“Tuy dòng dõi hoàng tộc nhưng ông xuề xòa lắm. Hồi đó mỗi người được cấp 5 lạng gạo/ngày. Ông cho nấu và ăn hết luôn trong bữa sáng. Trưa nếu đói, ông ra phố kiếm cái gì đó lót dạ, không thì làm việc đến tối luôn…”, Giáo sư Phạm Song, nguyên bộ trưởng Y tế, bồi hồi kể với phóng viên tritraonguocdaday.com về bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, bộ trưởng Y tế đầu tiên của nước ta.

Đang xem: Bộ trưởng bộ y tế đầu tiên của việt nam

Cố bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch.

Khi tôi xin gặp, Giáo sư Phạm Song cho biết ông rất bận, đang phải chuẩn bị cho chuyến công tác miền Nam. Nhưng khi tôi nói muốn gặp để nghe kể về bác sĩ Phạm Ngọc Thạch thì ông đồng ý ngay: “Nếu là về anh Thạch thì lúc nào tôi cũng sung sướng được tiếp chuyện. Đó là một con người mà thời nào cũng hiếm có. Ở nhà tôi, ảnh của anh vẫn được đặt trên bàn thờ gia tiên”.

Tiếp tôi tại trụ sở của Hội Kế hoạch hóa Gia đình, nơi làm việc hiện nay của ông, Giáo sư Phạm Song tâm sự: “Chính ông ấy là người bắt tôi sang chuyên khoa lây đấy. Hồi đó tôi làm về tim mạch, có biết gì về vi khuẩn với virus đâu. Trong lần gặp đầu tiên, tôi đã trình bày như vậy, nhưng ông bảo: “Không sao, tôi sẽ cho cậu đi học”. Và thế là tôi chuyển sang học và làm về truyền nhiễm từ đó”.

Giáo sư Phạm Song tiếp chuyện phóng viên tritraonguocdaday.com.

Xem thêm: Từ 01/01/2021, Có Được Chuyển Bảo Hiểm Y Tế Ra Sao Từ 1, Những Thay Đổi Về Bảo Hiểm Y Tế Từ Tháng 7

Nhớ về vị bộ trưởng đã cống hiến cả cuộc đời cho đất nước, Giáo sư kể: “Vào đầu thập niên 40, rất nhiều người thuộc tầng lớp trí thức thượng lưu từ bỏ vinh hoa phú quý để theo cách mạng; ông Thạch là một trong số đó. Khi nghe kể về một vị bác sĩ quý tộc đã học ở Paris và mở phòng mạch tư ở Sài Gòn, biệt thự ba bốn cái khắp miền nam, tôi nghĩ đó là một người cốt cách sang trọng lắm. Nhưng hóa ra ông rất bình dị, trong sinh hoạt, giao tiếp cũng như cách ăn mặc. Quanh năm, ông bận áo sơ mi cộc tay, mùa đông quàng thêm một cái áo len lên cổ, khi thấy rét thì mặc, chẳng cần đến áo đại hàn bao giờ.

Mặc dù gần gũi thân mật với mọi người nhưng ông Thạch cũng rất nóng tính. Chẳng ai nói ra nhưng tôi biết hầu hết anh em đều sợ ông. Tôi nhiều lúc cũng bị ông mắng xơi xơi. Có lần, sau khi tôi đưa ra nhận xét rằng một loại thuốc chữa ho gà do ông đề xuất chỉ cắt được cơn mà không trị khỏi bệnh, ông đã mắng: “Muốn thành giáo sư mà cứ toàn đi theo y học phương Tây thì chỉ có ăn c…thôi”.

Nói vậy nhưng bác sĩ Thạch rất tin các cán bộ khoa học trẻ. Có lần một số người từ miền Nam ra bị thủy đậu, lại nhiễm trùng nên triệu chứng rất giống đậu mùa. Đại sứ quán Liên Xô biết được, muốn đóng cửa sân bay và tàu liên vận một thời gian. Theo lệnh ông, tôi xem xét và khẳng định đó không phải là bệnh đậu mùa. Nhận được giấy cam đoan của tôi, ông làm ngay công hàm gửi đến Bộ Ngoại giao, kịp ngăn được công hàm của đại sứ quán Liên Xô”.

Người thầy thuốc của dân

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (1909-1968) được ghi nhận như một trong những người gây dựng nền y học Việt Nam hiện đại, một liệt sĩ hy sinh trên chiến trường, vị bộ trưởng đầu tiên đi B (chiến trường miền Nam thời kỳ chống Mỹ)… Nhưng với những người dân thường, ông là vị ân nhân đáng kính. Trong số rất đông bệnh nhân giàu sang có, nghèo khổ có, chờ ở phòng mạch tư của ông, bác sĩ Thạch luôn nhìn thấy trước hết những hình hài xộc xệch, rách rưới, mặt mũi tái nhợt. Ông tận tình khám và cho họ thuốc uống, thậm chí tự lái xe đến tận nhà họ thăm bệnh tới lúc khỏi hẳn mà không lấy tiền hoặc chỉ lấy một phần tiền thuốc. Người ta nói, ông “hành y đạo chứ không phải y nghiệp”.

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đang bừa ruộng (1966).

Xem thêm: Cách Trị Bệnh Viêm Đường Tiểu

Những người từng làm việc với bác sĩ Thạch đều cho biết ông rất tận tụy, nơi nào khó thì đến. Ông thường đến với những người mắc bệnh lao, bệnh hủi. Khi thăm các trại phong, bác sĩ thản nhiên bắt tay, ăn cơm cùng bệnh nhân, kể cả người có những vết thương rất thảm. Ông cũng không bao giờ đeo khẩu trang khi khám cho bệnh nhân lao.

Giáo sư Hoàng Đình Cầu, nguyên thứ trưởng Bộ Y tế, kể: “Tất cả các địa phương ở miền Bắc đều có dấu chân anh Thạch. Đến đâu anh cũng thăm trạm y tế, đến từng nhà dân, đi xem giếng nước, nhà tắm, nhà vệ sinh, hỏi tỉ mỉ bà con đi vệ sinh ở đâu, đi xong chùi bằng gì. Anh là người đầu tiên nêu lên tầm quan trọng của y tế cơ sở”. Đây cũng là điều mà Giáo sư Phạm Song rất tâm đắc: “Vì quá tích cực vận động cho y tế cơ sở nên một số nhà khoa học phê bình rằng anh chỉ chú trọng đến y tế mà không quan tâm đến y học. Nhưng cho đến nay, tư tưởng của anh đã được chứng minh là đúng đắn”.

Phương châm của bác sĩ Thạch là kết hợp linh hoạt Đông và Tây y. Theo ông, thuốc nam vừa hiệu quả, dễ kiếm vừa ít tốn kém, rất phù hợp với điều kiện nước ta, cần phải tận dụng.

Gia đình xa cách

Giáo sư Phạm Song kể: “Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch kết hôn với một phụ nữ Pháp tên là Marie Louse, nữ y tá cùng làm việc với ông ở bệnh viện Paris. Họ có hai con, một trai, một gái, tên Việt Nam là Phạm Ngọc Định và Phạm Ngọc Mai. Sau Cách mạng Tháng Tám, vợ con ông đều sống ở Pháp. Thỉnh thoảng, bà có sang thăm ông. Thấy Marie thích món phở Việt Nam, bác sĩ Thạch thường dẫn vợ đi ăn ở các quán ngon nhất Hà Nội. Thế nhưng, cuộc sống hồi đó khó khăn quá, phải ăn uống kham khổ, nằm giường không đệm, bà bị đau lưng nên cũng không ở được lâu. Sau khi lo xong việc hậu sự cho ông, bà không sang Việt Nam nữa. Hiện hai người con của ông bà đã trưởng thành, Phạm Ngọc Định là Tiến sĩ toán học ở Paris, thỉnh thoảng có về dạy tại TP HCM. Có lần đến thăm tôi, nhìn thấy ảnh bố trên bàn thờ nhà tôi, nó cứ khóc mãi”. Ngôi nhà 19B Trần Hưng Đạo (Hà Nội), nơi gia đình giáo sư Phạm Song đang sống, chính là chỗ ở của bác sĩ Thạch khi sinh thời.

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch hy sinh ở tuổi 59 trên chiến trường miền Nam. Tên ông hiện được đặt cho nhiều đường phố và một bệnh viện ở Việt Nam.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *