– Chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để ứng phó kịp thời đối với các loại hình thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.

Đang xem: Kế hoạch phòng chống lụt bão ngành y tế

– Quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” và nguyên tắc phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.
– Nâng cao năng lực của các cấp, các ngành trong việc xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả cao nhất.
– Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư.
– Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của toàn dân trên địa bàn thành phố Huế.
1.2. Kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành để thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở mỗi cấp, mỗi ngành. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN bảo đảm chế độ thông tin, báo cáo kịp thời giữa Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố đến tận Tổ dân phố;
1.3. Thường xuyên tuyên truyền Luật Phòng, chống thiên tai, nâng cao năng lực công tác dự báo, cảnh báo về thời tiết, thuỷ văn, thông báo kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động phòng tránh, chỉ đạo xử lý, đối phó kịp thời với các tình huống thiên tai xảy ra;
1.4. Cập nhật, bổ sung, hoàn thiện các phương án chủ động phòng, chống, ứng phó với thiên tai, đặc biệt, tiếp tục rà soát, bổ sung phương án ứng phó bão mạnh và siêu bão, xây dựng phương án phòng tránh lũ quét, sạt lở đất;
1.5. Nâng cao chất lượng và cập nhật nhanh về thông tin, dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai; đồng thời nâng cao năng lực ứng phó, xử lý khi xảy ra thiên tai, để nhân dân phòng tránh có hiệu quả và để có thông tin báo cáo kịp thời giữa Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp và với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
1.6. Quản lý, đầu tư, duy tu, đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng xây dựng các dự án, công trình trọng điểm về phòng, chống ngập lụt, sạt lở, thủy lợi để bảo vệ dân cư và ổn định sản xuất, kinh doanh;
1.7. Triển khai kế hoạch quản lý, đầu tư trang bị bổ sung các phương tiện, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ;
1.8. Tổ chức tập huấn cho các lực lượng nòng cốt của 27 phường cùng các đơn vị phòng, ban trong công tác ứng cứu và phòng chống thiên tai.
1.9. Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố đôn đốc các Phường và các đơn vị quản lý công trình thủy lợi thường xuyên kiểm tra công trình trước mùa mưa, bão để có kế hoạch sửa chữa kịp thời những công trình hư hỏng.
1.10. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ để theo dõi tổ chức thông báo, cảnh báo và tham mưu kịp thời các biện pháp phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
a. Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 và triển khai kế hoạch công tác năm 2021, đặc biệt trong công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý tình huống thiên tai.
b. Triển khai kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Luật, Phòng chống thiên tai, Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2021; chú trọng việc lồng ghép các biện pháp phòng, chống thiên tai vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các phòng, ban và 27 phường trên địa bàn.
c. Cập nhật, bổ sung hoàn chỉnh các phương án chủ động phòng, chống, ứng phó thiên tai, đặc biệt, xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão.
d. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, các ban, ngành, đoàn thể, UBND 27 phường tiếp tục triển khai thực tốt kế hoạch, phương án chi tiết, cụ thể trong công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; tăng cường công tác phối hợp hoạt động tìm kiếm cứu nạn – cứu hộ.
đ. Kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, các phòng, ban và Chủ tịch 27 Phường theo quy định của Chính phủ để thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở mỗi cấp, mỗi ngành.
e. Lập kế hoạch mua sắm các phương tiện, trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho các địa phương để thực hiện nhiệm vụ khi xảy ra thiên tai, đầu tư trang thiết bị để đảm bảo cho công tác cứu hộ cứu nạn trong thiên tai.
h. Triển khai tổ chức tập huấn Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên địa bàn Thành phố, tuyên truyền để nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó với thiên tai đến cấp phường và tổ dân phố, nhất là các hộ dân đang sinh sống, sản xuất tại các khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của thiên tai.
i. Nghiên cứu thực hiện các dự án di dời các hộ dân tại các khu vực xung yếu, trong đó tập trung tổ chức di dời trước đối với những hộ dân đang sinh sống trong khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng của thiên tai.
k. Các địa phương, đơn vị chức năng kiểm tra và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai lấn chiếm hành lang bảo vệ bờ và lòng sông; tình trạng xây dựng, san lấp mặt bằng trái phép gây tắc nghẽn dòng chảy kênh, mương.
m. Các địa phương, đơn vị tổ chức trực ban PCTT và TKCN theo quy định để nắm chắc diễn biến tình hình, đề phòng tình huống xấu và chuẩn bị phương án ứng phó, đồng thời theo dõi và thông tin kịp thời diễn biến tình hình thời tiết, thiên tai cho nhân dân trong khu vực biết để kịp thời ứng phó.
n. Các ban, ngành, đoàn thể và UBND 27 phường thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố.

Xem thêm: 7 Công Dụng Của Dầu Mù U Từ Dưỡng Da, Làm Đẹp Tóc Đến Chữa Các Bệnh Lý Về Da

a. Các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, nhà thầu thi công công trình: Đối với các công trình đang xây dựng dở dang chủ động có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình trước, trong mùa mưa bão.
b. UBND các Phường vận động nhân dân phát quang, nạo vét thông thoáng dòng chảy, tháo dỡ, dọn dẹp những vật cản trên bờ, kênh mương làm ách tắc dòng chảy, hạn chế đến việc tiêu thoát nước; Kiểm tra và có kế hoạch chặt tỉa, đốn hạ cây xanh không an toàn; Cắm biển cảnh báo tại những khu vực xung yếu, khu vực nguy cơ cao để cảnh báo. Ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình để phòng ngừa thiên tai.
c. Trang bị, nâng cấp và bảo vệ hệ thống, phương tiện thông tin liên lạc, thiết bị điện; khắc phục sửa chữa ngay khi xảy ra sự cố đường dây tải điện và có phương án đảm bảo nguồn điện dự phòng.
Trong những năm gần đây, cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu thiên tai xuất hiện bất thường, không theo quy luật, số lần xuất hiện ngày càng tăng và cường độ ngày càng lớn hơn. Theo số liệu thống kê, rà soát về các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trong những năm qua như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, ngập lụt, lũ, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nắng nóng, hạn hán, rét đậm, sương muối đã tác động trực tiếp làm thiệt hại về người, tài sản của nhân dân và nhà nước.
a. Công tác truyền thông: Đài khí tượng Thuỷ văn cung cấp, Đài phát thanh và Truyền hình và các cơ quan truyền thông thực hiện, ưu tiên phát các tin về lũ, lũ quét, ngập lụt. Hình thức truyền thông tin từ Thành phố đến 27 phường và đến cộng đồng dân cư qua hệ thống truyền thanh của địa phương, loa cầm tay trực tiếp, xe loa tuyên truyền cơ động…
+ Xây dựng phương án Phòng, chống lũ, lụt đến tận tổ dân phố, khi có lũ xảy ra phải triển khai kịp thời phương án, nắm chắc các hộ dân, số người, nơi đi, nơi đến, khẩn cấp sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm, bố trí nơi ở cho dân theo phương án đã xây dựng, tổ chức cấp cứu kịp thời người bị nạn, triển khai ngay phương án cứu hộ, cứu trợ đảm bảo không để dân bị đói, rét, giữ vững thông tin liên lạc thống nhất cho việc chỉ huy PCTT.
+ Chủ tịch UBND các phường chịu trách nhiệm toàn diện và trực tiếp trước Chủ tịch UBND Thành phố về việc huy động các nguồn lực của địa phương để thực hiện công tác phòng, chống khắc phục hậu quả do thiên tai, tai nạn và sự cố xảy ra trên địa bàn.
– Các phường ở khu vực nội thành: Thuận Lộc, Tây Lộc, Thuận Thành, Thuận Hoà: sơ tán ngay các hộ dân cư sống ở các khu vực nguy hiểm đến các địa điểm an toàn khi có lụt bão xảy ra, triển khai các biện pháp che chắn nhà cửa để phòng tránh bão, sơ tán ngay các hộ dân sống ở các vùng thấp trũng, sống dọc theo bờ hồ, bố trí lực lượng và phương tiện ứng cứu trực tại cửa ra vào Thành 24/24 khi lụt bão xảy ra.
– Các phường dọc theo sông Hương, sông Bạch Đằng, sông An Cựu, sông Đào: Phú Hậu, Phú Cát, Phú Hiệp, Vĩ Dạ, Kim Long, Phú Thuận, Phú Bình, Phú Hoà, Thuỷ Biều, Phường Đúc, Phước Vĩnh, Vĩnh Ninh, An Đông: nắm chắc tình hình và số lượng dân sống trên sông, hai bên bờ sông và các vùng thấp trũng, sơ tán kịp thời khi có lụt, bão xảy ra, có phương án đưa tàu thuyền về nơi neo đậu an toàn.
– Các phường ở vùng cao: Trường An, An Cựu, Thuỷ Xuân, An Tây: thực hiện phương án bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân dân khi có bão xảy ra và phương án cứu trợ cho các vùng thấp, trũng của Thành phố khi có lũ, lụt.
– UBND các phường bị ngập lụt, ngập úng tùy theo tình hình thời tiết; xác định các vị trí tập kết phương tiện, hàng hóa cứu trợ và phương thức vận chuyển đến các vị trí xung yếu.
– Chỉ đạo, tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi sát diễn biến mưa, lũ bố trí lãnh đạo chủ chốt thường trực để xử lý các tình huống; phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước trên sông, hồ, đập sẵn sàng, triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để kịp thời xử lý các sự cố, chủ động sơ tán nhân dân ở vùng thấp trũng, bị chia cắt.
– Dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác, nhất là đối với những vùng dễ bị chia cắt, đi lại khó khăn.
– Cắm biển cảnh báo, bố trí lực lượng chốt chặn ở những đoạn đường bị ngập sâu, cấm người, phương tiện qua lại ở những đoạn đường bị ngập và những nơi có dòng nước chảy xiết và các khu vực nguy hiểm;
– Tổ chức bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội tại các khu vực trọng điểm, các khu vực sơ tán đi và nơi đến.
– Rà soát, sẵn sàng triển khai phương án phòng chống lũ cho các công trình đang thi công và các công trình trọng điểm.
– Triển khai thực hiện phương án phòng chống lũ, lụt; rà soát các khu dân cư đang sống dọc ven sông, vùng trũng, thấp, vùng có nguy cơ sạt lở… triển khai phương án sơ tán nhân dân; thông báo tình hình mưa lũ để nhân dân chủ động ứng phó, hạn chế đi lại trong vùng ngập lũ…
– Đối với các phòng ban, thành viên ban chỉ đạo: căn cứ chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi quản lý của đơn vị, phân công nhiệm vụ chủ động tổ chức công tác ứng phó với thiên tai.
Trên cơ sở mức báo động lũ, phát lệnh sơ tán và chỉ huy công tác sơ tán; Lực lượng hỗ trợ sơ tán nhân dân với lực lượng vũ trang như quân đội, công an làm nòng cốt kết hợp với các lực lượng tại chỗ khác… Rà soát lại số người sơ tán, kiểm tra an toàn nơi sơ tán đến; hình thức sơ tán là người dân tự sơ tán là chính, ưu tiên sơ tán cho người già, trẻ em, phụ nữ, người bệnh. Đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân không chịu sơ tán, thì tổ chức cưỡng chế sơ tán, có phương án bảo vệ tài sản của dân khi sơ tán…
– Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư, nhu yếu phẩm, tổ chức khắc phục hậu quả: Chăm sóc, điều trị người bị thương, thăm hỏi, động viên các gia đình có người tử nạn, bị nạn, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, khôi phục nhà cửa, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, bưu điện, thủy lợi, hỗ trợ nông dân khôi phục và tổ chức sản xuất nông nghiệp…
– Vận động, tiếp nhận và phân phối kịp thời các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cứu trợ về lương thực, thực phẩm, thuốc men, hỗ trợ kinh phí cho người dân bị thiệt hại nhằm sớm ổn định cuộc sống.
– Tổng hợp, báo cáo lên cấp có thẩm quyền về tình hình thiệt hại và kết quả triển khai công tác khắc phục tại địa phương.

Xem thêm:

– Có phương án cụ thể di dời dân khi bão đến (cấp độ bão, số hộ dân cần di dời, địa điểm đến an toàn (sức chứa, nước uống, lương thực, thuốc y tế nơi đến ).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *