TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC, XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH, THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Khoa/Phòng chức năngKhoa Bệnh nghề nghiệpKhoa Dinh dưỡngKhoa Dược – Vật tư y tếKhoa Kiểm dịch y tế quốc tếKhoa Ký sinh trùng – Côn trùngKhoa Phòng, chống bệnh không lây nhiễmKhoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễmKhoa Phòng, chống HIV/AIDSKhoa Sức khỏe môi trường – Y tế trường họcKhoa Sức khỏe sinh sảnKhoa Truyền thông giáo dục sức khỏeKhoa Xét nghiệm – Chẩn đoán hình ảnh – Thăm dò chức năngPhòng Kế hoạch – Nghiệp vụPhòng Khám Chuyên khoa và điều trị nghiện chấtPhòng khám đa khoaPhòng khám Sản – NhiPhòng Tài chính – Kế toánPhòng Tổ chức Hành chính
Truyền thông
Thông tin y học, dược học
Nghiên cứu khoa học
Xây dựng kế hoạch
Triển khai văn bản pháp luật
Thống kê y tế
bottom
Dịch vụ
Danh bạ cơ quan
Lịch công tác ký tự
Tiếp nhận ý kiến

*

*

Công khai giá vắc xin

*

Menu văn bản ký tự
Liên kết website

*

*

Thông báo
Tài liệu tập huấn kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm Covid-19
THÔNG BÁO BỔ SUNG TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ CHIỀU THỨ 7 HẰNG TUẦN
THÔNG BÁO LỊCH TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ
Lũ lụt – Yếu tố nguy hiểm đối với sức khỏe!
trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá website của bện viện chúng tôi như thế nào?

Rất đẹp và chuyên nghiệp
Bình thường
Cần hoàn thiện lại

Điểm báo
Video clip
Phòng, chống bệnh Dại
Video clip khác
Phản ứng thông thường sau tiêm vắc xin
Tiêm chủng phòng bệnh
Audio
Chung sống an toàn với đại dịch Covid-19 – Thông điệp 5 K
Audio khác
Phòng tránh bệnh Whitmore theo khuyến cáo của Bộ Y tế
Phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ
Liên kết website
Bộ, ngành, chính phủ
Sở y tế Thừa Thiên Huế
Bộ Y tế
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
Bệnh viện Trung Ương Huế
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế
Sở Tài Chỉnh tỉnh Thừa Thiên Huế
Sở Công thương tỉnh Thừa Thiên Huế
Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế
Vụ sức khỏe bà mẹ – Trẻ em
Trung tâm Y tế Huyện/Thị xã/Thành Phố
TTYT Huyện Phú Vang
TTYT Thị xã Hương Trà
TTYT Thị xã Hương Thủy
TTYT Huyện A Lưới
TTYT Huyện Phong Điền
TTYT Huyện Nam Đông
TTYT Huyện Phú Lộc
TTYT Thành phố Huế
TTYT Huyện Quảng Điền
Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế
Bệnh viện tâm thần tỉnh
Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm
Bệnh viện Phong – Da liễu Thừa Thiên Huế
Trung tâm pháp y Thừa Thiên Huế
Bệnh viện lao phổi Thừa Thiên Huế
Bệnh viện Răng hàm mặt
Bệnh viện đa khoa tỉnh Thừa Thiên Huế
Bệnh viện phong – da liễu
Trung tâm cấp cứu 115
Bệnh viện Y học cổ truyền
Bệnh viện đa khoa Bình Điền
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 4.105.989
Truy cập hiện tại 374
Danh mục vắc xin tồn kho

LỊCH LÀM VIỆC TRONG TUẦN

Từ thứ Hai đến thứ Sáu:

Sáng: Từ 7 giờ đến 11h30 giờ.

Đang xem: Trung tâm y tế dự phòng tỉnh thừa thiên huế

Chiều: Từ 13giờ30 đến 16h30 giờ.

Thứ Bảy: CẢ NGÀY

Sáng: Từ 7 giờ sáng đến 11h30 giờ.

Chiều: Từ 13giờ30 đến 16h30 giờ.

Chủ Nhật: BUỔI SÁNG

Sáng: Từ 7 giờ sáng đến 11h30 giờ.

Chiều: Nghỉ

Ngày Lễ:Sẽ có thông báocụ thể.

Vắc xin tồn kho ngày: Ngày 1Ngày 2Ngày 3Ngày 4Ngày 5Ngày 6Ngày 7Ngày 8Ngày 9Ngày 10Ngày 11Ngày 12Ngày 13Ngày 14Ngày 15Ngày 16Ngày 17Ngày 18Ngày 19Ngày 20Ngày 21Ngày 22Ngày 23Ngày 24Ngày 25Ngày 26Ngày 27Ngày 28Ngày 29Ngày 30Ngày 31 Tháng 1Tháng 2Tháng 3Tháng 4Tháng 5Tháng 6Tháng 7Tháng 8Tháng 9Tháng 10Tháng 11Tháng 12 Năm 2021Năm 2020Năm 2019Năm 2018Năm 2017Năm 2016Năm 2015

STT Loại vắc xin Tên vắc xin Nước sản xuất Đơn vị tính Số lượng Đơn giá
1 Huyết thanh kháng dại SAR Việt Nam Lọ 20 404.000
2 Vacxin ngừa uốn ván AT Việt Nam Liều 400 68.000
3 Kháng huyết thanh độc tố uốn ván SAT Việt Nam Lọ 140 83.000
4 Vacxin đường ruột uống Rotateq Mỹ Liều 7 603.000
5 Vacxin đường ruột uống Rotarix Bỉ Hộp 190 774.000
6 Vacxin ngừa Sởi, quai bị, Rubella MMR II Mỹ Lọ 200 229.000
7 Vacxin phòng dại Abhayrab Ấn Độ Lọ 450 225.000
8 Vacxin phòng dại Verorab Pháp Lọ 0 288.000
9 Vacxin viêm màng não mô cầu typ A,C,Y và W-135 MENACTRA Mỹ hộp 50 1.137.000
10 Vacxin viêm màng não mô cầu typ B và C VA-MENGOC-BC Cuba Lọ 170 211.000
11 Vacxin cộng hợp polysaccharid phế cầu khuẩn Prevenar Anh Hộp 60 1.165.000
12 Vacxin phòng ngừa hội chứng nhiễm trùng, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp do phế cầu Synflorix Bỉ Hộp 212 910.000
13 Vacxin phòng 6 bệnh: Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt, Viêm gan B, Viêm màng não mũ do HIB Infanrix hexa 0,5ml Bỉ Hộp 20 905.000
14 Vacxin phòng 6 bệnh: Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt, Viêm gan B, Viêm màng não mũ do HIB Hexaxim 0,5ml Pháp Hộp 98 904.000
15 Vacxin viêm gan A và viêm gan B Twinrix Bỉ Hộp 80 539.000
16 Vacxin viêm gan A Havax Việt Nam Liều 50 155.000
17 Vacxin viêm gan B Engerix B 10mcg Bỉ Lọ 120 121.000
18 Vacxin viêm gan B Engerix B 20mcg Bỉ Lọ 220 163.000
19 Vacxin viêm gan B Gene-Hbvax 10 mcg Việt Nam Lọ 0 101.000
20 Vacxin viêm gan B Gene-Hbvax 20 mcg Việt Nam Lọ 30 123.000
21 Vacxin phòng thuỷ đậu Varicella Hàn Quốc Lọ 274 575.000
22 Vacxin phòng thuỷ đậu Varivax Mỹ Hộp 50 840.000
23 Vacxin viêm não Nhật bản Imojev Thái Lan Hộp 0 630.000
24 Vacxin viêm não Nhật bản Jevax Việt Nam Lọ 65 110.000
25 Vacxin phòng ung thư cổ tử cung Gardasil Mỹ Lọ 90 1.610.000
26 Vacxin Cúm Influvac Hà Lan Liều 150 262.000
27 Vacxin Cúm Vaxigrip 0,5ml Pháp Liều 0 277.000
28 Vacxin Cúm GC FLU Hàn Quốc Liều 0 230.000
29 Vacxin Cúm Vaxigrip 0,25ml Pháp Liều 0 230.000
30 Vacxin Cúm IVACFLU-S Việt Nam Lọ 0 209.000

MỘT SỐ HƯỚNG DẪN TIÊM NGỪA

1. Tiêm ngừa Bệnh dại:

– Trước phơi nhiễm: Phòng bệnh dại cho các đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm cao: Bác sĩ thú y (và trợ lý), người canh giữ săn trộm thú, thợ săn, nhân viên kiểm lâm, người làm ở lò mổ thịt, người nghiên cứu về hang động,người làm nghề nhồi bông thú, người đến vùng có dịch bệnh súc vật…

– Sau phơi nhiễm: Tiêm cho người bị Chó, Mèo, Cáo, Dơi và các súc vật nghi dại khác cắn hoặc cào cấu làm trầy xước da…Tiêm Huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng chống bệnh dại.

0-3 ngày nếu đã dự phòng đầy đủ

2. Tiêm ngừa uốn ván:

2.1. Dùng để gây miễn dịch chủ động phòng bệnh uốn ván.

Gây miễn dịch cơ bản gồm hai liều cách nhau ít nhất 30 ngày. Sau 6 đến 12 tháng tiêm nhắc lại liều thứ 3.

· Đối với phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ:

+ Liều 1: tiêm ở lứa tuổi dậy thì hoặc càng sớm càng tốt.

+ Liều 2: cách liều 1 ít nhất 30 ngày.

+ Liều 3: cách liều 2 ít nhất 6 tháng hoặc khi có thai lần sau.

+ Liều 4: cách liều 3 ít nhất 1 năm hoặc khi có thai lần sau.

+ Liều 5: cách liều 4 ít nhất 1 năm hoặc khi có thai lần sau.

– Đối với thai phụ chưa tiêm lần nào thì gây miễn dịch cơ bản 2 liều và liều thứ hai trước khi sinh ít nhất 30 ngày

– Những người có nguy cơ mắc cao

+ Người làm vườn.

+ Người làm việc ở các trang trại, các nông trường chăn nuôi gia súc và gia cầm.

+ Người dọn vệ sinh cống rãnh, chuồng trại.

+ Công nhân xây dựng các công trình.

Đối tượng này được tiêm miễn dịch 03 liều trong vòng 6 tháng, bảo vệ được 5 năm. Cứ sau 5 – 10 năm tiêm nhắc lại 01 liều sẽ bảo vệ phòng bệnh uốn ván suốt đời.

2.2. Người bị vết thương :

-Nếu đã tiêm miễn dịch cơ bản đầy đủ hoặc đã được tiêm liều nhắc lại trong 5 năm thì không cần tiêm nữa.

-Nếu đã quá 5 năm và nghi ngờ bị uốn ván thì tiêm ngay 0,5ml vacxin.

-Nếu tiền sử không rõ thì tiêm 1500IU huyết thanh kháng uốn ván và 0,5ml vacxin bằng 02 (hai) bơm tiêm ở hai vị trí khác nhau. Một tháng sau tiêm nhắc lại một liều vacxin 0,5ml.

3. Tiêm ngừa Viêm gan siêu vi B:

Tiêm cho người có kết quả xét nghiệm HBsAg âm tính, tiêm 3 liều căn bản: liều thứ 2 cách liều đầu 1 tháng, liều thứ 3 cách liều đầu 6 tháng.

4. Tiêm ngừa viêm gan siêu vi A:

Tiêm cho người lớn và trẻ em trên 12 tháng tuổi, tiêm 2 liều cơ bản cách nhau 6 tháng.

5. Tiêm ngừa Viêm não nhật bản B:

Tiêm cho người lớn và trẻ em trên 12 tháng tuổi, tiêm 3 liều cơ bản trong 1 năm (liều thứ 2 cách liều đầu 1-2 tuần, liều thứ 3 cách liều đầu 1 năm), sau đó tiêm nhắc lại mỗi 3 năm 1 lần.

6. Tiêm ngừa Trái rạ(Thuỷ đậu):

Tiêm cho người lớn và trẻ em trên 12 tháng tuổi, nên tiêm mũi 2 liều sau mũi 1 ít nhất 6 tuần.

7. Tiêm ngừa Sởi – Quai bị – Rubela:

Tiêm cho người lớn và trẻ trên 12 tháng, đối với trẻ em cần tiêm liều thứ 2 sau 1-3 năm. Trẻ lớn và người lớn tiêm 1 liều duy nhất.

8. Tiêm ngừa Viêm màng não mũ do Não mô cầuA+C:

Tiêm cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, 1 liều cơ bản, sau đó nhắc lại mỗi 3 năm.

Xem thêm: Chàm Sữa Bôi Dầu Dừa Trị Bệnh Chàm Bằng Dầu Dừa Hiệu Quả, Tiện Lợi

9. Tiêm ngừa Viêm màng não mũ do Não mô cầuB+C:

Tiêm cho trẻ em >3 tháng, 1 liều cơ bản, sau đó nhắc lại sau 6-8 tuần.

10. Tiêm ngừa Cúm:

Tiêm cho người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi, trẻ dưới 9 tuổi lần đầu tiên phải tiêm 2 liều cách nhau 1 tháng, trẻ trên 9 tuổi tiêm 1 liều. Sau đó nhắc lại mỗi năm 1 lần.

11. Tiêm ngừa Viêm màng não, Viêm phổi do Phế cầu:

Tiêm cho người lớn và trẻ trên 2 tuổi, tiêm 1 liều duy nhất, (nhắc lại mỗi 3 năm 1 lần cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao).

12. Tiêm ngừa phòng bệnh viêm phổi, phế quản, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiêm khuẩn huyết do Phế cầu:

Tiêm cho trẻ em và trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi

Trẻ từ 12 tháng-5 tuổi: Liệu trình tiêm chủng bao gồm 2 liều: 0-2 tháng

13. Uống ngừa tiêu chảy cấp (trẻ em):

Chỉ dùng cho trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, liều đầu tiên có thể dùng cho trẻ từ 6 tuần tuổi, liều thứ 2 cách liều đầu it1 nhất 1 tháng.

14. Tiêm ngừa HPV (Ung thư cổ tử cung):

Chỉ tiêm cho người từ 10 – 25 tuổi, tiêm 3 liều: Liều thứ 1 vào thời điểm được chỉ định, liều thứ 2 cách liều đầu 1 tháng, liều thứ 3 cách liều đầu 6 tháng.

15.vắc-xin Prevenar 13 giúp phòng ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn xâm lấn như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết,…

Trẻ 2 – 6 tháng tuổi:

Mũi 1: Là mũi tiêm đầu tiên, có thể bắt đầu khi trẻ được 6 tuần tuổi;

Mũi 2: Cách mũi đầu tiên tối thiểu 1 tháng;

Mũi 3: Cách mũi thứ 2 tối thiểu 1 tháng; Mũi nhắc lại:

Tiêm khi trẻ được 11 – 15 tháng tuổi và cần cách mũi thứ 3 tối thiểu 2 tháng.

Trẻ 7 – 11 tháng tuổi:

Mũi 1: Là mũi tiêm đầu tiên của trẻ trong khoảng thời gian 7 – 11 tháng tuổi;

Mũi 2: Tiêm cách mũi đầu tiên tối thiểu 1 tháng;

Mũi nhắc lại: Tiêm khi trẻ được trên 1 tuổi và cách mũi thứ 2 tối thiểu 2 tháng.

Trẻ 12 – 23 tháng tuổi:

Mũi 1: Là mũi tiêm đầu tiên của trẻ trong khoảng thời gian 12 – 23 tháng tuổi;

Mũi nhắc lại: Tiêm cách mũi đầu tiên tối thiểu 2 tháng.

Trẻ trên 24 tháng tuổi và người lớn: Tiêm 1 mũi duy nhất.

Trong trường hợp tránh tiêm nhiều lần, có thể dùng các loại vắc xin phối hợp sau:

1. Tiêm ngừa Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt, Viêm màng não mũ do HIB(Hemophilus Influenza B) – vắc xin 5 trong 1:

Tiêm cho trẻ từ 2 tháng, tiêm 3 liều cơ bản (mỗi liều cách nhau 1-2 tháng), nhắc lại sau 1 năm.

2. Tiêm ngừa Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt, Viêm gan B, Viêm màng não mũ do HIB – vắc xin 6 trong 1:

Tiêm cho trẻ từ 2 tháng, tiêm 3 liều cơ bản (mỗi liều cách nhau 1-2 tháng), nhắc lại sau 1 năm.

3. Tiêm ngừa Viêm gan siêu vi A-B:

Tiêm cho trẻ từ 12 tháng, trẻ từ 1 đến 15 tuổi tiêm 2 liều cách nhau 6 tháng. Từ 15 tuổi trở lên: tiêm 3 liều cơ bản (liều thứ 2 cách liều đầu 01 tháng, liều thứ 3 cách liều đầu 6 tháng).

HƯỚNG DẪN THEO DÕI CHĂM SÓC, XỬ TRÍ PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG

1. Hướng dẫn chăm sóc tại nhà

Người được tiêm chủng phải được theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.Trường hợpngười được tiêm chủng là trẻ em thì người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ. Các dấu hiệu cần theo dõi sau tiêm chủng bao gồm:

– Toàn trạng

– Tinh thần, tình trạng ăn, ngủ

– Dấu hiệu về nhịp thở

– Nhiệt độ, phát ban

– Các biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ…)

Đối với trẻ em cần cho trẻ bú mẹ hoặc uống nước nhiều hơn. Bế, quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm.

Người được tiêm chủng cần được đưa ngay tới cơ sở y tế để theo dõi, điều trị nếu có dấu hiệu tai biến nặng sau tiêm chủng có thể đe dọa đến tính mạng của người được tiêm chủng bao gồm các triệu chứng như khó thở, sốc phản vệ hay sốc dạng phản vệ, hội chứng sốc nhiễm độc, sốt cao co giật, trẻ khóc kéo dài, tím tái, ngừng thở.

2. Hướng dẫn xử trí các phản ứng thông thường sau tiêm chủng.

a) Nguyên tắc:

– Theo dõi và chăm sóc tại nhà theo mục 1 của Hướng dẫn này

– Nghỉ ngơi, nâng cao thể trạng, điều trị các triệu chứng theo chỉ định của cán bộ y tế.

b) Một số phản ứng thông thường sau tiêm chủng và các biện pháp chăm sóc, điều trịcụ thể:

– Sốt nhẹ (dưới 38,5oC): Uống nhiều nước, tiếp tục ăn uống bình thường, nằm chỗ thoáng. Một số trường hợp có bệnh lý về tim mạch, viêm phổi hoặc trẻ có tiền sử sốt cao co giật có thể dùng thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trên 38,0oC

– Phản ứng tại chỗ gồm các triệu chứng đỏ và/hoặc sưng tại chỗ tiêm và có thể có 1 hoặc nhiều triệu chứng sau: sưng tới tận khớp xương gần chỗ tiêm nhất, đau, đỏ và sưng trên 3 ngày. Thường tự khỏi trong vòng vài ngày đến 1 tuần. Điều trị triệu chứng với các thuốc giảm đau theo chỉ định.

– Đau khớp kể cả khớp nhỏ ngoại vi dai dẳng (trên 10 ngày) hoặc thoáng qua (tối đa 10 ngày). Có thể tự khỏi, một số trường hợp cần dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của cán bộ y tế.

– Nhiễm khuẩn BCG lan tỏa trên diện rộng xảy ra trong vòng 1 đến 12 tháng sau tiêm BCG và được chẩn đoán xác định bằng cách phân lập vi khuẩn lao. Thông thường xảy ra ở những người suy giảm miễn dịch, cần đưa đến cơsởy tế để điều trị bằng thuốc chống lao.

– Hội chứng não, màng nãocấptính với đặcđiểmcó 2 trong 3 triệu chứng sau: những cơn kịch phát, ý thức rối loạn kéo dài 1 đến nhiều ngày và hành vi thay đổi rõ rệt kéo dài 1 đến nhiều ngày cần đưa đến cơ sởy tếđể được khám, điều trị.

– Giảm trương lực, phản xạ, choáng xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi tiêm chủng kéo dài từ 1 phút đến nhiều giờ ở trẻ em dưới 10 tuổi với biểu hiện mệt lả, giảm đáp ứng thường thoáng qua và tự khỏi không cần điều trị.Trường hợpxuất hiện tái xanh hay tím ngắt hoặc bất tỉnh cần được đưa đến cơ sở y tế để theo dõi và điều trị tích cực như sốc phản vệ.

– Viêm hạch bạch huyết kể cả viêm hạch bạch huyết có mủ với biểu hiện có 1 hạch lympho sưng to > 1,5 cm (bằng 1 đầu ngón tay người lớn) hoặc có 1 hốc dò rỉ trên 1 hạch lympho. Xảy ra trong vòng 2-6 tháng sau khi tiêm vắc xin BCG, tại cùng một bên người với chỗ tiêm chủng (đa số là ở nách). Thường là tự lành và không cần điều trị. Trường hợp tổn thương dính vào da hoặc bị dò rỉ thì cần đưa đến cơ sở y tế để được phẫu thuật dẫn lưu và đắp thuốc chống lao tại chỗ.

– Bầm tím và/hoặc chảy máu do giảm tiểu cầu thường là nhẹ và tự khỏi. Trường hợp nặng cần đưa đến cơ sở y tế để điều trị thuốc steroid và truyền khối tiểu cầu.

3. Hướng dẫn xử trí các tai biến nặng sau tiêm chủng

a) Nguyên tắc: Phải khẩn trương tiến hành cấp cứu, chẩn đoán nguyên nhân, xử trí và điều trị tại cơ sở y tế.

b) Một số tai biến nặng sau tiêm chủng và các biện pháp xử trí và điều trị:

– Sốc phản vệ: Thường xuất hiện trong hoặc ngay sau khi tiêm chủng với các triệu chứng như kích thích, vật vã; mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke; mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được; khó thở (kiểu hen, thanh quản), nghẹt thở; đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ; đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê; choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật. Cần dừng ngay việc tiêm vắc xin và tiến hành cấp cứu sốc phản vệ theo phác đồ của Bộ Y tế và chuyển bệnh nhân đến đơn vị hồi sức tích cực của bệnh viện gần nhất.

– Phản ứng quá mẫn cấp tính: Thường xảy ra trong vòng 2 giờ sau khi tiêm chủng với 1 hay kết hợp nhiều triệu chứng như thở khò khè, ngắt quãng do co thắt khí phế quản và thanh quản, phù nề thanh quản; phát ban, phù nề ở mặt, hoặc phù nề toàn thân, cần dùng các thuốc kháng histamin, phòng ngừa bội nhiễm, đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng.Trường hợpphản ứng nặng cần cho thở ô xy và xử trí như sốc phản vệ.

– Sốt cao (> 38,5oC) cần uống nhiều nước hoặc đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng. Dùng thuốc hạ sốt hiệu quả và an toàn cho trẻ em như Acetaminophen. Trong trường hợp sốt cao không đáp ứng với Acetaminophen đơn thuần có thể phối hợp thêm Ibuprofen sau 1 đến 2 giờ không hạ nhiệt với Acetaminophen và không có chống chỉ định với Ibuprofen. Có thể tiến hành lau mát hạ sốt với nước ấm hoặc nước thường và điều trị các biến chứng co giật nếu có.

– Khóc thét không nguôi, dai dẳng trên 3 giờ kèm theo la hét. Thường dịu đi sau 1 ngày hoặc thờiđiểmđó có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ định.

– Co giật: Thường là những con co giật toàn thân không kèm theo dấu hiệu và triệu chứng tại chỗ có thể có sốt hoặc không. Cần được điều trịhỗ trợhô hấp như thông đường thở, hút đờm rãi, thở ô xy. Dùng thuốc chống co giật như Diazepam và/hoặc thuốc chống co giật khác theo đúng phác đồ xử trí co giật.

– Áp xe: Tại chỗ tiêmsởthấy mềm hoặc có dò dịch, có thể là áp xe vô khuẩn hoặc nhiễm khuẩn. Điều trị bằng chích rạch và dẫn lưu, dùng kháng sinh nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn.

Xem thêm: Venpoten: Viên Uống Hỗ Trợ Điều Trị Giãn Tĩnh Mạch Chân Venpoten 30 Viên )

– Nhiễm khuẩn huyết: Bệnh thường khởi phát cấp tính, có tính chất toàn thân, trầm trọng. Biến chứng thường gặp và nguy hiểm là sốc nhiễm trùng. Cần điều trị sốc nếu có theo phác đồ điều trị sốc, kháng sinh và điều trị các biến chứng.

PHÁC ĐỒ TIÊM CHỦNG CÁC LOẠI VẮC XIN DỊCH VỤ

LOẠI VACCIN

TÊN VACCINE

ĐỐI TƯỢNG TIÊM

LIỀU DÙNG

ĐƯỜNG TIÊM

PHÁC ĐỒ TIÊM

SỞI – QUAI BỊ – RUBELLA

MMR

Priorix

Trimovax

Người lớn và trẻ em > 12 tháng

0.5 ml

TDD

01 liều

Trẻ em cần tiêm liều thứ 2 sau 1-3 năm

THỦY ĐẬU

Varicella

Người lớn và trẻ em> 12 tháng tuổi

0.5 ml

TDD

01 liều

Varilrix

Người lớn và trẻ em> 9 tháng tuổi

0-6 tuần

6 TRONG 1

Infanrix hexa

Trẻ em >2 tháng

0.5 ml

TB

5 TRONG 1

Pentaxim

Trẻ em >2 tháng

0.5 ml

TB

VACCCINE

ROTAVIRUS

Rotarix

Trẻ em 6 tuần – 6 tháng

1 ml

UỐNG

0-1 tháng

CÚM

Influvac

Trẻ em 6-36 tháng

0.25 ml

TB

01 liều

0-1 tháng đối với trẻ =36 tháng

0.5 ml

Fluarix

Trẻ em >=6 tháng – 36 tháng

0.25 ml

TB

01 liều

Nên tiêm mũi thứ hai sau ít nhất 4 tuần cho nhữngtrẻ chưa từng tiêm vaccine trước đó

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *