Đây là nội dung được nêu tại Thông tư 30/2020/TT-BYT hướng dẫn Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế.

Đang xem: Thông tư 30 của bộ y tế

MỤC LỤC VĂN BẢN

*

BỘ Y TẾ ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 30/2020/TT-BYT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN BIỆN PHÁP THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊĐỊNH SỐ 146/2018/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 10 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾTVÀ HƯỚNG DẪN BIỆN PHÁP THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ

Căn cứ Luật bảo hiểm y tế số25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điềutheo Luật số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biệnpháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bảohiểm y tế, Bộ Y tế,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thôngtư quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Nghị địnhsố 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh

Thông tư này quy định:

1. Đóng bảo hiểm y tế, giảm trừ mứcđóng bảo hiểm y tế của một số đối tượng.

2. Chuyển đổi mức hưởng bảo hiểm y tế,thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của một số đối tượng.

3. Thực hiện ứng dụng công nghệ thôngtin trong quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểmy tế đối với một số trường hợp.

Điều 2. Giảithích từ ngữ

Trong Thông tư này, xã giáp ranh củatỉnh giáp ranh là những xã của tỉnh này có địa giới hành chính tiếp giáp trựctiếp (chung ranh giới) với xã của tỉnh khác.

Ví dụ: Tỉnh A giáp ranh với tỉnh B, tỉnhA có các xã 1, xã 2, xã 3 và tỉnh B có các xã 4, xã 5, xã 6. Trong đó, xã 1 củatỉnh A có địa giới hành chính tiếp giáp trực tiếp với xã 4 của tỉnh B, khi đóxã 1 của tỉnh A và xã 4 của tỉnh B được xác định là hai xã giáp ranh của tỉnhgiáp ranh. Như vậy, người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh banđầu tại Trạm y tế xã 1 của tỉnh A khi đến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tạiTrạm y tế xã 4 của tỉnh B (hoặc ngược lại) thì người đó vẫn được hưởng 100% chiphí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hưởng và mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một sốđiều của Luật bảo hiểm y tế (sau đây gọi là Nghị định số 146/2018/NĐ-CP). Xã 1của tỉnh A không có địa giới hành chính tiếp giáp trực tiếp với các xã 5 và xã6 của tỉnh B, nên người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầutại trạm y tế xã 1 của tỉnh A đến khám bệnh, chữa bệnh tại xã 5 hoặc xã 6 của tỉnhB (hoặc ngược lại) không được áp dụng quy định đối với việc khám bệnh, chữa bệnhtại xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh.

Chương II

ĐÓNG BẢO HIỂM YTẾ, GIẢM TRỪ MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG

Điều 3. Đóng bảohiểm y tế đối với trẻ sơ sinh cần điều trị ngay kể từ khi được sinh ra mà tửvong

Trường hợp trẻ sơ sinh cần điều trịngay từ khi được sinh ra mà tử vong, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi văn bảnthông báo kèm Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án của trẻ đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơiký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế để cơ quan bảo hiểm xã hội lậpdanh sách những trường hợp này gửi Sở Tài chính nơi người mẹ cư trú hoặc Sở Tàichính nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở (đối với trường hợp trẻ sơ sinhkhông có người nhận hoặc bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) để Sở Tàichính chuyển kinh phí theo quy định tại khoản 5 Điều 15 của Luậtbảo hiểm y tế.

Điều 4. Xác địnhđối tượng đóng, mức đóng và giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo hình thức hộgia đình

1. Việc xác định đối tượng quy định tạikhoản 3 Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP căn cứ vào mộttrong các giấy tờ sau đây:

a) Đối với chức sắc, chức việc, nhàtu hành: sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc danh sách có đóng dấu của tổ chức tôngiáo trực tiếp quản lý chức sắc, chức việc, nhà tu hành;

b) Đối với người sinh sống trong cơ sởbảo trợ xã hội: sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc danh sách có đóng dấu của cơ sởbảo trợ xã hội nơi người đó đang cư trú.

2. Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm ytế đối với các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định số146/2018/NĐ-CP được thực hiện ngay từ người thứ hai trở đi có tên trong sổhộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc trong danh sách có đóng dấu của tổ chức tôn giáo,cơ sở bảo trợ xã hội quy định tại khoản 1 Điều này tham gia bảo hiểm y tế hộgia đình.

Chương III

CHUYỂN ĐỔI MỨCHƯỞNG BẢO HIỂM Y TẾ, THANH TOÁN CHI PHÍ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ CỦAMỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG

Điều 5. Chuyển đổimức hưởng bảo hiểm y tế đối với một số đối tượng

1. Trường hợp một người thuộc nhiều đốitượng tham gia bảo hiểm y tế nhưng mã ký tự thể hiện mức hưởng ghi trên thẻ bảohiểm y tế chưa theo đối tượng có mức hưởng cao nhất thì được chuyển đổi theo mứchưởng cao nhất khi có một trong các giấy tờ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điềunày.

2. Giấy tờ xác định người tham gia bảohiểm y tế thuộc đối tượng là người có công với cách mạng, trừ cựu chiến binhquy định tại khoản 3 Điều này; thân nhân của người có công với cách mạng; ngườicó công nuôi dưỡng liệt sĩ:

Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 30/2019/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2019của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về hướng dẫn lập danh sách đối tượngtham gia bảo hiểm y tế do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý, cụ thểnhư sau:

a) Người có công với cách mạng: căn cứQuyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc Quyết định giải quyết chế độcủa Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương;

b) Thân nhân của người có công vớicách mạng, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ: căn cứ Quyết định giải quyết chế độcủa Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương; trường hợp không có quyết định giải quyết chế độ thì căn cứ vàodanh sách chi trả chế độ đối với người có công với cách mạng, thân nhân của ngườicó công với cách mạng.

3. Giấy tờ xác định người tham gia bảohiểm y tế thuộc đối tượng là cựu chiến binh:

a) Cựu chiến binh phục viên, xuất ngũcăn cứ một trong các giấy tờ sau đây:

– Quyết định phục viên, xuất ngũ(thôi việc);

– Lý lịch cán bộ hoặc bản Trích yếu63 đối với sĩ quan;

– Lý lịch quân nhân;

– Thẻ quân nhân;

– Phiếu quân nhân;

– Lý lịch đảng viên được lập từ trướcngày cựu chiến binh phục viên, xuất ngũ (thôi việc);

– Quyết định hưởng trợ cấp theo quy địnhtại một trong các văn bản sau đây:

+ Nghị định số 500-NĐ/LB ngày 12tháng 11 năm 1958 của liên Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Cứu tế Xã hội quy địnhthể lệ trợ cấp dài hạn cho những quân nhân tình nguyện được phục viên vì ốm yếumà không có khả năng lao động;

+ Nghị định số 111-NĐ ngày 22 tháng 6năm 1957 của Bộ Quốc phòng quy định cụ thể những khoản trợ cấp cho quân nhân phụcviên;

+ Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày11 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, côngnhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp đã phục viên (giải ngũ,thôi việc) từ 31 tháng 12 năm 1960 trở về trước;

+ Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với mộtsố đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa đượchưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;

+ Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày06 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết địnhsố 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ;

+ Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quânnhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quânđội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;

+ Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết địnhsố 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;

+ Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đốitượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia,giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

b) Cựu chiến binh nghỉ hưu, hưởng trợcấp bảo hiểm xã hội hàng tháng: căn cứ Quyết định hưởng chế độ hưu trí hàngtháng hoặc Quyết định hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng do cơ quan có thẩmquyền cấp.

c) Cựu chiến binh đã chuyển ngành căncứ một trong các giấy tờ sau đây:

– Quyết định phục viên, xuất ngũ(thôi việc), chuyển ngành;

– Lý lịch cán bộ hoặc bản Trích yếu63 đối với sĩ quan;

– Lý lịch quân nhân;

– Thẻ quân nhân;

– Phiếu quân nhân;

– Lý lịch công nhân viên quốc phòng;

– Lý lịch đảng viên được lập từ trướcngày cựu chiến binh phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành.

d) Trường hợp cựu chiến binh bị mất hồsơ, giấy tờ:

– Cựu chiến binh bị mất hồ sơ, giấy tờthể hiện là cựu chiến binh nhưng có một trong các giấy tờ sau đây:

+ Quyết định nhập ngũ;

+ Quyết định tuyển dụng;

+ Quyết định phong thăng quân hàm,nâng lương;

+ Quyết định điều động công tác, bổnhiệm chức vụ; giao nhiệm vụ;

+ Giấy tờ khen thưởng thành tíchtrong kháng chiến, khen thưởng trong chiến đấu;

+ Văn bản xác nhận là cựu chiến binhcủa Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú theo quy định tại điểmb khoản 7 Điều 2 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 củaChính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Cựuchiến binh (Áp dụng với đối tượng có giấy tờ, tài liệu được lập trước ngày 29tháng 12 năm 2006 trong đó có nội dung chứng minh là cựu chiến binh).

– Cựu chiến binh nhập ngũ sau ngày 30tháng 04 năm 1975 có thời gian trực tiếp chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấunhưng bị mất hồ sơ, giấy tờ thể hiện là cựu chiến binh: Giấy xác nhận quá trìnhcông tác của đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc do Thủ trưởng đơn vịnơi đối tượng đã công tác cấp theo quy định tại Điều 6 Thông tưliên tịch số 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 củaliên tịch Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướngdẫn thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướngChính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổquốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc làm căn cứ xác nhận cựu chiến binh;

– Cựu chiến binh nhập ngũ sau ngày 30tháng 04 năm 1975 có thời gian trực tiếp chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấucó hồ sơ, giấy tờ nhưng không ghi rõ thời gian, đơn vị, địa bàn xảy ra chiến sự:Bản trích lục giải mã đơn vị, thời gian, địa bàn xảy ra chiến sự trong chiếntranh bảo vệ Tổ quốc do Thủ trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi cựu chiếnbinh cư trú cấp theo Hướng dẫn số 3386/LC-CTC-CCS ngày 15 tháng 11 năm 2012 củaLiên Cục Tác chiến, Cục Chính sách hướng dẫn thực hiện Quyết định số2084/QĐ-BBTM ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Tổng Tham mưu trưởng về việc banhành Danh mục địa bàn, thời gian, đơn vị trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệTổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30 tháng 04 năm 1975.

4. Các đối tượng khác:

Căn cứ vào giấy tờ chứng minh là đốitượng có quyền lợi hưởng cao hơn mức quyền lợi đang hưởng do cơ quan quản lý đốitượng cấp.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A là quân nhântham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc tại biên giới phía Bắc, xuất ngũ năm 1980,sau đó Ông ký hợp đồng lao động với Công ty B và tham gia bảo hiểm y tế theonhóm đối tượng người lao động (mức hưởng theo thẻ bảo hiểm y tế được cấp là80%).

Sau khi ông A cung cấp Quyết định xuấtngũ, được xác định là đối tượng cựu chiến binh. Do đó cơ quan bảo hiểm xã hội cấplại thẻ bảo hiểm y tế, đổi mức hưởng của ông A từ mức hưởng 80% lên 100%, có ápdụng giới hạn tỷ lệ thanh toán đối với một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịchvụ kỹ thuật y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

5. Mức hưởng bảo hiểm y tế mới củacác đối tượng quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này được tính từ thời điểmthẻ bảo hiểm y tế mới có hiệu lực trên hệ thống công nghệ thông tin của cơ quanbảo hiểm xã hội. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thông báo đến người đượcchuyển đổi mức hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế ngay khi mức hưởng mới có hiệu lựctrên hệ thống công nghệ thông tin.

Điều 6. Khám bệnh,chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng tuyến

Các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh bảohiểm y tế đúng tuyến bao gồm:

1. Người tham gia bảo hiểm y tế đếnkhám bệnh, chữa bệnh đúng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảohiểm y tế.

2. Người tham gia bảo hiểm y tế đăngký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặcphòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảohiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyếnhuyện khác trong cùng địa bàn tỉnh. Trường hợp trẻ em chưa có thẻ bảo hiểm y tếdo chưa làm thủ tục khai sinh được sử dụng giấy chứng sinh đi khám bệnh, chữa bệnhtại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản này.

3. Người tham gia bảo hiểm y tế trongtình trạng cấp cứu được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào trênphạm vi toàn quốc.

Bác sĩ hoặc y sỹ đánh giá, xác địnhtình trạng cấp cứu đối với người bệnh, ghi vào hồ sơ bệnh án và chịu trách nhiệmvề quyết định của mình.

4. Người tham gia bảo hiểm y tế đượcchuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định, bao gồm:

a) Được chuyển tuyến theo quy định tạiĐiều 10 và Điều 11 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảohiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Hồ sơchuyển tuyến gồm giấy chuyển tuyến theo Mẫusố 6 ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và các giấy tờ khác (nếucó);

b) Được chuyển tuyến theo quy định tạikhoản 3 Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, bao gồm: cấp cứu;đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơsở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môncủa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh đang điều trị nội trú hoặc điềutrị ngoại trú;

c) Được chuyển tuyến theo quy định tạikhoản 2 Điều 6 Thông tư số 04/2016/TT-BYT ngày 26 tháng 02năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về khám bệnh, chữa bệnh và thanh toánchi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến khám bệnh, chữa bệnhlao.

5. Người tham gia bảo hiểm y tế có giấytờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian đi công tác, làm việclưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạmtrú và khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyếnhoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảohiểm y tế theo quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định số146/2018/NĐ-CP. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm lưu bản chụp giấytờ quy định tại điểm này trong hồ sơ bệnh án điều trị của người bệnh đó.

6. Người có giấy hẹn khám lại trongtrường hợp đã được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 5 Điều15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.

7. Người đã hiến bộ phận cơ thể củamình phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.

8. Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay saukhi sinh ra.

Xem thêm: Khách Sạn Gần Bệnh Viện Hòa Hảo, Phường 5, Quận 10, Hồ Chí Minh

Điều 7. Thanhtoán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người

1. Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chiphí khám bệnh, chữa bệnh cho người đã hiến bộ phận cơ thể của mình theo quy địnhcủa pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xáctrong trường hợp phải điều trị ngay sau khi phẫu thuật viên kết thúc thực hiệnkỹ thuật lấy bộ phận cơ thể của người hiến.

2. Quỹ bảo hiểm y tế không thanh toáncác chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được tính vào chi phí thuộc quy trình lấy bộphận cơ thể người của người hiến hoặc đã được chi trả bởi các nguồn tài chínhkhác.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi thựchiện kỹ thuật lấy bộ phận cơ thể người hiến có trách nhiệm:

a) Tổng hợp danh sách số người đã hiếnbộ phận cơ thể và chi phí khám bệnh, chữa bệnh gửi cơ quan bảo hiểm xã hội đểthanh toán theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định số146/2018/NĐ-CP;

b) Thực hiện việc trích chuyển dữ liệuđiện tử theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.

Điều 8. Hướng dẫnthực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong công tác chăm sóc sức khỏeban đầu

1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh,trừ kỹ thuật viên xét nghiệm, kỹ thuật viên X-quang, kỹ thuật viên vật lý trịliệu, hộ sinh được thực hiện hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các cơ sởgiáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (sauđây gọi là cơ quan, đơn vị) chuyên trách hoặc kiêm nhiệm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP khi có mộttrong các giấy tờ sau đây:

a) Văn bản phân công công việc đối vớingười hành nghề là viên chức hoặc người lao động của cơ quan, đơn vị;

b) Văn bản thỏa thuận đối với ngườihành nghề không thuộc trường hợp quy định tại điểm a Khoản này.

2. Văn bản thỏa thuận quy định tại điểmb khoản 1 Điều này phải có những thông tin, nội dung chủ yếu sau đây:

a) Bên thuê người kiêm nhiệm khám bệnh,chữa bệnh trong thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu (sau đây gọi làbên thuê): Tên, địa chỉ của cơ quan, đơn vị; họ và tên người đứng đầu cơ quan,đơn vị; điện thoại liên hệ;

b) Bên nhận thực hiện kiêm nhiệm khámbệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu (sau đây gọi là bên nhận):Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minhnhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác; điện thoại liên hệ đối với trường hợp kývăn bản thỏa thuận với cá nhân người hành nghề hoặc tên, địa chỉ, họ và tên ngườiđứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp ký văn bản thỏa thuận vớicơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

c) Nội dung công việc, địa điểm làmviệc và thời gian làm việc, trong đó thời gian làm việc do bên thuê và bên nhậntự thỏa thuận;

d) Thời hạn thực hiện của văn bản thỏathuận (theo năm tài chính hoặc theo năm học);

đ) Cam kết của bên thuê và bên nhận vềviệc tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với nội dung thỏa thuận và kết quảthực hiện nhiệm vụ.

3. Văn bản thỏa thuận chỉ được cơquan, đơn vị ký với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc với cá nhân thực hiện kiêmnhiệm khám bệnh, chữa bệnh trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu thuộc mộttrong các trường hợp sau đây:

a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trụsở trên cùng địa bàn xã với cơ quan, đơn vị đó hoặc có trụ sở trên địa bàn củaxã giáp ranh với xã nơi cơ quan, đơn vị đó đặt trụ sở;

b) Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnhcó đăng ký hành nghề trong giờ hành chính trên địa bàn xã nơi cơ quan, đơn vịđó đặt trụ sở hoặc có đăng ký hành nghề trong giờ hành chính trên địa bàn củaxã giáp ranh với xã nơi cơ quan, đơn vị đó đặt trụ sở.

Điều 9. Chuyển thựchiện dịch vụ cận lâm sàng

1. Việc chuyển thực hiện dịch vụ cậnlâm sàng được thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với yêu cầu về chuyên môn kỹthuật trong khám bệnh, chữa bệnh, bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểmy tế và theo danh mục như sau:

a) Dịch vụ cận lâm sàng thuộc danh mụcdịch vụ kỹ thuật y tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cho cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh và đang được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnhnhưng tại thời điểm chỉ định sử dụng cho người bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnhđó không thực hiện được;

b) Dịch vụ cận lâm sàng không thuộcdanh mục dịch vụ kỹ thuật y tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệtcho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng thực tế cần thiết cho các hoạt động chuyênmôn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về quản lý, chẩn đoán và điều trị trongkhám bệnh, chữa bệnh thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với các trường hợpđiều trị nội trú từ tuyến huyện trở lên.

Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữabệnh bảo hiểm y tế căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động chuyên môn đượccấp có thẩm quyền phê duyệt để lập danh sách các dịch vụ cận lâm sàng cần chuyểnvà gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểmy tế để hai bên ký bổ sung phụ lục Hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tếtrước khi thực hiện.

2. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉthực hiện chuyển người bệnh hoặc mẫu bệnh phẩm đến cơ sở tiếp nhận được cấp cóthẩm quyền phê duyệt đủ điều kiện thực hiện dịch vụ cận lâm sàng và phải ký hợpđồng nguyên tắc với cơ sở thực hiện dịch vụ cận lâm sàng (trong hợp đồng có nộidung thống nhất việc cơ quan bảo hiểm xã hội nơi ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnhbảo hiểm y tế giám định về dịch vụ cận lâm sàng đã tiếp nhận và thực hiện tạicơ sở thực hiện dịch vụ cận lâm sàng).

3. Cơ sở tiếp nhận người bệnh hoặc mẫubệnh phẩm để thực hiện các dịch vụ cận lâm sàng không được chuyển tiếp người bệnhhoặc mẫu bệnh phẩm đến cơ sở thứ ba (khác).

4. Mã hóa dịch vụ cận lâm sàng:

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyểnngười bệnh hoặc mẫu bệnh phẩm (sau đây gọi tắt là cơ sở chuyển dịch vụ) thực hiệnmã hóa như sau: XX.YYYY.ZZZZ.K.WWWWW, trong đó:

a) XX.YYYY.ZZZZ là mã dịch vụ cận lâmsàng;

b) K là ký tự thể hiện dịch vụ cậnlâm sàng được thực hiện ở cơ sở khác;

c) WWWWW là ký tự thể hiện mã số củacơ sở thực hiện dịch vụ cận lâm sàng do Bộ Y tế cấp.

5. Thanh toán chi phí:

a) Việc thanh toán chi phí thực hiệndịch vụ cận lâm sàng thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều27 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và theo giá của cơ sở tiếp nhận người bệnhhoặc mẫu bệnh phẩm nhưng không vượt quá giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy địnhtại Thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày 05 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửađổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnhbảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụnggiá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một số trườnghợp.

Trường hợp một dịch vụ cận lâm sàngđược thực hiện tại nhiều cơ sở tiếp nhận trong cùng một lần chỉ định, Quỹ bảohiểm y tế chỉ thanh toán cho một lần thực hiện dịch vụ cận lâm sàng đó.

b) Cơ sở tiếp nhận thực hiện dịch vụcận lâm sàng không được thu thêm chi phí về khám bệnh và thực hiện dịch vụ cậnlâm sàng của người bệnh.

Điều 10. Thực hiệnứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phíkhám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với một số trường hợp

1. Trẻ sau khi sinh ra được hưởng quyềnlợi bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, nhưng chưa được cơ quanbảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế do chưa làm thủ tục cấp giấy khai sinhthì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện như sau:

a) Ghi mã thẻ bảo hiểm y tế tạm thời,gồm các nội dung:

– Mã đối tượng: ghi ký hiệu là TE;

– Mã mức hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế:ghi ký hiệu là số 1;

– Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trungương: ghi theo quy định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng Danh mục và mã số danh mục cácđơn vị hành chính Việt Nam (sau đây gọi là Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg) nơingười mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp cư trú hoặc nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnhđặt trụ sở đối với trường hợp trẻ sơ sinh không có người nhận hoặc bị bỏ rơi tạicơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

– Mã định danh y tế: ghi theo quy địnhtại Quyết định số 2153/QĐ-BYT ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế vềban hành Quy chế xác lập, sử dụng và quản lý mã định danh y tế (sau đây gọi làQuyết định số 2153/QĐ-BYT).

Ví dụ: Mã thẻ tạm cho trẻ em khám bệnh,chữa bệnh, có mẹ cư trú tại Hà Nội, được mã hóa như sau: TE101, tiếp theo là mãđịnh danh y tế (10 chữ số).

b) Việc ghi tên trong hồ sơ bệnh án đểkhám bệnh, chữa bệnh và trích chuyển dữ liệu điện tử phục vụ quản lý và giám định,thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với trẻ sơ sinh chưacó họ và tên thực hiện như sau:

– Nếu trẻ sơ sinh có mẹ hoặc cha (bố):ghi theo họ và tên của mẹ hoặc của cha (bố);

– Nếu trẻ sơ sinh không có mẹ hoặccha (bố) nhưng có người giám hộ: ghi theo họ và tên của người giám hộ;

– Nếu trẻ sơ sinh không có người nhậnhoặc bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: ghi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnhnơi đang thực hiện việc điều trị cho trẻ.

2. Người đã hiến bộ phận cơ thể ngườinhưng chưa được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế thì cơ sở khám bệnh,chữa bệnh ghi mã thẻ bảo hiểm y tế tạm thời để bảo đảm trích, chuyển được dữ liệuđiện tử, phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnhbảo hiểm y tế đối với người này, thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện nhưsau:

a) Mã đối tượng: ghi ký hiệu là HG;

b) Mã quyền lợi: ghi ký hiệu là số 4;

c) Mã tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương: ghi theo quy định tại Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg nơi người hiếnmô, bộ phận cơ thể người cư trú;

d) Mã định danh y tế: ghi theo quy địnhtại Quyết định số 2153/QĐ-BYT .

Ví dụ: người hiến mô, bộ phận cơ thểmình đang cư trú tại Hà Nội, được mã hóa như sau: HG401, tiếp theo là mã địnhdanh y tế (10 chữ số).

3. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tạmthời thực hiện gửi dữ liệu đề nghị giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữabệnh bảo hiểm y tế của những đối tượng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quảnlý bằng bản giấy cho đến khi có quy định, hướng dẫn mới về trích chuyển dữ liệuđiện tử; dữ liệu tổng hợp chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của các đốitượng này thực hiện theo mẫu C79-HDban hành kèm theo Thông tư số 102/2018/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2018 của BộTài chính về hướng dẫn kế toán bảo hiểm xã hội.

Điều 11. Khóa,chấm dứt ngay hiệu lực sử dụng thẻ bảo hiểm y tế

1. Cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiệnkhóa, chấm dứt ngay hiệu lực sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trên hệ thống công nghệthông tin của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với người tham gia bảo hiểm y tế đã tửvong như sau:

a) Trường hợp người tham gia bảo hiểmy tế tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiệnngay việc khóa, chấm dứt hiệu lực sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người đó khi nhậnđược dữ liệu điện tử có giá trị bằng 5 tại trường số 22 (KET_QUA_DTRI) của Bảng1 ban hành kèm theo Quyết định số 4210/QĐ-BYT ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Bộtrưởng Bộ Y tế về định dạng và chuẩn dữ liệu đầu ra phục vụ quản lý và giám định,thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do cơ sở khám bệnh, chữabệnh trích chuyển đến Cổng tiếp nhận dữ liệu thuộc hệ thống công nghệ thông tincủa cơ quan bảo hiểm xã hội;

b) Trường hợp người tham gia bảo hiểmy tế tử vong ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiệnngay việc khóa, chấm dứt hiệu lực sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người đó khi nhậnđược thông tin tử vong do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia bảo hiểm ytế tử vong chuyển lên hệ thống công nghệ thông tin của cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đãtrích, chuyển dữ liệu điện tử đến Cổng tiếp nhận dữ liệu thuộc hệ thống côngnghệ thông tin của cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm a khoản 1 Điềunày hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có tham gia bảo hiểm y tế tử vong đãcấp giấy chứng tử, chuyển lên hệ thống công nghệ thông tin của cơ quan bảo hiểmxã hội theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này mà vẫn phát sinh chi phí khámbệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và đề nghị thanh toán thì được thực hiện như sau:

a) Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chiphí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trực tiếp theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 09/2019/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2019 củaBộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thẩm định điều kiện ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnhbảo hiểm y tế ban đầu, chuyển thực hiện dịch vụ cận lâm sàng và một số trường hợpthanh toán trực tiếp chi phí trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế nếu do lỗidữ liệu thẻ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã cập nhậtthông tin sai;

b) Quỹ bảo hiểm y tế không thanh toánchi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế phát sinh khi thân nhân người thamgia bảo hiểm y tế hoặc người khác sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người đã tửvong; đồng thời, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp, kiến nghị đến cơ quan nhà nướccó thẩm quyền để xem xét xử lý đơn vị, cá nhân vi phạm theo quy định của phápluật.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THIHÀNH

Điều 12. Hiệu lựcthi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hànhtừ ngày 01 tháng 3 năm 2021.

2. Điều 3 Thông tư số 09/2019/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫnthẩm định điều kiện ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu,chuyển thực hiện dịch vụ cận lâm sàng và một số trường hợp thanh toán trực tiếpchi phí trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hết hiệu lực kể từ ngày Thôngtư này có hiệu lực.

Điều 13. Điềukhoản tham chiếu

Trường hợp các văn bản dẫn chiếutrong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bảnđược thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung đó.

Điều 14. Tráchnhiệm thi hành

1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấptỉnh:

a) Chỉ đạo, giải quyết kịp thời cáckhó khăn, vướng mắc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong quá trình thực hiệnThông tư này;

b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơiquản lý người tham gia bảo hiểm y tế tử vong thực hiện cấp giấy chứng tử và kêkhai ngay khi cấp giấy chứng tử trên hệ thống công nghệ thông tin của cơ quan bảohiểm xã hội theo quy định.

2. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội ViệtNam:

a) Hướng dẫn thực hiện cấp đổi thẻ dochuyển đổi mức hưởng bảo hiểm y tế quy định tại Điều 5 Thông tư này và việc cấpthẻ bảo hiểm y tế đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người;

b) Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống côngnghệ thông tin nhằm bảo đảm:

– Tuân thủ thực hiện đầy đủ, đúng quyđịnh tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP , Thông tư số 48/2017/TT-BYT ngày 28 tháng12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định trích chuyển dữ liệu điện tử trongquản lý và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và các quy địnhkhác của Bộ trưởng Bộ Y tế;

– Thực hiện việc quản lý, cấp tự độngmã định danh y tế theo quy định tại Quyết định số 2153/QĐ-BYT ;

3. Trách nhiệm của Sở Y tế các tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan quản lý y tế của các bộ, ngành:

a) Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xãhội cấp tỉnh phổ biến, chỉ đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địabàn hoặc thuộc quyền quản lý tổ chức thực hiện khám bệnh, chữa bệnh đối với ngườitham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, Luậtbảo hiểm y tế, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và các quy định tại Thông tư này;

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương giáp ranh thống nhất xác định và thực hiện việckhám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh quy địnhtại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.

4. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh,chữa bệnh bảo hiểm y tế:

Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hộinơi ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thực hiện đúng, đủ các quy địnhcủa pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, Luật bảo hiểm y tế, Nghị định số146/2018/NĐ-CP và các quy định tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướngmắc, bất cập đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời vềBộ Y tế để được xem xét giải quyết./.

Xem thêm: 15 Cách Trị Ho Tại Nhà Nhanh Nhất, Hiệu Quả “Thần Kỳ”, 10 Cách Trị Ho Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Thần Kỳ

Nơi nhận: – Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (để báo cáo); – PTTgCP. Vũ Đức Đam (để báo cáo); – Bộ trưởng (để báo cáo); – Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo); – Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ); – Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật); – Các Bộ: Tài chính; Lao động – Thương binh và Xã hội; Giáo dục và Đào tạo; – Bảo hiểm xã hội Việt Nam; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế; – Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Y tế các Bộ, ngành; – Hiệp hội Bệnh viện tư nhân; – Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế; – Lưu: VT, PC, BH (05).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *