Trạm Y tế là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong hệ thống y tế Nhà nước, có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phát hiện dịch sớm và phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu và đỡ đẻ thông thường, cung ứng thuốc thiết yếu, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, tăng cường sức khỏe. Khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân đến các cơ sở y tế nói chung và trạm y tế xã nói riêng chủ yếu liên quan đến các yếu tố về địa lý, văn hóa, kinh tế (khả năng chi trả), xã hội. Tuy nhiên, quyết định của người bệnh làm gì, đi đến đâu khi bị ốm đau phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng dịch vụ y tế, giá thành, mức thu nhập, loại bệnh và mức độ bệnh cũng như khoảng cách từ nhà tới cơ sở y tế và khả năng tiếp cận với các DVYT của người dân. Hiện nay, cung cấp dịch vụ của nhiều TYT còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương và có TYT còn chưa thực sự đạt hiệu quả. Nhiều TYT có bác sĩ nhưng kết quả hoạt động chuyên môn chưa cao, chất lượng khám chữa bệnh còn hạn chế. Nhiều TYT có cơ sở hạ tầng khang trang nhưng trang thiết bị y tế xuống cấp không đủ cho bác sỹ thực hành khám chữa bệnh. Hậu quả là người dân ít đến TYTX, dồn lên tuyến trên gây ra tình trạng quá tải tại bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương, ảnh hưởng đến hiệu quả trong công tác bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Đang xem: Mô hình cung ứng thuốc tại trạm y tế xã

*
*

Xem thêm: Trường Trung Cấp Y Tế An Giang Tuyển Sinh Năm 2020 Mới Nhất, Trường Trung Cấp Kinh Tế

Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng cung ứng dịch vụ của trạm y tế xã ở một số vùng/miền và yếu tố ảnh hưởng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Xem thêm: Mã Ngành Và Thời Gian Tuyển Sinh Trường Cao Đẳng Y Tế Đồng Nai Tuyển Sinh 2020

BỘ Y TẾDỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỆ THỐNG Y TẾ CƠ SỞMỘT SỐ TỈNH TRỌNG ĐIỂMBÁO CÁO NGHIÊN CỨUTHỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CỦA TRẠM Y TẾ XÃ Ở MỘT SỐ VÙNG/MIỀN VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNGHà Nội, tháng 12 năm 2014LỜI CÁM ƠNChúng tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Sở Y tế, phòng y tế, trung tâm y tế, bệnh viện huyện, đặc biệt các trạm y tế xã các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Dương, Kon Tum và Kiên Giang trong việc phối hợp triển khai thu thập số liệu tại thực địa. Chúng tôi xin cảm ơn Dự án tăng cường năng lực hệ thống y tế cơ sở một số tỉnh trọng điểm – Bộ Y tế đã cử cán bộ điều phối và hỗ trợ kinh phí cho toàn bộ nghiên cứu. Cuối cùng xin cảm ơn toàn thể nhóm nghiên cứu, các nhà khoa học đã nhiệt tình tham gia nghiên cứu này từ xây dựng đề cương, thiết kế công cụ, thu thập số liệu, xử lý số liệu, viết báo cáo, cũng như đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh báo cáo này.THAY MẶT NHÓM NGHIÊN CỨUTS Nguyễn Hoàng Long MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNGHÌNHHình 1 – Mô hình sử dụng DVYT ở Mỹ năm 1968.4Hình 2 – Khung sử dụng DVYT4Hình 3 – Mô hình cung ứng DVYT theo Massoud.<9>.5Hình 4 – Tỷ lệ nhân lực y tế phân theo trình độ và theo tuyến, 2008.<22>14Hình 3.1 – Tỷ lệ mắc các bệnh của người dân theo địa dư26Hình 3.2 – Kiến thức của người dân về tiêm chủng phòng các bệnh cho trẻ27Hình 3.3 – Kiến thức của người dân về chăm sóc trẻ trong 6 tháng đầu28Hình 3.4 – Tình hình sử dụng thẻ BHYT của người dân khi bị mắc bệnh mạn tính32Hình 3. 5 – Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ theo địa dư36Hình 3. 6 – Thực trạng sẵn có điện năng tại Trạm y tế trong năm theo địa dư38Hình 3. 7 – Thực trạng các phương tiện vận chuyển cấp cứu tại Trạm y tế xã theo địa dư38Hình 3. 8 – Thực trạng các tiện nghi cơ bản tại trạm y tế xã trong nămtheo địa dư39Hình 3. 9 – Thực trạng đạt về cơ sở vật chất của Trạm y tế trong năm theo địa dư40Hình 3. 10 – Thực trạng TTB y tế cơ bản tại trạm y tế xã trong năm43Hình 3. 11 – Tình trạng thuốc thiết yếu tại trạm Y tế theo chuẩn Quốc gia trạm y tế xã48Hình 3. 12 – Thực trạng Trạm Y tế đạt chuẩn Quốc gia về nhân lực năm qua theo địa dư51Hình 3. 13 – Thực trạng tính sẵn sàng dịch vụ KHHGĐ tại Trạm Y tế53Hình 3. 14 – Thực trạng tính sẵn sàng dịch vụ CSTS tại trạm y tế54Hình 3. 15 – Thực trạng tính sẵn sàng dịch vụ điều trị STIs tại trạm y tế56Hình 3. 16 – Thực trạng tính sẵn sàng dịch vụ điều trị và dự phòng lao tại trạm y tế57Hình 3. 17 -Thực trạng tính sẵn sàng dịch vụ điều trị sốt rét tại trạm y tế59Hình 3. 18 – Thực trạng tính sẵn sàng dịch vụ điều trị và quản lý tiểu đường tại TYT61Hình 3. 19 – Thực trạng tính sẵn sàng dịch vụ điều trị và quản lý tăng huyết áp tại TYT61Hình 3. 20 – Thực trạng tính sẵn sàng dịch vụ tiểu phẫu/phẫu thuật tại trạm y tế64BẢNGBảng 2. 1 – Các tỉnh nghiên cứu theo vùng sinh thái19Bảng 2. 2 – Chi tiết bộ công cụ nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu23Bảng 3. 1 – Thông tin chung về đối tượng trả lời phỏng vấn (n=600)25Bảng 3.2 – Nhu cầu chăm sóc sản phụ khoa cho các bà mẹ (n=431).27Bảng 3.3 – Tình hình sử dụng dịch vụ y tế của người dân khi bị các bệnh cấp tính29Bảng 3.4 – Tình hình sử dụng dịch vụ y tế của người dân khi mắc bệnh mạn tính30Bảng 3.5 – Lý do không đến và điều kiện đến TYTX của người dân khi mắc bệnh31Bảng 3.6 – Tình hình sử dụng các dịch vụ CSSKSS33Bảng 3.7 – Sử dụng dịch vụ khi mắc bệnh phụ khoa của người dân tại 3 vùng địa dư34Bảng 3. 8 – Tỷ lệ kỹ thuật so với phân tuyến kỹ thuật thực hiện tại Trạm Y tế xã theo địa dư34Bảng 3. 9 – Kết quả cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú tại35Bảng 3. 10 – Kết quả cung cấp dịch vụ cận lâm sàng tại Trạm Y tế theo địa dư35Bảng 3. 11 – Số lượt khám chữa bệnh/ngày tại Trạm Y tế trung bình theo ngày theo địa dư35Bảng 3. 12 – Kết quả dịch vụ CSSKSS tại Trạm Y tế xã trong năm theo vùng36Bảng 3. 13 – Kết quả dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai tại TYT xã theo địa dư37Bảng 3. 14 – Thực trạng các phương tiện truyền thông tại Trạm y tế xã trong năm37Bảng 3. 15 – Thực trạng các tiện nghi về môi trường tại Trạm y tế xã trong năm39Bảng 3. 16 – Thực trạng sự sẵn có về các phòng của Trạm y tế trong nămtheo địa dư40Bảng 3. 17 – Thực trạng số lượng trang thiết bị tại Trạm Y tế trong năm41Bảng 3. 18 – Thực trạng trang thiết bị cơ bản của Trạm y tế xã trong năm42Bảng 3. 19 – Thực trạng thiết bị khử trùng tại Trạm y tế xã trong năm qua43Bảng 3. 20 – Thực trạng biện pháp và dụng cụ xử lý chất thải sắc nhọn cuối cùng tại Trạm Y tế44Bảng 3. 21 – Các biện pháp và dụng cụ xử lý chất thải sắc nhọn ngoài hộp tại trạm y tế45Bảng 3. 22 – Sự sẵn sàng về các biện pháp xử lý chất thải y tế an toàn tại trạm y tế45Bảng 3. 23 – Sự sẵn có về các trang thiết bị ngăn ngừa nhiễm khuẩn tại Trạm Y tế46Bảng 3. 24 – Tình trạng có tài liệu/phác đồ chuyên môn cho nhiệm vụ CSSK tại TYTX46Bảng 3. 25 – Nhóm thuốc sẵn có tại Trạm y tế xã trong năm qua theo địa dư47Bảng 3. 26 – Thực trạng số lượng cán bộ y tế tại Trạm y tế xã trong năm qua50Bảng 3. 27 – Thực trạng cơ cấu cán bộ y tế tại Trạm y tế xã trong năm qua50Bảng 3. 28 – Tính sẵn sàng về năng lực và dịch vụ cung cấp về kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tại trạm y tế52Bảng 3. 29 – Tính sẵn sàng của các thiết bị cho KHHGĐ tại trạm y tế53Bảng 3. 30 – Tính sẵn sàng về năng lực và các dịch vụ chăm sóc trước sinh (CSTS) được cung cấp tại trạm y tế53Bảng 3. 31 – Tính sẵn sàng của các thiết bị cho dịch vụ CSTS tại trạm y tế54Bảng 3. 32 – Tính sẵn sàng về năng lực cung cấp dịch vụ điều trị STIs tại trạm y tế55Bảng 3. 33-Tính sẵn sàng của các thiết bị và thuốc cho dịch vụ điều trị STIs tại trạm y tế55Bảng 3. 34 – Tính sẵn sàng về năng lực cung cấp dịch vụ điều trị và dự phòng lao tại Trạm Y tế56Bảng 3. 35- Tính sẵn sàng của các loại thuốc cho dịch vụ điều trị và dự phòng lao tại Trạm Y tế57Bảng 3. 36 – Tính sẵn sàng về năng lực cung cấp dịch vụ chẩn đoán và điều trị SR tại Trạm Y tế58Bảng 3. 37 – Tính sẵn sàng về thuốc điều trị sốt rét tại trạm y tế58Bảng 3. 38 – Tính sẵn sàng về năng lực cung cấp dịch vụ chẩn đoán và điều trị tiểu đường tại trạm y tế59Bảng 3. 39 – Tính sẵn sàng về năng lực cung cấp dịch vụ chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp tại trạm y tế60Bảng 3. 40 – Tính sẵn sàng về trang thiết bị cho dịch vụ chẩn đoán và điều trị tiểu đường/tăng huyết áp tại trạm y tế60Bảng 3. 41 – Tính sẵn sàng về thuốc cho dịch vụ chẩn đoán và điều trị tiểu đường/tăng huyết áp tại trạm y tế60Bảng 3. 42 – Tính sẵn sàng về năng lực cung cấp dịch vụ chẩn đoán và điều trị sốt rét tại trạm y tế62Bảng 3. 43 – Tính sẵn sàng của các dịch vụ phẫu thuật/tiểu phẫu của trạm y tế62Bảng 3. 44 – Tính sẵn sàng của các danh mục/trang thiết bị cho dịch vụ phẫu thuật/tiểu phẫu của trạm y tế63Bảng 3. 45 – Tính sẵn sàng của các loại hóa chất/thuốc cho dịch vụ tiểu phẫu/phẫu thuật tại trạm y tế63Bảng 3. 46 – Sự thiếu hụt các cấu phần trong việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ tại TYT64Bảng 3. 47 – Sự thiếu hụt các cấu phần trong việc cung cấp dịch vụ CSTS tại trạm y tế65Bảng 3. 48 – Sự thiếu hụt các cấu phần trong việc cung cấp dịch vụ điều trị STIs tại Trạm Y tế65Bảng 3. 49 – Sự thiếu hụt các cấu phần trong việc cung cấp dịch vụ điều trị sốt rét tại Trạm y tế65Bảng 3. 50 – Sự thiếu hụt các cấu phần trong việc cung cấp dịch vụ điều trị, dự phòng lao tại trạm y tế66Bảng 3. 51 – Sự thiếu hụt cấu phần trong cung cấp dịch vụ điều trị và quản lý66Bảng 3.52 – Sự thiếu hụt cấu phần trong cung cấp dịch vụ điều trị và quản lý THA tại TYT67Bảng 3. 53: Sự thiếu hụt trong việc cung cấp dịch vụ tiểu phẫu/phẫu thuật tại trạm y tế67 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTDVYT: Dịch vụ y tếNVYT: Nhân viên y tếHGĐ: Hộ gia đìnhCSSK: Chăm sóc sức khỏeTYT: Trạm y tếTYTX: Trạm y tế xãCBYT: Cán bộ y tếSKSS: Sức khỏe sinh sảnTTB: Trang thiết bịYHCT: Y học cổ truyềnKHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đìnhKCB: Khám chữa bệnhBYT: Bộ y tếUBND: Ủy ban nhân dânTTYT: Trung tâm y tếBHYT: Bảo hiểm y tếWHO: World Health Organization( Tổ chức Y tế Thế giới)PVS: Phỏng vấn sâuTLN: Thảo luận nhómCB: Cán bộBV: Bệnh việnCSSKTE: Chăm sóc sức khỏe trẻ emCSSKSS: Chăm sóc sức khỏe sinh sảnĐẶT VẤN ĐỀTrạm Y tế là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong hệ thống y tế Nhà nước, có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phát hiện dịch sớm và phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu và đỡ đẻ thông thường, cung ứng thuốc thiết yếu, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, tăng cường sức khỏe. Khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân đến các cơ sở y tế nói chung và trạm y tế xã nói riêng chủ yếu liên quan đến các yếu tố về địa lý, văn hóa, kinh tế (khả năng chi trả), xã hội. Tuy nhiên, quyết định của người bệnh làm gì, đi đến đâu khi bị ốm đau phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng dịch vụ y tế, giá thành, mức thu nhập, loại bệnh và mức độ bệnh cũng như khoảng cách từ nhà tới cơ sở y tế và khả năng tiếp cận với các DVYT của người dân. Hiện nay, cung cấp dịch vụ của nhiều TYT còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương và có TYT còn chưa thực sự đạt hiệu quả. Nhiều TYT có bác sĩ nhưng kết quả hoạt động chuyên môn chưa cao, chất lượng khám chữa bệnh còn hạn chế. Nhiều TYT có cơ sở hạ tầng khang trang nhưng trang thiết bị y tế xuống cấp không đủ cho bác sỹ thực hành khám chữa bệnh. Hậu quả là người dân ít đến TYTX, dồn lên tuyến trên gây ra tình trạng quá tải tại bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương, ảnh hưởng đến hiệu quả trong công tác bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đề án giảm quá tải bệnh viện đã chú trọng đầu tư, nâng cấp các TYT xã đạt chuẩn quốc gia theo quy định, gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới. Các nỗ lực nâng cao năng lực của nhân lực y tế từng bước được chú trọng. Bên cạnh đó, để hỗ trợ người dân tiếp cận theo địa lý, Việt Nam đã ưu tiên phát triển mạng lưới y tế cơ sở trên toàn quốc. Ngoài ra, BHYT và các chính sách hỗ trợ KCB cho người nghèo đã góp phần quan trọng về mặt tài chính để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ KCB. Năm 2010, khoảng 60% dân số Việt Nam đã tham gia BHYT. Hơn 70% số trạm y tế xã/phường đã thực hiện khám chữa bệnh ban đầu cho người có thẻ BHYT. Vậy thực sự khả năng tiếp cận, sử dụng dịch vụ TYT và việc cung ứng dịch vụ TYT hiện nay ra sao? Hiện đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhưng đa số mới chỉ thực hiên tại một vùng, địa phương nhất định hoặc nghiên cứu mới chỉ dừng lại từ phía nhà cung cấp dịch vụ chứ chưa gồm nhu cầu của phía người dân – người sử dụng dịch vụ trên phạm vi toàn quốc. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Thực trạng cung ứng dịch vụ của Trạm y tế xã ở một số vùng/miền và yếu tố ảnh hưởng. Việc mô tả bức tranh tổng thể này sẽ giúp đề xuất ra những giải pháp khuyến khích phù hợp người dân đến TYTX cũng như cải thiện chất lượng CSSK nhân dân.Mục tiêu nghiên cứu:Mô tả thực trạng nhu cầu vàsử dụng dịch vụ tại trạm y tế xã của người dân ở một số vùng/miền Việt Nam năm 2014.Mô tả khả năng cung ứng dịch vụ y tế của trạm y tế xã ở một số vùng/miền năm 2014.Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới cung ứng dịch vụ y tế của trạm y tế xã ở một số vùng/miền. CHƯƠNG 1: TỔNG QUANMỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NHU CẦU VÀ CUNG ỨNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾNhu cầu y tế.Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Theo quan điểm A.Maslow chia nhu cầu thành 5 bậc: nhu cầu vật chất (sinh lý), nhu cầu an toàn (bảo vệ), nhu cầu giao tiếp xã hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự khẳng định mình.Dịch vụ y tếĐịnh nghĩa.Dịch vụ y tế ( DVYT) là dịch vụ chỉ toàn bộ các hoạt động chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho cộng đồng, cho con người mà kết quả là tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới dạng hình thái vật chất cụ thể, nhằm thỏa mãn kịp thời thuận tiện và có hiệu quả hơn các nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng và con người về CSSK <1>, <2>, <3>.DVYT là một trong bốn dịch vụ xã hội cơ bản – hệ thống cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người và được xã hội thừa nhận. DVYT là một dịch vụ khá đặc biệt. DVYT là một loại hàng hóa mà người sử dụng (người bệnh) thường không thể tự mình lựa chọn loại dịch vụ theo ý muốn mà phụ thuộc rất nhiều vào bên cung ứng (cơ sở y tế) – trực tiếp ở đây là trạm y tế xã <3>.Sử dụng dịch vụ y tế.Sử dụng DVYT có thể được phân chia theo loại dịch vụ, vị trí, mục đích sử dụng và thời gian sử dụng. Cơ sở DVYT được sử dụng: TYT, bệnh viện, hiệu thuốc, thầy thuốc tư nhân…Năm 1968, Anderson và Rosentock đã đưa ra mô hình sử dụng DVYT ở Mỹ và các yếu tố ảnh hưởng như các nhân tố cơ bản, nhóm yếu tố về khả năng và nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) đến đến lựa chọn DVYT <4>, <5>.Nhóm yếu tốkhả năngLòng tin vào y tếNguồn lực của gia đìnhTình trạng sức khỏe bản thânCấu trúc xã hộiSử dụngDVYTNhu cầu KCBYếu tố đặc trưng của gia đìnhNguồn lực Cộng đồngTình trạng sức khỏe do người cung cấp DVYT đánh giáNhóm nhân tố cơ bảnHình 1 – Mô hình sử dụng DVYT ở Mỹ năm 1968.Ngoài ra, Andersen and Newman cũng đưa ra khung sử dụng DVYT trong mối liên quan với môi trường, đặc điểm dân số, hành vi sức khỏe và kết quả sử dụng DVYT <6>:Hình 2 – Khung sử dụng DVYTNăm 1981, Fiedler đã sửa lại mô hình sử dụng DVYT của Anderson và Rosentock. Tuy vậy, cho đến nay thì mô hình này vẫn thường được sử dụng để thiết kế nghiên cứu về sử dụng DVYT <7>, <8>.Cung ứng DVYT.Khái niệm: Theo tổ chức y tế Thế giới (WHO), cung ứng DVYT là các yếu tố đầu vào được kết hợp để cho phép cung cấp một loạt các biện pháp can thiệp hoặc các hoạt động y tế (WHO 2001) <9>. Theo Báo cáo y tế thế giới năm 2000, toàn bộ hệ thống y tế thường được xác định với chỉ một sự cung ứng DVYT. Báo cáo này cũng chỉ ra rằng cung ứng DVYT là một nhiệm vụ chính mà hệ thống y tế nói chung cần phải thực hiện <9>. Mô hình cung ứng dịch vụ Hình 3 – Mô hình cung ứng DVYT theo Massoud.<9>.Mô hình của Massoud đã chỉ rõ cung ứng DVYT là cả một quá trình từ nguồn lực sẵn có, quy trình thực hiện cũng như kết quả đạt được từ các dịch vụ CSSK người dân.Hiện nay, trên thế giới còn có khung cải tiến của mô hình cung ứng DVYT. Khung mới này tập trung vào hai lĩnh vực lớn là: Quy trình kinh doanh (chung cho hầu hết các tổ chức) và Quy trình y học (riêng cho Tổ chức DVYT) <10>.THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƯỜI DÂN VÀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾThực trạng sử dụng y tế của người dânMột số nghiên cứu trên thế giớiTừ những năm 1970, cuộc điều tra phỏng vấn hộ gia đình (HGĐ) về việc sử dụng DVYT của người dân đã được tiến hành rộng khắp ở các nước Châu Á, Châu Mỹ – La Tinh và Châu Phi <7>, <11>. Tại Hoa Kỳ, hằng năm đều đầu chi 14% GDP cho y tế nhưng vẫn còn khoảng 35 triệu người không được hưởng các dịch vụ CSSK cần thiết vì giá thành cao so với khả năng chi trả của người bệnh <12>. Tại Trung Quốc, một nghiên cứu tại 30 huyện nghèo cho thấy 33% số hộ thu nhập thấp đã không sử dụng DVYT trong một khoảng thời gian nhất định so với 16% các hộ thuộc nhóm thu nhập cao <13>. Cũng ở đất nước đông dân nhất thế giới này, chi phí cho y tế là khoảng 12% so với tổng chi phí của HGĐ, trong đó 17,5% số hộ phải vay tiền để chi phí cho việc CSSK, 8,8% số hộ nợ tiền bệnh viện, 3,3% số hộ phải nhờ đến viện trợ của Chính Phủ dành cho bệnh tật <14>. Một điều tra về việc sử dụng dịch vụ CSSK ở vùng nông thôn Ấn Độ trên 200 HGĐ cho thấy: 52% sử dụng y học hiện đại, 26% sử dụng YHCT, 6% tự xử lý và 16% sử dụng kết hợp <8>. Nghiên cứu ở Thái Lan năm 1970 cũng cho thấy ở nông thôn chỉ có 15,5% và 0,8 lần tiếp xúc/người/năm tìm kiếm DVYT nhà nước <12>. Nhìn chung, các nghiên cứu đã cho thấy rằng các quốc gia trên thế giới đã quan tâm đầu tư nhiều cho y tế. Tuy nhiên, số lượng người dân thực sự được sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng có đạt được như mong muốn hay không thì dường như lại ít được chú ý.Một số nghiên cứu trong nước.Theo nghiên cứu của Trần Thị Kim Lý, tỷ lệ người bệnh chọn TYT để khám bệnh là cao nhất 37,7%, kế đến là y tế tư nhân 26,8%, không đi khám hoặc tự chữa ở nhà là 18,5%, bệnh viện là 17%. Tuy nhiên, lý do mà người dân chọn TYT lại chủ yếu là do gần nhà (70,94%) và có BHYT (52,99%) mà không hề đề cập đến chất lượng kỹ thuật cũng như là chất lượng của CBYT tại TYT <3>. Theo viện chiến lược và chính sách BYT năm 2010, người dân xã Diên Sơn lựa chọn dịch vụ KCB tại TYT chiếm tỷ lệ rất cao: 44,3%, mua thuốc tại hiệu thuốc là 21,%, thấp nhất là ở bệnh viện tỉnh chiếm 6,6%. Cùng với đó, số lần khám trung bình/người/năm ở xã là 1,3 cao gấp 2 lần so với Chuẩn Quốc gia y tế xã và cao tương đương số liệu KCB tại tỉnh Cao Bằng (cao nhất là 1,4 lần) trong nghiên cứu của viện Chiến lược và chính sách năm 2010 <15>. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Dự năm 2007 về tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế, người dân đến KCB tại TYT xã là 53,5% chiếm tỉ lệ cao nhất so với đến bệnh viện huyện (chiếm 23,2%) và bệnh viện tỉnh (chiếm 14,5%) <16>. Một số nghiên cứu khác chỉ ra số người dân đến trạm y tế KCB có sự chêch lệch tương đối lớn giữa các địa phương. Nghiên cứu “Đánh giá thực trạng hoạt động KCB và khảo sát nhu cầu đào tạo liên tục của bác sỹ và y sỹ điều trị tuyến xã” của Bộ Y tế và hội khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam năm 2012 đã chỉ ra, trung bình các TYT tại 4 tỉnh Bắc Cạn, Kon Tum, Kiên Giang, Hòa Bình, KCB cho 773 lượt người trong 3 tháng, các TYT tại Kiên Giang có số lượt người đến khám cao hơn hẳn so với tỉnh khác (100-200 lượt người/ngày) nhưng có những TYT hầu như lại không có người bệnh đến, trung bình chỉ có 1-3 người/ngày <17>. Theo số liệu điều tra ở 16 trạm y tế phường trong báo cáo nghiên cứu “Tình hình thực hiện chức năng nhiệm vụ TYT khu vực đô thị” năm 2009, trung bình một năm, ở một trạm là 10.600 lượt/ người, trạm ít nhất là 2012 lượt/người, trạm nhiều nhất là 27.200 lượt/người; Trung bình một ngày ở 1 trạm là 29 lượt/người, trạm ít nhất 6 lượt/người, trạm nhiều nhất trên 70 lượt/người. Trong đó khám cho đối tượng có bảo hiểm y tế trung bình một năm/một trạm là 2.450 lượt/người chiếm khoảng 24%.Tuy nhiên, cũng có một số trạm y tế Phường số bệnh nhân đến khám khá đông. Trạm y tế các phường của quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh số bệnh nhân đến khám, cao nhất là gần 100 người, và vắng là 15-16 người/ngày <18>.Trong nghiên cứu về thực trạng sử dụng YHCT trong CSSK tại cộng đồng tỉnh Hà Tây cũ năm 2006 của gần 1000 HGĐ, các tác giả cũng chỉ ra 54,5% người dân lựa chọn sử dụng YHCT trong KCB <19>. Nguyễn Thiên Bảo trong nghiên cứu ở huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc năm 2010 chỉ ra tỷ lệ sử dụng YHCT tại cộng đồng là 39%, tại TYT là 19,1% <20>. Cũng theo Nguyễn Thị Thu Nga, qua điều tra 540 HGĐ cho thấy tỷ lệ sử dụng YHCT ở cộng đồng là 56%. Nhận xét của cán bộ YHCT tại TYT xã cho thấy người dân ngày càng quan tâm hơn đến YHCT <21>. Báo cáo tổng quan chung ngành y tế, vào năm 2009, tỷ lệ người khám chữa bệnh bằng YHCT ở tuyến tỉnh là 7,2%, tuyến huyện là 5,8%, tuyến xã là 20,6% <22>.Về hoạt động chăm sóc trước sinh tại TYT, theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Khải tại 2 xã Tân Dân và Việt Hòa, huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, đa số các bà mẹ có đi khám tại TYT xã chiếm 97,1%, chỉ 2,9% là không đi khám tại TYT xã <23>, tỷ lệ này cũng khá cao trong nghiên cứu của Tống Viết Trung ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương <24> và ở khu vực Tây Nguyên tỉ lệ khám thai tại TYT xã là khá cao chiếm 84,5% <25>. Cũng trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Khải <23>, đa số các bà mẹ đồng ý việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc trước sinh tại TYT xã chiếm 79,6% cho thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh là khá cao.Thực trạng cung ứng dịch vụ y tếĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011–2020, nêu rõ 12 định hướng phát triển kinh tế xã hội, đổi mới mô hình

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *