngthuốc kháng HIV tại các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

b) Thực hiện không đúng quy địnhcủa pháp luật về ưu tiên tiếp cận thuốc kháng HIV;

c) Không tổ chức quản lý,chăm sóc, tư vấn cho người nhiễm HIV tại cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy địnhcủa pháp luật;

d) Không hướng dẫn về điều trịdự phòng lây nhiễm HIV đối với người bị phơi nhiễm với HIV.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện việc theodõi, điều trị đối với phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai thuộc diện quảnlý;

b) Không điều trị dự phònglây nhiễm HIV đối với người bị phơi nhiễm với HIV;

c) Cản trở người nhiễm HIVtham gia việc chăm sóc cho người nhiễm HIV khác hoặc cản trở họ tiếp cận với dịchvụ chăm sóc, điều trị;

d) Không bảo đảm chế độ chămsóc y tế cho người nhiễm HIV tại cơ sở bảo trợ xã hội;

đ) Thu tiền thuốc, tiền điềutrị đối với những trường hợp tham gia điều trị khi đã có nguồn kinh phí chi trả.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Từ chối điều trị bằng thuốckháng HIV đối với người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị theo quy định của phápluật;

b) Thực hiện việc điều trịHIV/AIDS bằng các phương pháp chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng đối vớihành vi quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả đượccho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước.

Điều 20. Vi phạm quy định vềcan thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với nhân viên tiếp cận cộng đồng vi phạm mộttrong các hành vi sau đây:

a) Không mang theo thẻ nhânviên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hạitrong dự phòng lây nhiễm HIV;

b) Sử dụng thẻ nhân viên tiếpcận cộng đồng đã hết hạn sử dụng khi thực hiện các hoạt động can thiệp giảm táchại trong dự phòng lây nhiễm HIV, trừ trường hợp đã được cơ quan cấp thẻ chophép sử dụng thẻ hết hạn trong thời gian chờ cấp thẻ mới;

c) Sửa chữa, tẩy xóa hoặc chongười khác mượn thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thông báo việc triểnkhai tổ chức các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIVcho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan công an cùng cấp nơi triển khai hoạt động;

b) Không giới thiệu và chuyểnbản sao hồ sơ điều trị của người đang được điều trị bằng thuốc kháng HIV đến cơsở điều trị mới phù hợp với yêu cầu làm việc, sinh hoạt của người đó;

c) Không tiếp nhận hồ sơ hợplệ theo quy định của pháp luật của người đang điều trị bằng thuốc kháng HIV docơ sở khác chuyển đến;

d) Chấm dứt điều trị đối vớingười nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, trừ trường hợp đượcpháp luật quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng thẻ nhân viên tiếpcận cộng đồng không đúng mục đích, phạm vi hoạt động hoặc quy định của chươngtrình, dự án về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;

b) Không phối hợp với cơ quanphòng, chống HIV/AIDS địa phương trong việc thực hiện các biện pháp can thiệpgiảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;

c) Không thực hiện đúng quytrình xét chọn đối tượng tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện;

d) Không thực hiện đúng phácđồ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy địnhcủa pháp luật;

đ) Không thực hiện điều trịcho người đang điều trị bằng thuốc kháng HIV do cơ sở khác chuyển đến;

e) Không thực hiện việc cungcấp bao cao su của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện việc điều trịnghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế nhưng không được phân cônghoặc không có chứng nhận đã qua đào tạo, tập huấn về điều trị nghiện các chất dạngthuốc phiện bằng thuốc thay thế;

b) Bán bao cao su, bơm kimtiêm mà pháp luật quy định được cung cấp miễn phí hoặc bán cao hơn giá bán baocao su, bơm kim tiêm đã được trợ giá;

c) Cản trở việc thực hiện hoạtđộng can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;

d) Không thực hiện việc đìnhchỉ hoạt động và thu hồi thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng khi phát hiện ngườiđó có hành vi thuộc trường hợp phải đình chỉ hoạt động và thu hồi thẻ;

đ) Thực hiện việc điều trịnghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đối với người không đủtiêu chuẩn điều trị hoặc tại các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định củapháp luật;

e) Ép buộc người nghiện chấtdạng thuốc phiện tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện dưới mọi hìnhthức.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồngđến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bán thuốc điều trị thay thếnghiện chất dạng thuốc phiện được cung cấp miễn phí theo quy định của pháp luậthoặc cung cấp thuốc điều trị thay thế cho cơ sở không được phép điều trị nghiệnchất dạng thuốc phiện;

b) Thực hiện việc điều trịnghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế khi không đủ điều kiện hoặcchưa được cấp giấy phép hoạt động;

c) Không in dòng chữ “cung cấpmiễn phí, không được bán” trên bao bì hoặc nhãn phụ của bao cao su, bơm kimtiêm thuộc các chương trình, dự án về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lâynhiễm HIV;

d) Lợi dụng việc điều trịnghiện chất dạng thuốc phiện để sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Thu hồi thẻ nhân viên tiếpcận cộng đồng đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng chứngchỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy địnhtại Điểm d Khoản 3 và Điểm a Khoản 4 Điều này;

c) Tịch thu thuốc thay thế đốivới hành vi quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiệnhành vi quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này.

Điều 21. Vi phạm quy định vềchống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cản trở việc tiếp nhận họcsinh, sinh viên, học viên vào học trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dụcquốc dân vì lý do nhiễm HIV hoặc thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV;

b) Cản trở học sinh, sinhviên, học viên tham gia hoạt động, dịch vụ của cơ sở giáo dục thuộc hệ thốnggiáo dục quốc dân vì lý do nhiễm HIV hoặc thành viên trong gia đình có ngườinhiễm HIV;

c) Cản trở tiếp nhận đối tượngbảo trợ xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội vì lý do nhiễm HIV;

d) Từ chối mai táng, hỏa tángngười chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Từ chối tuyển dụng vì lýdo người lao động nhiễm HIV hoặc nghi ngờ nhiễm HIV, trừ một số nghề phải xétnghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo quy định của pháp luật;

b) Từ chối tiếp nhận họcsinh, sinh viên, học viên vào học trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dụcquốc dân vì lý do nhiễm HIV hoặc thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV;

c) Từ chối tiếp nhận đối tượngbảo trợ xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội vì lý do nhiễm HIV;

d) Cha, mẹ bỏ rơi con chưathành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được giám hộ nhiễm HIV;

đ) Tách biệt, cấm đoán họcsinh, sinh viên, học viên tham gia hoạt động, dịch vụ của cơ sở giáo dục thuộchệ thống giáo dục quốc dân vì lý do nhiễm HIV hoặc thành viên trong gia đình cóngười nhiễm HIV;

e) Phân biệt đối xử trongchăm sóc, điều trị người nhiễm HIV;

g) Không bố trí công việc phùhợp với sức khỏe của người lao động nhiễm HIV theo quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Chấm dứt hợp đồng lao động,hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao độngvì lý do nhiễm HIV;

b) Ép buộc người lao động cònđủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do nhiễm HIV;

c) Từ chối nâng lương, đề bạthoặc không bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do nhiễmHIV;

d) Kỷ luật, buộc thôi học họcsinh, sinh viên, học viên vì lý do nhiễm HIV hoặc thành viên trong gia đình cóngười nhiễm HIV.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiếp nhận, thực hiệnviệc mai táng, hỏa táng đối với thi hài, hài cốt của người nhiễm HIV đối vớihành vi quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này;

b) Buộc tiếp nhận người nhiễmHIV đối với hành vi quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều này;

c) Buộc xin lỗi trực tiếp ngườibị phân biệt đối xử đối với hành vi quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều này;

d) Buộc điều chuyển lại vịtrí công tác đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.

Điều 22. Vi phạm quy định khácvề phòng, chống HIV/AIDS

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặcxuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người lao động, trừ một số nghề bắtbuộc xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo quy định của pháp luật;

b) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặcyêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viênhoặc người đến xin học.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định về truyền máu, vôkhuẩn, sát khuẩn hoặc các quy định khác của pháp luật về chuyên môn trong xử lýphòng lây nhiễm HIV.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đe dọa truyền HIV cho ngườikhác;

b) Lợi dụng hoạt động phòng,chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.

Điều 23. Vi phạm quy định về địađiểm cấm hút thuốc lá

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hút thuốc lá tại địa điểmcó quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định vềxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng;

b) Bỏ mẩu, tàn thuốc lá khôngđúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồngđến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không treo biển có chữ hoặcbiểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá;

b) Không yêu cầu người vi phạmchấm dứt việc hút thuốc lá trong cơ sở của mình;

c) Không tổ chức thực hiện,hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địađiểm thuộc quyền quản lý, điều hành.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồngđến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây tại nơi dành riêngcho người hút thuốc lá:

a) Không có phòng và hệ thốngthông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;

b) Không có dụng cụ chứa mẩu,tàn thuốc lá;

c) Không có biển báo tại vịtrí phù hợp, dễ quan sát;

d) Không có thiết bị phòngcháy, chữa cháy.

Điều 24. Vi phạm quy định vềbán thuốc lá

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc lá khi chưa đủ 18tuổi.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồngđến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Trưng bày quá một bao hoặcmột tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá;

b) Bán thuốc lá không ghinhãn, không in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Dấu Hiệu Ung Thư Vòm Họng Sớm Nhất Và Cách Điều Trị Bệnh Ung Thư Vòm Họng

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi thuốc lá không ghi nhãn, không in cảnhbáo sức khỏe trên bao bì thuốc lá đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2Điều này.

Điều 25. Vi phạm quy định vềghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồngđến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) In cảnh báo sức khỏe khôngđúng mẫu, vị trí, diện

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *