Đất nước ta trong quá trình hội nhập, phát triển năng động nhất từ trước đến nay và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hội, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế. Đó là những thành quả rất đáng tự hào mà chúng ta có được nhờ sự lựa chọn đúng đắn đường lối phát triển kinh tế thị thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng sáng tạo các phương pháp, nguyên lí cơ bản của phát triển kinh tế vào điều kiện Việt Nam. Mà theo Mác việc tích lũy tư bản là những động lực này cuối cùng sẽ dẫn tới thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa Cộng Sản. Chính từ nhận định đó ta thấy được nguồn vốn có vai trò rất lớn đến phát triển đất nước của nước ta hiện nay. Mặc dù chúng ta có đường lối kế hoạch đúng đắn để xây dựng và phát triển kinh tế, mà còn cần đến nguồn vốn rất lớn trong việc tăng trưởng kinh tế. Vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, tạo ra công nghệ tiên tiến tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất theo chiều sâu. Từ những lí do trên tôi chọn đề tài “ Vận dụng lý luận tích lũy tư bản của chủ nghĩa Mác Lenin vào xây dựng nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận.

Đang xem: ý nghĩa của tích lũy tư bản đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế

*
*

Xem thêm: Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Quận Hà Đông – Cơ Sở Đủ Điều Kiện Tiêm Chủng

Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng lý luận tích lũy tư bản của chủ nghĩa Mác Lenin vào xây dựng nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Xem thêm: Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Đà Nẵng, Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. lý do chọn đề tài Đất nước ta trong quá trình hội nhập, phát triển năng động nhất từ trước đến nay và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hội, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế. Đó là những thành quả rất đáng tự hào mà chúng ta có được nhờ sự lựa chọn đúng đắn đường lối phát triển kinh tế thị thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng sáng tạo các phương pháp, nguyên lí cơ bản của phát triển kinh tế vào điều kiện Việt Nam. Mà theo Mác việc tích lũy tư bản là những động lực này cuối cùng sẽ dẫn tới thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa Cộng Sản. Chính từ nhận định đó ta thấy được nguồn vốn có vai trò rất lớn đến phát triển đất nước của nước ta hiện nay. Mặc dù chúng ta có đường lối kế hoạch đúng đắn để xây dựng và phát triển kinh tế, mà còn cần đến nguồn vốn rất lớn trong việc tăng trưởng kinh tế. Vốn là cơ sở để tạo ra việc làm, tạo ra công nghệ tiên tiến tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất theo chiều sâu. Từ những lí do trên tôi chọn đề tài “ Vận dụng lý luận tích lũy tư bản của chủ nghĩa Mác Lenin vào xây dựng nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận.2. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu2.1. Mục đích – Tìm hiểu sâu hơn về tích lũy tư bản và những thay đổi trong bối cảnh hiện nay. – Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện nay hóa theo đường lối chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước ta.2.2. Nhiệm vụ – Đưa ra những lập luận đúng đắn để chỉ rõ vai trò của tích lũy tư bản – Vận dụng những lý luận vào nền kinh tế Việt Nam.2.3 Phạm vi nghiên cứuNghiên cứu trong phạm vi nền kinh tế ở Việt Nam3. Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp biện chứng duy vật-Phương pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử-phương pháp phân tích tổng hợp4. Ý nghĩa của đề tàiThấy được tầm quan trọng của tích lũy tư bản đến sự phát triển kinh tế. Đồng thời thấy được vốn là cơ sở để thúc đẩy tạo ra việc làm, công nghệ mới để phát triển đất nước.5. Kết cấu đề tài -Gồm 4 phần: + Phần mở bài + Phần nội dung + Phần kết luận + Phần tài liệu tham khảo-Gồm 2 chương : chương 1 Cơ sở lí luận tích lũy tư bản Chương 2 Vận dụng tích lũy tư bản vào xây dựng nền kinh tế Việt Nam hiện nayB. PHẦN NỘI DUNGChương 1CƠ SỞ LÍ LUẬN TÍCH LŨY TƯ BẢN1.1. Những vấn đề chung về tích lũy tư bản 1.1.1. Thực chất của tích lũy tư bản Trong bất kì xã hội nào, để đáp ứng đước nhu cầu vật chất và tinh thần thì cần sản xuất của cải vật chất. Do đó nền sản xuất luôn trong quá trình tái sản xuất. Đối với tư bản tái sản xuất giản đơn không phải là tái dân xuất của nó mà tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất mở rộng là lặp lại quá trình sản xuất với quy mô lớn hơn, không phải xã hội có thể bù đắp lại tư liệu vật chất đã tiêu dùng mà đồng thời còn sản xuất thêm. Muốn vậy, phải biến một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Việc sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản hay sự chuyển hoá giá trị thặng dư trở lại thành tư bản. Như vây, thực chất của tích lũy tư bản là quá trình tư bản hoá giá trị thặng dư. Nói một cách cụ thể tích lũy tư bản là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng. Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hoá thành tư bản là vì giá trị thặng dư đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới Có thể minh hoạ tích lũy tư bản và tái sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng ví dụ: s tư bản bỏ ra K= 1000; c/v= 4/1; m”= 100% Năm thứ nhất: Quy mô sản xuất 800c+200v+200m=1200 200 m chia thành: + 100m1 tiêu dùng cá nhân + 100m2 tích lũy( 80c mua máy móc, 20v tuyển công nhân) Năm thứ hai: Quy mô sản xuất 880c + 220v +220m. Vậy tư bản bất biết ( c ) và tư bản khả biến ( v )tăng lên , m cũng tăng theoNghiên cứu tích lũy và tái sản xuất tư bản chủ nghĩa cho phép rút ra những kết luận vạch rõ bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa:Một là nguồn gốc duy nhất của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư và tư bản tích lũy chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản C. Mác nói rằng“ tư bản ứng trước như là giọt nước nhưng tích lũy là dòng sông của tích lũy mà thôi. Trong quá trình tái sản xuất, lãi (m) cứ đập vào vốn , vốn càng lớn thì lãi càng lớn , do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại trở thành phương tiện để bóc lột chính người công nhân .Thứ hai, quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hoá biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Trong sản xuất hàng hoá giản đơn, sự trao đổi giữa những người sản xuất hàng hoá theo nguyên tắc ngang giá về cơ bản không dẫn tới người này chiếm đoạt lao động không công của người kia . Trái lại , nền sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm đoạt một phần lao động của công nhân , mà còn là người sở hữu hợp pháp lao động không công đó. Nhưng điều đó không vi phạm quy luật giá trị. 1.1.2. Động cơ của tích lũy tư bản Động cơ thúc đẩy tích lũy và tái sản xuất mở rộng là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản – quy luật giá trị thặng dư . Để thực hiện mục đích đó các nhà tư bản không ngừng tích lũy để mở rộng sản xuất, xem đó là phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột công nhân làm thuê và làm giàu cho bản thân. Như vậy, tích lũy tư bản giữ vai trò quyết định làm cho nền sản xuất tư bản lớn nhanh, không có tích lũy thì không có quy mô sản xuất lớn hơn. Do đó, không có thêm lợi ích kinh tế, điều này không thể chấp nhận đối với một nhà tư bản và chiếm dụng vốn để phát triển. Mặc khác , do cạnh tranh buộc các nhà tư bản phải không ngừng làm cho tư bản của mình tăng lên bằng cách tăng nhanh tư bản tích lũy. Nếu không tích lũy thì sẽ không thể giữ vững trên thị trường, đồng nghĩa của sự phá sản của tư bản.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô của tích lũy tư bảnVới một khối lượng giá trị thặng dư nhất định thì quy mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào tỉ lệ phân chia khối lượng của giá trị thặng dư đó thành quỹ tích lũy và quỹ tiêu dung của nhà tư bản, nhưng nếu tỉ lệ phân chia đó đã được xác định, thì quy mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Do đó, những nhân tố ảnh hưởng tới khối lượng giá trị thặng dư cũng là nhân tố quyết định quy mô của tích lũy tư bản. Những nhân tố đó là:1.1.4. Trình độ bóc lột sức lao động Các nhà tư bản nâng cao trình độ bóc lột sức lao động bằng cách cắt xén vào tiền công. Khi nghiên cứu sự sản xuất giá trị thặng dư, C.Mác giả định rằng sự trao đổi giữa công nhân và nhà tư bản là sự trao đổi ngang giá, tức là tiền công bằng giá trị sức lao động. Nhưng trong thực tế, công nhân không chỉ bị nhà tư bản chiếm đoạt lao động thặng dư, mà còn bị chiếm đoạt một phần lao động tất yếu, tức cắt xén tiền công, để tăng tích luỹ tư bản.Các nhà tư bản còn nâng cao trình độ bóc lột sức lao động bằng cách tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động để tăng khối lượng giá trị thặng dư, nhờ đó tăng tích luỹ tư bản. Cái lợi ở đây còn thể hiện ở chỗ nhà tư bản không cần ứng thêm tư bản để mua thêm máy móc, thiết bị mà chỉ cần ứng tư bản để mua thêm nguyên liệu là có thể tăng được khối lượng sản xuất, tận dụng được công suất của máy móc, thiết bị, nên giảm được hao mòn vô hình và chi phí bảo quản của máy móc, thiết bị. 1.1.1.5. Trình độ năng suất lao động xã hộiNếu năng suất lao động xã hội tăng lên, thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng giảm xuống. Sự giảm này đem lại hai hệ quả cho tích luỹ tư bản:Một là, với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích luỹ có thể tăng lên, nhưng tiêu dùng của các nhà tư bản không giảm, thậm chí có thể cao hơn trước;Hai là, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích luỹ có thể chuyển hoá thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm lớn hơn trước.Do đó, quy mô của tích luỹ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư được tích luỹ, mà còn phụ thuộc vào khối lượng hiện vật do khối lượng giá trị thặng dư đó có thể chuyển hoá thành. Như vậy năng suất lao động xã hội tăng lên sẽ có thêm những yếu tố vật chất để biến giá trị thặng dư thành tư bản mới, nên làm tăng quy mô của tích luỹ. Nếu năng suất lao động cao, thì lao động sống sử dụng được nhiều lao động quá khứ hơn, lao động quá khứ đó lại tái hiện dưới hình thái có ích mới, được sử dụng làm chức năng của tư bản ngày càng nhiều, do đó cũng làm tăng quy mô của tích luỹ tư bản.1.1.6. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùngTrong quá trình sản xuất, tư liệu lao động (máy móc, thiết bị) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng chúng chỉ hao mòn dần, do đó giá trị của chúng được chuyển dần từng phần vào sản phẩm. Vì vậy có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Mặc dù đã mất dần giá trị như vậy, nhưng trong suốt thời gian hoạt động, máy móc vẫn có tác dụng như khi còn đủ giá trị. Do đó, nếu không kể đến phần giá trị của máy móc chuyển vào sản phẩm trong từng thời gian, thì máy móc phục vụ không công chẳng khác gì lực lượng tự nhiên. Máy móc, thiết bị càng hiện đại, thì sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn, do đó sự phục vụ không công của máy móc càng lớn, tư bản lợi dụng được những thành tựu của lao động quá khứ càng nhiều. Sự phục vụ không công đó của lao động quá khứ là nhờ lao động sống nắm lấy và làm cho chúng hoạt động. Chúng được tích luỹ lại cùng với quy mô ngày càng tăng của tích luỹ tư bản.1.1.7. Quy mô của tư bản ứng trướcVới trình độ bóc lột không thay đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư do khối lượng tư bản khả biến quyết định. Do đó quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn, do đó tạo điều kiện tăng thêm quy mô của tích luỹ tư bản.Từ sự nghiên cứu bốn nhân tố quyết định quy mô của tích luỹ tư bản có thể rút ra nhận xét chung là để tăng quy mô tích luỹ tư bản, cần khai thác tốt nhất lực lượng lao động xã hội, tăng năng suất lao động, sử dụng triệt để công suất của máy móc, thiết bị và tăng quy mô vốn đầu tư ban đầu.1.2. Các quy luật chung của tích lũy tư bản1.2.1. Quá trình tích lũy tư bản là quá trình cấu tạo hữu cơ của tích lũy tư bảnSản xuất bao giờ cùng là sự kết hợp giữa hai yếu tố: tư liệu sảnxuất và sức lao động. Sự kết hợp của chúng dưới hình thái hiện vật gọi làcấu tạo kỹ thuật.Cấu tạo kỹ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa số lượng tư liệulaođộng và khối lượng tư bản cần thiết để sử dụng các tư liệu đó. Cấu tạo kỹthuật là cấu tạo hiện vật, nên nó biểu hiện dưới hình thức: số llượng máymóc, nguyên liệu, năng lượng do công nhân sử dụng trong một thời giannào đó. Cấu tạo kỹ thuật phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sảnxuất.Cấu tạo giá trị của tư bản là tỷ lệ theo đó tư bản phân thành tưbản bất biến và tư bản khả biến (hay giá trị của sức lao động) cần thiết đểtiến hành sản xuất.Cấu tạo kỹ thuật thay đổi sẽ làm cấu tạo giá trị thay đổi.C.Mácđã dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản để phản ánh mối quan hệ đó.Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị tư bản, do cấu tạo kỹ thuậtquyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản.Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, do tác động thườngxuyên của tiến bộ khoa học, cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng không ngừngbiến đổitheo hướng ngày càng tăng lên. Sự tăng lên đó biển hiện ở chỗ: bộphận tư bản bất biến tăng nhanh hơn bộ phận tư bản khả biến, tư bản bấtbiến tăng tương đối và tăng tuyệt đối, còn tư bản khả biến có thể tăng tuyệtđối nhưng lại giảm xuống tương đối.Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản làm cho khối lượng tưliệu sản xuất tăng lên, trong đó sự tăng lên của máy móc thiết bị là điềukiện để tăng năng suất lao động, còn nguyên liệu tăng theo năng suất laođộng. Nó đòi hỏi việc sử dụng lao động mới được đào tạo với giá trị sứclao động cao nhưng năng suất lao động tăng cao lại làm cho hàng hóa kỹthuật hiện đại giảm xuống. Xu hướng chung là tỷ trọng người lao động cótrình độ cao, lao động trí tuệ ngày càng tăng lên, gây nên những hậu quả xãhội tiêu cực đối với toàn bộ đội ngũ người lao động làm thuê 1.1.2. Quá trình tích lũy tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bảnTích tụ và tập trung tư bản là quy luật phát triển của nền sảnxuất lớn tư bản chủ nghĩa.Tích tụ tư bản và việc tăng quy mô của tư bản cá biệt bằng cáchtích lũy của từng nhà tư bản riêng rẽ, nó là kết quả tất nhiên của tích lũyTích tụ tư bản một mặt là yêu cầu của việc mở rộng sản xuất, ứng dụng tiếnbộ kỹ thuật, mặt khác sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư trong quátrình phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa lại tạo khả năng cho tích tụ tư bản. Tập trung tư bản là sự hợp nhất một số tư bản nhỏ thành một tư bảnlớn cá biệt.Đây là sự tích tụ những tư bản đã hình thành, là sự thủ tiêu tínhđộc lập riêng biệt của chúng, là việc nhà tư bản này tước đoạt nhà tư bảnkhác, là việc biến tư bản nhỏ thành số ít tư bản lớn.Tích tụ và tập trung tư bản giống nhau ở chỗ đều làm tăng quymô của tư bản cá biệt, nhưng khác nhau ở chỗ nguồn tích tụ tư bản là giá trịthặng dư tư bản hóa, còn nguồn tập trung tư bản là hình thành trong xã hội.Do tích tụ tư bản mà tư bản cá biệt tăng lên, làm cho tư bản xã hội cũngtăng theo. Còn tập trung tư bản chỉ là sự bố trí lại các tư bản đã có quy môtư bản xã hội vẫn như cũ.Tích tụ tư bản thể hiện mối quan hệ giữa tư bản và lao động,còn tập trung tư bản thì biểu hiện mối quan hệ giữa những nhà tư bản vớinhau. Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển sản xuất tưbản chủ nghĩa. Nhờ có sự tập trung tư bản mà tổ chức được một cách rộnglớn lao động hợp tác, biến quá trình sản xuất rời rạc, thủ công thành quátrình sản xuất theo quy mô lớn, hiện đại.Tập trung tư bản không những dẫn đến sự thay đổi về lượng củatư bản mà còn làm cho tư bản có một chất lượng mới, làm cho cấu tạo hữucơ của tư bản tăng lên, nhờ đó năng suất lao động tăng lên nhanh chóng.Chính vì vậy, tập trung tư bản trở thành đòn bẩy mạnh mẽ của tích lũy tưbản.Quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng, do đó nềnsản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng được xã hội hóa, làm cho mâu thuẫnkinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản càng trở nên sâu sắc.1.2.3. Quá trình tích lũy tư bản là quá trình bần cùng hóa giai cấp vô sảnSự phân tích trên cho thấy, cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càngtăng là một xu hướng phát triển khách quan của sản xuất tư bản chủ nghĩa.Do vậy, số cân tương đối về sức lao động cũng có xu hướng ngày cànggiảm. Đó là nguyên nhân gây ra nạn nhân khẩu thừa tương đối, hay cầu sứclao động giảm một cách tương đối.Có ba hình thái nhân khẩu thừa: Nhân khẩu thừa lưu động, nhân khẩu thừa tiềm tàng, nhân khẩu thừa ngừng trệ. Nạn thất nghiệp đã dẫn giai cấp công nhân đến bần cùnghóa. Bần cùng hóa giai cấp công nhân là hậu quả tất nhiên của quá trình tíchlũy tư bản. Bần cùng hóa tồn tại dưới hai dạng: bần cùng hóa tuyệt đối và bần cùng hóa tương đối. Bần cùng hóa tuyệt đối của công nhân biểu hiện mức sống bị giảm sút. Sự giảm sút này không chỉ xảy ra trong trường hợp tiêu dùng cá nhân tụt xuống tuyệt đối, mà còn khi tiêu dùng cá nhân tăng lên, nhưng mức tăng đó chậm hơn mức tăng nhu cầu do chi phí sức lao động nhiều hơn.Chương 2VẬN DỤNG TÍCH LŨY TƯ BẢN VÀO XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY2.1. Khái quát tình hình tích lũy vốn ở Việt NamĐất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, nhất là hơn 20 năm đổi mới vừa qua, tốc độ tăng trưởng khá cao, sản xuất phát triển, có tích luỹ từ nội bộ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Để giữ được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc tích lũy, huy động vốn cho nền kinh tế.Trước đây trong nền kinh tế bao cấp, tiêu dùng còn thiếu thốn thì quá trình tích lũy vốn còn gặp rất nhiều trở ngại. Nhà nước lại can thiệp quá sâu vào nền kinh tế dẫn đến việc tổ chức doanh nghiệp không thể phát huy hết khả năng của mình, nhiệm vụ tích tụ và tập trung vốn không đạt được hiệu quả. Từ khi chuyển đổi nền kinh tế, đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, thu nhập quốc dân tăng lêntuy nhiên nó vẫn còn quá nhỏ bé so với nền kinh tế thế giới. Một trong những nguyên nhân chính là thực trạng tích lũy vốn của ta chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, quy mô vốn của các doanh nghiệp thấp. Sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta bắt đầu từ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1960 đến 1964 do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đề ra. Quá trình này có thể được chia thành 2 thời kỳ: Thời kỳ 1960- 1985:CNH được tiến hành trong điều kiện cơ chế kinh tế tập trung quan liêu, bao cấpThời kỳ 1986 đến nay: CNH gắn liền với quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Từ năm 1986 đến nay, cùng với công cuộc đổi mới, mở cửa, các kênh huy động vốn cho CNH, HĐH cũng bắt đầu phong phú, linh hoạt hơn. Đối với nguồn vốn nước ngoài, ngoài hình thức cũ là vay nợ và viện trợ, đã có thêm hình thức đầu tư trực tiếp. Nguồn vốn trong nước cũng được bổ xung một số kênh mới, đặc biệt là từ khi có pháp lệnh Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, tín dụng và công ty Tài chính . Theo 2 pháp lệnh này, hệ thống ngân hàng một cấp ở nước ta đã chuyển sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Các Ngân Hàng Thương Mại có thể được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần và được phép thực hiện đa dạng hoá các nghiệp vụ. Đây là tiền đề pháp lý đầu tiên cho phép các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam có thêm nhiều khả năng thực hiện các nghiệp vụ tài chính, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn.. Tính chung tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện cả giai đoạn 1996 – 2000 thì cả nước đạt 394,1 ngàn tỷ đồng, tăng 66,7% so với giai đoạn 1991 – 1995. Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 1996-2000 chiếm trong GDP bình quân là 28,6% năm. Tích luỹ nội bộ của nền kinh tế từ mức không đáng kể đã tăng lên 25%GDP. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay : năm 2001- 2006 chiếm 28,2% so với tỷ lệ đóng góp của vốn đầu tư là 52,7% năm 2007 tốc độ tăng trưởng tín dụng là 53,9%, gấp 3,1 lần tốc độ tăng GDP theo giá thực tế; năm 2008 tăng 39,6%, gấp 3,3 lần, năm 2009 tăng 34,8%, năm 2010 tăng 37 ,5%, năm 2011- 2017 chiếm nguồn vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 15.524 tỷ đồng; trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước thực hiện 1.150 tỷ đồng. Trong các nguồn vốn cấu thành nên tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, nguồn vốn Nhà nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Trong khi đó thì nguồn vốn ngoài Quốc doanh qua các năm 1996-2000 lại có chiều hướng Vốn đầu tư toàn xã hội ngày càng giảm sút, mặc dù năm 2000 có tăng hơn 1999 nhưng vẫn ở mức thấp so với năm 1995. Trong tổng số vốn đầu tư ngoài quốc doanh thì vốn trong nước ước tính đạt 674,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước và bằng 32,8% GDP tính đến năm 2017, dân cư chiếm tỷ trọng lớn, trên 80%, còn vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm dưới 20%. cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phân theo ngành kinh tế cũng đã có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề huy động và sử dụng vốn trong nước hiện nay đang bộc lộ những yếu kém cần khắc phục. Ngân sách nhà nước luôn ở trong tình trạng căng thẳng, không thể đáp ứng đủ các yêu cầu cho đầu tư phát triển và các yêu cầu cấp bách về xã hội. Đầu tư của nhà nước bị phân tán do phải đáp ứng quá nhiều nhiệm vụ. Các nguồn thu từ đất đai, nhà ở, các loại dịch vụ công ích như: viện phí, phí cung cấp điện, nước,… còn để thất thoát và lãng phí lớn. Đóng góp của nhân dân để xây dựng mới và cải tạo trường học, trạm xá, giao thông địa phương,…vào sự nghiệp Văn hoá – Giáo dục – Y tế,… chưa được thể chế hoá, sử dụng và quản lý kém hiệu quả, bất hợp lý, bị lạm dụng và thất thoát. Số vốn huy động được thông qua hệ thống tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, không đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển và chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Vốn đầu tư trực tiếp của khu vực kinh tế tư nhân trong nước vẫn ở quy mô nhỏ, tập trung chủ yếu (80%) vào các lĩnh vực: thương mại, dịch vụ phục vụ tiêu dùng. Một bộ phận không nhỏ vốn trong nước đã huy động vào hệ thống Ngân Hàng Thương Mại đang bị ứ đọng, không chuyển thành

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *