Vườn thuốc nam là một trong những tiêu chí bắt buộc của Bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Vì vậy, nhiều trạm y tế đã trồng và phát triển vườn cây thuốc nam cũng như phát huy hiệu quả của nó trong khám chữa bệnh cho nhân dân địa phương.Góp phần nâng cao công tác khám chữa bệnh ban đầu.

Đang xem: Vườn thuốc nam tại trạm y tế xã

Nằm gọn trong khuôn viên của Trạm Y tế là vườn thuốc nam, diện tích khoảng 60m2, với hơn 60 loại cây thuốc, được chia làm 8 nhóm dùng để chữa một số bệnh thường gặp như ho, cảm sốt, rối loạn tiêu hóa, mụn nhọt, xương khớp, lợi tiểu, rối loạn kinh nguyệt, bệnh gan, nhuận trường…Có rất nhiều cây thuốc quen thuộc gần gũi với người dân như, cúc tần, rau diếp cá, ngũ gia bì, rau đắng, rau má, húng chanh, sả, đinh lăng, mã đề, thiên môn, trắc bá diệp,nghệ, gừng….

*

Công tác chăm sóc vườn thuốc nam luôn được chú trọng

Để có được vườn thuốc nam xanh tươi và nhiều cây thuốc quý, các nhân viên y tế đã phải bỏ công sứcchăm sóc chu đáo. Anh Lê Tấn Mẫn YSYHCT của TYT xã cho biết: “Nhu cầu điều trị bệnh bằng cây thuốc nam của người dân ngày càng cao, vì vậy y sỹ của trạm luôn chú trọng chăm sóc vườn cây, không những thế vườn thuốc còn được trồng thêm nhiều cây thuốc mới do nhân viên của trạm đi nhân giống của trạm khác hay xin giống từ các hộ gia đình trong xã. Hầu hết cây thuốc nam đều lành tính, ít tác dụng phụ, tiện lợi và ít tốn kém chi phí nên được nhiều bệnh nhân sử dụng”.Hiện tại, trạm y tế vẫn thường xuyên chăm sóc, bổ sung và sử dụng kết hợp giữa đông, tây y trong việc chữa một số bệnh thông thường cho người dân. Khi bệnh nhân đến trạm khám, cán bộ y tế của trạm tuyên truyền, giới thiệu cho người bệnh về cách sử dụng.

Xem thêm: Bơm, Kim Tiêm Các Loại Kim Tiêm Y Tế, Bơm, Kim Tiêm Các Loại

Vườn thuốc nam của trạm y tế xã có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa là nơi tin cậy cho những người dân xung quanh xã tìm đến mỗi khi bị các bệnh thông thường, sơ cứu như sốt, cảm cúm, đau đầu, đau bụng bởi các cây thuốc rất an toàn và không có tác dụng phụ. Vừa để các cán bộ y tế giới thiệu về những cây thuốc quí, cách sử dụng,vừa có tác dụng tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, hướng dẫn người dân nhân giống các loại cây này trong vườn nhà mình để sử dụng khi cần. Từ đó, giúp nâng cao hiểu biết cho người dân, cũng như cách bảo vệ gìn giữ những cây dược liệu quý tại địa phương mình. Vườn thuốc nam còn tạo điều kiện để trạm kết hợp giữa y học hiện đại với y học cổ truyền vừa giúp đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh và tiết kiệm được chi phí cho người dân.

Thực tế cho thấy, so với việc chữa bệnh theo phương pháp tây y, chữa bệnh thông thường bằng các bài thuốc nam có nhiều ưu điểm như tránh được hiện tượng “nhờn thuốc”. Không chỉ bảo đảm tốt tiêu chí vườn cây thuốc nam mẫu trong xây dựng xã chuẩn quốc gia về y tế mà việc phát triển về số lượng, chất lượng và nâng cao hiệu quả vườn cây thuốc nam còn nhằm mục tiêu lưu giữ những bài thuốc cổ truyền của dân tộc, bảo vệ và duy trì nguồn dược liệu quý.

Xem thêm: Cây An Xoa: Đặc Điểm, Phân Loại, Giá Cả, Cách Sử Dụng Hiệu Quả

Việc gìn giữ, phát huy vườn thuốc nam tại trạm y tế là điều rất cần thiết, vừa đúng theo chủ trương, quy định của Bộ y tế khuyến khích phát triển mạng lưới y dược học cổ truyền, nâng cao hiệu quả đa dạng hóa các loại hình chăm sóc sức khỏe nhân dân, vừa để tuyên truyền, giới thiệu về cây thuốc nam tại cơ sở khám chữa bệnh, vừa tạo mỹ quan đẹp, trong lành cho cơ sở y tế và các hộ gia đình./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *