MỤC LỤC VĂN BẢN

*

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG ********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ********

Số: 55-HĐBT

Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 1984

NGHỊ QUYẾT

I

Những năm qua, trong hoàn cảnh đấtnước có nhiều khó khăn, sự nghiệp y tế vẫn không ngừng phát triển và đạt đượcnhiều thành tựu đáng kể.

Đang xem: 5 quan điểm của đảng về công tác y tế

Công tác phát hiện và ngăn chặnmột số dịch bệnh đã được thực hiện có hiệu quả. Nhiều cơ sở y tế đã cứu chữa đượcnhững trường hợp hiểm nghèo, hạ thấp tỷ lệ tử vong.

Ngành dược đã có nhiều cố gắngkhai thác nguồn dược liệu trong nước, khắc phục được một phần khó khăn về thuốcchữa bệnh cho nhân dân và xuất khẩu.

Mạng lưới y tế, nhất là ở cơ sở,tiếp tục mở rộng và hình thành được hệ thống tổ chức y tế trên địa bàn huyện. Độingũ cán bộ được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Công tác y học dân tộcđược chú trọng hơn trước. Hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật được đẩy mạnhvà đã phát huy những kết quả thiết thực.

Phong trào thi đua với các đơn vịy tế tiên tiến như bệnh viện Vân Đình, trạm y tế xã Quỳnh Giang, hiệu thuốc ThườngTín, phòng y tế thị xã Mỹ Tho đã có tác dụng nâng cao chất lượng các hoạt độngy tế.

Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạchnhằm hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số ngày càng được mở rộng và đạt được kết quảbước đầu.

Song bên cạnh những ưu điểm nóitrên công tác y tế còn có những nhược điểm, khuyết điểm sau đây:

Chưa nắm vững đường lối y tế xãhội chủ nghĩa trong tình hình kinh tế – xã hội của nước ta hiện nay, chưa nhậnthức đầy đủ cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai con đường và cuộc đấu tranh chống địchphá hoại trên lĩnh vực y tế. Vì vậy, công tác giáo dục chính trị tư tưởng chocán bộ, nhân viên y tế chưa được chú trọng đúng mức và chưa thực hiện thườngxuyên. ở nhiều nơi, tinh thần công tác, thái độ phục vụ người bệnh của cán bộ,nhân viên y tế giảm sút; nhiều biểu hiện tiêu cực phát triển trong việc khám bệnh,chữa bệnh cũng như cung cấp thuốc men đã làm ảnh hưởng tới chất lượng công tácy tế cũng như lòng tin yêu của nhân dân đối với ngành y tế.

Mạng lưới y tế cơ sở ngày một mởrộng nhưng chậm được củng cố; hoạt động y tế ở nhiều vùng còn yếu kém, nhất là ởmiền núi, biên giới, hải đảo, vùng kinh tế mới và nhiều vùng ở đồng bằng sông CửuLong.

Phong trào vệ sinh phòng bệnhchuyển biến chậm, môi trường bị ô nhiễm nhiều nên dịch bệnh dễ xảy ra và kéodài. Các dịch bệnh nguy hiểm vẫn còn có nguy cơ xảy ra bất cứ ở đâu, bất cứ lúcnào.

Công tác y học dân tộc tuy có đượcchú ý hơn, nhưng chưa tương xứng với yêu cầu chữa bệnh của nhân dân và khả năngcủa y học cổ truyền. Ngành y tế chưa có biện pháp thiết thực kế thừa kinh nghiệm,chưa kết hợp chặt chẽ y học cổ truyền với y học hiện đại. Việc sản xuất dược liệuchưa có kế hoạch chặt chẽ, chưa đáp ứng nhu cầu chữa bệnh. Công tác đào tạo cánbộ, xây dựng mạng lưới, xây dựng chính sách phát triển y học dân tộc tiến hànhquá chậm. Nói chung, trong ngành y vẫn còn tồn tại tình trạng chưa coi trọngđúng mức y học dân tộc, kinh nghiệm chữa bệnh dân gian, cổ truyền; đó là mộtthái độ không khoa học và không phù hợp với thực tế.

Công tác quản lý sản xuất, phânphối, sử dụng thuốc chưa chặt chẽ, do đó chất lượng thuốc bị giảm sút, bị mấtmát nghiêm trọng và không bảo đảm đến người bệnh. Thị trường tự do về thuốcphát triển, nạn đầu cơ tích trữ, buôn lậu, làm thuốc giả chưa bị chặn đứng.Công nghiệp sản xuất kháng sinh và hoá dược xây dựng quá chậm; việc trồng, nuôicác loại cây và động vật làm dược liệu chưa được coi trọng đúng mức, chưa có kếhoạch chặt chẽ.

Những khuyết điểm nói trên đãlàm cho tình hình thiếu thuốc chữa bệnh kéo dài và nhiều lúc trở nên căng thẳng.

II

Quán triệt các phương hướng nhiệmvụ và các quan điểm, đường lối về y tế, mà Đại hội lần thứ V của Đảng và cácnghị quyết của Ban chấp hành trung ương Đảng đã đề ra, trong thời gian tới,ngành y tế cần tập trung khả năng, lực lượng để làm tốt các nhiệm vụ chủ yếusau đây:

1. Tăng cường giáo dục, nâng caotinh thần làm chủ tập thể, ý thức tự lực tự cường, nhiệt tình, sáng tạo, pháthuy các tiềm năng sẵn có của toàn ngành phục vụ sự nghiệp bảo vệ và nâng cao sứckhoẻ nhân dân; nâng cao tinh thần công tác và lòng thương yêu quý trọng người bệnh,thực hiện lời dạy của Bác Hồ thầy thuốc như mẹ hiền.

2. Nâng cao chất lượng các hoạtđộng y tế, nhất là trong các khâu khám bệnh, chữa bệnh, cấp cứu; tích cực phòngvà chống các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là sốt rét, sốt xuất huyết, tả, dịch hạch,bạch hầu, bại liệt, giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh nhiễm khuẩn xuống mức thấpnhất, ngăn ngừa bệnh dại.

3. Có kế hoạch từng bước bảo vệmôi trường, nhất là ở các đô thị, vùng công nghiệp. Khôi phục và phát triểnphong trào vệ sinh yêu nước, kết hợp chặt chẽ hoạt động chuyên môn của ngành vớiphong trào quần chúng, kết hợp kỹ thuật hiện đại với biện pháp dân gian.

4. Đẩy mạnh công tác vận độngsinh đẻ có kế hoạch để giảm nhanh hơn nữa về tốc độ phát triển dân số.

5. Phát huy tiềm năng phát triểnsản xuất dược liệu để bảo đảm nhu cầu thuốc chữa bệnh thông thường cho nhân dânvà đẩy mạnh xuất khẩu nhằm từng bước tự cân đối về xuất nhập khẩu trong ngành ytế. Quản lý chặt chẽ thuốc chữa bệnh để bảo đảm phân phối thuốc đến người bệnh.Nhà nước phải quản lý chặt chẽ việc sản xuất, phân phối thuốc chữa bệnh, triệtđể xoá bỏ thị trường tự do, nghiêm trị bọn ăn cắp, đầu cơ tích trữ thuốc, sảnxuất và lưu hành thuốc giả.

6. Tranh thủ sự giúp đỡ của bênngoài để bổ sung cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại cho ngành và bảo đảm hoá chất,vật tư, nguyên liệu cho nhu cầu phòng, chống dịch, sản xuất thuốc và vác xin.

7. Tăng cường việc kết hợp y họccổ truyền với y học hiện đại. Cần có kế hoạch cụ thể, ngay từ năm 1984 – 1985,áp dụng rộng rãi các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc như châm cứu, xoabóp, chích lể, khí công, dưỡng sinh… đào tạo cán bộ biết sử dụng thuốc dân tộcvà làm châm cứu cho các cơ sở chữa bệnh, kể cả trạm y tế xã, phường, cơ quan,đơn vị.

8. Củng cố mạng lưới y tế, nhấtlà y tế cơ sở. Cải tiến tổ chức và hoạt động của bộ máy ở huyện, tỉnh phù hợp vớiđặc diểm của từng vùng, nhằm kết hợp tốt y tế phổ cập với y tế chuyên sâu và bảođảm nhiệm vụ trong thời bình cũng như khi xảy ra chiến tranh.

Chú trọng công tác đào tạo, bồidưỡng cán bộ để nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ quản lý; xây dựng độingũ cán bộ đầu đàn về khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và cán bộ Y học dân tộc.

Từ nay cho đến hết năm 1985, cầnđạt các mục tiêu quan trọng sau đây:

1. Xây dựng phong trào vệ sinhyêu nước rộng khắp trong cả nước, đồng thời giám sát chặt chẽ các bệnh dịch,không để dịch lớn xảy ra. Trường hợp có dịch xảy ra phải được dập tắt kịp thời,nhanh chóng; không để lây lan và kéo dài. Phấn đấu hạ thấp tỷ lệ mắc và chết docác bệnh nhiễm khuẩn, hạ tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét xuống còn 0,3 % so với tổngsố lam máu; Có biện pháp cụ thể phòng và chống bệnh sốt xuất huyết.

2. Nâng cao chất lượng công táckhám bệnh, chữa bệnh, cấp cứu. Bảo đảm mỗi người dân được khám bệnh 3 lần trong1 năm, tăng thêm giường bệnh cho trẻ em. Chú trọng các đối tượng trẻ em, phụ nữ,công nhân, viên chức, người già, người mắc bệnh xã hội.

3. Về công tác vận động sinh đẻcó kế hoạch phải phấn đấu hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số xuống 1,7 % trong cảnước vào năm 1985.

4. Bảo đảm nhu cầu thuốc chữa bệnhthông thường cho nhân dân, không để thiếu thuốc ở các cơ sở chữa bệnh.

Hoàn thành cơ bản công tác cải tạoxã hội chủ nghĩa thị trường về thuốc, không còn tư nhân bán tân dược và chữa bệnhtư.

III

Sau đây là những biện pháp cụ thể:

1. Về công tác vệ sinh phòng dịch,bảo vệ môi trường:

Trong 2 năm 1984-1985 phải giảiquyết cơ bản vấn đề cung cấp nước sạch cho các thành phố và chấm dứt việc dùngphân tươi bón rau, nuôi cá; ban hành quy chế cụ thể về việc quản lý và sử dụngcác hoá chất trừ sâu để tránh nhiễm độc cho người.

Phát triển phong trào vệ sinhyêu nước, đồng thời thực hiện tiêm chủng vắc xin theo lịch, đúng đối tượng,đúng kỹ thuật. Ngành y tế phải có kế hoạch sản xuất đủ vắc xin, thuốc men chocông tác phòng chống dịch, các bệnh nhiễm khuẩn và các bệnh xã hội.

Đẩy mạnh phong trào thi đua 5 dứtđiểm của ngành y tế (đạt các chỉ tiêu về 3 công trình vệ sinh, trồng và sử dụngthuốc nam, vận động sinh đẻ có kế hoạch xây dựng mạng lưới y tế địa phương, quảnlý sức khoẻ toàn dân). Xây dựng đơn vị y tế tiên tiến. Phối hợp với các cơ quantuyên truyền và ngành giáo dục để phổ biến sâu rộng kiến thức về vệ sinh thườngthức trong các trường học và các tầng lớp nhân dân.

Bộ Y tế cùng các ngành có liênquan tăng cường công tác vệ sinh lao động, phòng chống các bệnh nghề nghiệp, vệsinh học đường, vệ sinh thực phẩm và ăn uống công cộng, xây dựng quy tắc vệsinh ở từng địa phương.

Bộ Nội thương ưu tiên cung cấpchăn màn và quần áo chống rét cho nhân dân miền núi, vùng có sốt rét nặng.

Xem thêm: Top 5 Bác Sĩ Tư Vấn Sức Khoẻ Qua Điện Thoại 24 24, Tư Vấn Sức Khỏe Online

Bộ Nông nghiệp, Bộ Lương thực cầnbảo đảm chỉ tiêu cung cấp bê, nghé, và lương thực, đậu hạt các loại… để nuôisúc vật sản xuất vác xin và kiểm định thuốc.

2. Nâng cao chất lượng khám bệnh,chữa bệnh và cấp cứu.

Bộ Y tế cần có biện pháp cụ thểnâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và cấp cứu. Trước hết, cần tăng cườnggiáo dục tinh thần thương yêu người bệnh, nêu cao tinh thần trách nhiệm, thái độphục vụ tốt, khuyến khích việc phát huy tài năng, sáng tạo, khắc phục khó khăncủa thầy thuốc; Chấn chỉnh các bệnh viện cho vệ sinh, trật tự, việc sử dụng thuốcđược hợp lý và an toàn.

Tăng cường công tác quản lý cáccơ sở khám và chữa bệnh nói chung. Đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng khámvà chữa bệnh ở các bệnh viện huyện; Củng cố các chuyên khoa ở tuyến tỉnh và ởtrung ương để giải quyết những ca khó và phát trển công tác nghiên cứu khoa học.

Kết hợp với việc điều trị, cácngành lương thực, thực phẩm bảo đảm cung cấp đủ số lượng và ưu tiên về chất lượnglương thực, thực phẩm cho bệnh nhân. Bệnh nhân được cung cấp thực phẩm theotiêu chuẩn, định lượng và theo giá chỉ đạo bán lẻ của Nhà nước. Cơ quan Tàichính bảo đảm bù phần chênh lệch giữa giá chỉ đạo và giá kinh doanh, nếu có,cho cơ quan thương nghiệp.

Kết hợp khả năng của Trung ươngvà địa phương, ngành và cơ sở để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiếtcũng như đáp ứng một số yêu cầu trước mắt về sửa chữa, xây dựng nhà cửa, bổsung máy móc, thiết bị cho các bệnh viện.

Phát triển phương thức chữa bệngngoại trú và chữa bệnh tại nhà để khắc phục tình trạng thiếu giường điều trị.Phát triển các cơ sở điều dưỡng riêng, tách khỏi bệnh viện.

Xúc tiến việc xây dựng các địnhmức kinh phí, lao động, thực hiện chế độ tiền thưởng trong bệnh viện. Các cơ sởđiều trị phải thường xuyên nhận bệnh nhân quá mức quy định được cấp thêm kinhphí và cán bộ, nhân viên phục vụ được hưởng thêm phụ cấp.

Trước mắt cần giao cho bệnh viênViệt Xô làm nhiệm vụ bệnh viện Chính phủ. Bộ Y tế có kế hoạch tăng cường cán bộgiỏi và cơ sở vật chất, kỹ thuật cho bệnh viện Việt Xô; Uỷ ban kế hoạch Nhà nướctính toán bổ sung vốn đầu tư thiết bị để xây dựng bệnh viện hoàn chỉnh trong kếhoạch 1986-1990.

3. Về công tác sinh đẻ có kế hoạch.

Cần kết hợp các biện pháp chínhtrị, tư tưởng, khoa học kỹ thuật và kinh tế để giảm nhanh tỷ lệ phát triển dânsố.

Bộ Y tế cùng với các ngành vàcác đoàn thể có liên quan xây dựng trình Hội đồng Bộ trưởng sửa đổi các chínhsách khuyến khích việc thực hiện chủ trương sinh đẻ có kế hoạch nhằm hạn chế mạnhmẽ tình trạng đẻ sớm, đẻ dầy và đẻ nhiều.

4. Công tác dược.

Cần có kế hoạch sớm hình thànhngành công nghiệp dược sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu trong nước, đồng thờiđẩy mạnh sản xuất dược phẩm, và công nghiệp kháng sinh, công nghiệp hoá dược. BộY tế cần có phương án cụ thể giúp đỡ và hướng dẫn các tỉnh, thành phố phát triểnsản xuất dược liệu với quy mô lớn, xây dựng những vùng nuôi trồng và chế biếndược liệu tập trung, nhất là các cây có tinh dầu như tràm, bạc hà, hương nhu,quế, sa nhân, v.v. .., các loại dược liệu quý và có giá trị xuất khẩu nhằm giảiquyết nhu cầu thuốc chữa bệnh trong nước và tạo nguồn thu ngoại tệ.

Bộ Y tế có thể thành lập công tyxuất nhập khẩu để tổ chức và quản lý thống nhất việc xuất khẩu hàng dược phẩmvà dược liệu, nhập khẩu các nguyên liệu, hoá chất cho sản xuất thuốc và xétnghiệm, các dược phẩm đặc biệt, y cụ và thiết bị y tế…

Ngoài số ngoại tệ được Nhà nướccấp hàng năm theo kế hoạch, cho phép Bộ Y tế được sử dụng toàn bộ số ngoại tệthu được qua xuất khẩu dược phẩm, dược liệu, dịch vụ Y tế với khách nước ngoàivà tiền thu của chuyên gia y tế ta công tác ở nước ngoài để nhập khẩu thuốc menvà trang bị cho ngành.

5. Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Cần có kế hoạch đào tạo và chế độbồi dưỡng cán bộ bằng các hình thức thích hợp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao vềsố lượng cũng như trình độ chuyên môn để cán bộ nắm được và ứng dụng các tiến bộkhoa học kỹ thuật mới trong nước và thế giới. Cải tiến công tác tuyển sinh vàocác trường đào tạo cán bộ nhằm đáp ứng tốt yêu cầu phát triển sự nghiệp y tế củacác địa phương; chú trọng tuyển chọn con em các dân tộc ít người ở miền núi,biên giới, hải đảo, Tây nguyên, và các địa phương vùng đồng bằng sông CửuLong.. . Cần quy hoạch lại hệ thống các trường đào tạo cán bộ về y và dược, đểnâng cao chất lượng cán bộ cũng như hiệu quả của việc đào tạo.

6. Về tổ chứcquản lý.

a) Củng cố tổ chức ngành y tế.

Chấn chỉnh hệ thống tổ chức chogọn nhẹ, có hiệu lực nhằm giảm bớt thành phần trung gian. Cần tổng kết việc thựchiện Nghị quyết số 15-CP về tổ chức mạng lưới y tế địa phương và Quyết định số91-TTg về thống nhất quản lý y tế các ngành, xây dựng đề án chấn chỉnh lại tổchức mạng lưới y tế địa phương và y tế các ngành trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởngxét duyệt.

b) Bổ xung và hoàn chỉnh cácchính sách, chế độ.

Trong khi chờ đợi Nhà nước cảitiến chế độ tiền lương nói chung và thang lương mới cho ngành y tế; cần nghên cứusửa đổi các chế độ thưởng, phụ cấp khám bệnh, chữa bệnh, vệ sinh phòng dịch, chốngsốt rét, phòng, chống các bệnh xã hội cho phù hợp với yêu cầu cần thiết trước mắt.

Bộ Y tế cùng các bộ có liên quanchuẩn bị đề án trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xét duyệt và hướng dẫn việc thựchiện.

c) Tăng cường quản lý kinh tếtrong công tác Y tế.

Cần coi trọng công tác quản lýkinh tế trong ngành y tế. Các đơn vị trong ngành cần có ý thức tính toán hiệuquả kinh tế của từng mặt hoạt động. Cần xây dựng các định mức lao động, kinhphí, vật tư cho thích hợp với từng ngành y, dược, từng loại công việc. Trên cơsở đó, thực hiện chính sách tiền lương, tiền thưởng.

Thực hiện hạch toán kinh tế từngkhâu đối với các cơ sở sản xuất, kể cả sản xuất vác xin. Chuyển hệ thống quảnlý vật tư thành những đơn vị hạch toán kinh tế.

Trên cơ sở thực hiện chế độ hạchtoán kinh tế ở từng đơn vị có đủ điều kiện và theo sự hướng dẫn của Bộ Tàichính, ngành y tế ở mỗi cấp có thể hiện được trích phần lợi nhuận về hoạt độngsản xuất kinh doanh nhằm mở rộng sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật,và lập quỹ phúc lợi cho ngành.

Bảo vệ sức khoẻ nhân dân làtrách nhiệm của các ngành, các cấp. Vì vậy Bộ Y tế cần cụ thể hoá Nghị quyếtnày thành các chương trình hoạt động, phối hợp với các ngành và Uỷ ban nhân dâncác địa phương tổ chức thực hiện cho hiệu quả.

Xem thêm: Ảnh Hưởng Của Sóng Wifi Đến Sức Khỏe ? Những Tác Hại Khôn Lường Của Sóng Wifi

Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, các BộTài chính, Nội thương, Lương thực, Lao động, Ngoại thương, Vật tư và các ngànhliên quan khác có trách nhiệm giải quyết các vấn đề thuộc chức năng ngành mìnhghi trong Nghị quyết này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *