Tăng giá dịch vụ y tế đồng nghĩa với việc thêm gánh nặng cho người bệnh. Tuy nhiên, chỉ với số tiền cực nhỏ tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) tự nguyện, người bệnh đã có thể tiết kiệm được hàng triệu đồng mỗi khi khám, chữa bệnh.

Đang xem: Thủ tục làm thẻ bảo hiểm y tế

*

Mục lục bài viết

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện

Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014, bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc do Nhà nước tổ chức thực hiện, được áp dụng đối với các đối tượng do luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận.

Như vậy, theo phương thức quản lý của Nhà nước thì hiện nay có 02 loại hình BHYT là BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện.

Do đó, trừ các đối tượng đã tham gia BHYT bắt buộc thì mọi công dân Việt Nam đều được tham gia BHYT tự nguyện theo Luật Bảo hiểm y tế.

Mua BHYT tự nguyện ở đâu?

Hiện tại, BHYT tự nguyện theo hộ gia đình không được bán tại các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh mà chỉ được đăng ký tại địa phương. Mỗi địa phương hiện nay cũng có rất nhiều điểm đăng ký, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia, như:

– Cơ quan Bảo hiểm xã hội xã/phường/thị trấn nơi cư trú

– Đại lý thu bảo hiểm xã hội.

Hướng dẫn mua bảo hiểm y tế tự nguyện (Ảnh minh họa)

Mua BHYT tự nguyện cần giấy tờ gì?

Thủ tục mua BHYT tự nguyện rất đơn giản. Theo Công văn 3170/BHXH-BT, người dân chỉ cần điền đầy đủ các thông tin theo mẫu và bổ sung thêm các giấy tờ dưới đây:

– Tờ khai tham gia BHYT theo Mẫu TK1-TS (01 bản/người);

– Danh sách hộ gia đình tham gia BHYT theo Mẫu DK01 nhận từ Trưởng thôn, xóm, khu phố, ấp, bản;

– Bản sao Sổ hộ khẩu;

– Bản chính hoặc bản chụp thẻ BHYT của các thành viên khác trong hộ khẩu đã có thẻ để xác định giảm trừ mức đóng.

Thủ tục mua BHYT tự nguyện

Sau khi có đủ các giấy tờ nêu trên, người mua BHYT tự nguyện đến cơ quan BHXH xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc đại lý thu BHXH thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Xuất trình giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân, hộ khẩu hoặc giấy tạm trú.

Xem thêm: Hỏi Đáp Sức Khỏe Trực Tuyến, Nhận Lời Khuyên Từ Bác Sĩ Khi Bạn Ở Nhà

Bước 2: Nộp hồ sơ, giấy tờ và đóng tiền tham gia BHYT tự nguyện theo quy định.

Bước 3: Nhận giấy hẹn trả kết quả, căn cứ thời hạn trên giấy hẹn để đến nhận thẻ.

Ghi chú: Sau 10 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, cơ quan BHXH hoặc đại lý thu BHXH sẽ giải quyết và cấp thẻ BHYT.

Người dân dễ dàng mua BHYT tự nguyện (Ảnh minh họa)

Mua BHYT tự nguyện hết bao nhiêu tiền?

Theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng hàng tháng của người tham gia BHYT tự nguyện theo hộ gia đình được tính như sau:

+ Người thứ nhất đóng bằng 4,5%mức lương cơ sở;

+ Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;

+ Người thứ ba đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;

+ Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;

+ Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Cụ thể:

Mức đóng

Người thứ 1

67.050 đồng/tháng

Người thứ 2

46.935 đồng/tháng

Người thứ 3

40.230 đồng/tháng

Người thứ 4

33.525 đồng/tháng

Từ người 5 trở đi

26.820 đồng/tháng

Lưu ý: Mức đóng trên có thể thay đổi tùy theo mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Xem thêm: Thuốc Điều Trị Bệnh Xuât Tinh Sớm, Xuất Tinh Sớm

Quyền lợi của người tham gia BHYT tự nguyện

Điều 22 Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, bổ sung 2014 nêu rõ mức hưởng BHYT khi khám, chữa bệnh. Trong đó, người tham gia BHYT theo hộ gia đình khi đi khám, chữa bệnh sẽ được hưởng 80% chi phí khám, chữa bệnh trong trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến.

Trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến, vượt tuyến, người bệnh được thanh toán:

– 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương;

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *