Thông tư 28/2016/TT-BYT hướng dẫn về hồ sơ, nội dung khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, điều tra bệnh nghề nghiệp và chế độ báo cáo.

Đang xem: Thông tư 28 bộ y tế

 

1. Khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc

– Giấy giới thiệu từ người lao động hoặc danh sách có điền đầy đủ thông tin về nghề, công việc, yếu tố có hại tại nơi làm việc trong trường hợp cơ sở có nhiều lao động phải khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc;
+ Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp hoặc làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kể cả người học nghề, tập nghề, đã nghỉ hưu hoặc đã chuyển công tác hoặc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội đang bảo lưu thời gian đóng hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết hưu trí, trợ cấp hàng tháng;
+ Người lao động không thuộc trường hợp trên nhưng chuyển sang làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau: Kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động; Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính;
Người lao động đã được chuẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp được khám định kỳ 06 hoặc 12 tháng theo Phụ lục 6 kèm theo Thông tư số 28/2016.
Người sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ gồm: Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động và hồ sơ bệnh nghề nghiệp. Trường hợp người lao động đã thôi việc, nghỉ việc, nghỉ chế độ thì người lao động tự chuẩn bị hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
Thông tư số 28 năm 2016 quy định các trường hợp sau đây phải tiến hành điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệp:
– Người lao động có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp có liên quan đến bản thân mà chưa được giải quyết chế độ;
– Xảy ra nhiều trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc nhiều người bị ốm, mắc bệnh tại một cơ sở trong cùng thời điểm;
– Kết quả quan trắc môi trường lao động vượt giới hạn cho phép nhưng không có trường hợp được phát hiện bệnh nghề nghiệp hoặc không quan trắc môi trường và khám sức khỏe cho người lao động;
Ngoài ra, Thông tư 28 còn quy định các trường hợp điều tra lại và điều tra lần cuối bệnh nghề nghiệp.
Thời hạn điều tra bệnh nghề nghiệp là không quá 45 ngày kể từ ngày quyết định thành lập Đoàn điều tra có hiệu lực.
MỤC LỤC VĂN BẢN

*

BỘ Y TẾ ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 28/2016/TT-BYT

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2016

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứLuật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao độngsố 84/2015/QH13 ngày 25tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CPngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn vàcơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quảnlý môi trường y tế;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thôngtư hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về hồ sơ, nộidung khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám phát hiện bệnh nghề nghiệpcho người lao động, khám định kỳ cho người lao động mắc bệnhnghề nghiệp, điều tra bệnh nghề nghiệp và chế độ báo cáo.

Điều 2. Đối tượngáp dụng

1. Người lao động tiếp xúc với các yếutố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp hoặc làm các nghề, công việc nặng nhọc,độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kể cả người họcnghề, tập nghề, người lao động đã nghỉ hưu hoặc người lao động đã chuyển công tác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnhnghề nghiệp hoặc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặcđã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng.

2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợptác xã, hộ kinh doanh, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo quy định tạiKhoản 1 Điều này (sau đây gọi tắt là người sử dụng lao động).

3. Các cơ sở y tế có đủ điều kiệnkhám bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật khám bệnh, chữa bệnh thực hiệnviệc khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám phát hiện bệnh nghề nghiệpcho người lao động, khám định kỳ cho người lao động mắc bệnhnghề nghiệp (sau đây gọi tắt là cơ sở khám bệnh nghề nghiệp).

Chương II

KHÁM SỨC KHỎETRƯỚC KHI BỐ TRÍ LÀM VIỆC

Điều 3. Đối tượng và thời giankhám sức khỏe trước khi bố trí làm việc

1. Đối tượngkhám sức khỏe trước khi bố trí làm việc là người lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 21 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

2. Việc khám sức khỏe cho người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này phải được thực hiệntrước khi bố trí người lao động vào làm các công việc có yếu tố có hại.

Điều 4. Hồ sơkhám sức khỏe trước khi bố trí làm việc

1. Giấy giới thiệu của người sử dụnglao động thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tưnày; trường hợp cơ sở lao động có nhiều người phải khám sứckhỏe trước khi bố trí làm việc thì người sử dụng lao động lập danh sách và điềncác thông tin về nghề, công việc chuẩn bị bố trí, yếu tốcó hại tại nơi làm việc gửi kèm theo Giấy giới thiệu.

2. Phiếu khám sức khỏe thực hiện theomẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Nội dungkhám

1. Khám sức khỏetrước khi bố trí làm việc thực hiện theo nội dung của mẫu Phiếu khám sức khỏe quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Ngoài các nội dung quy định tạiKhoản 1 Điều này, bác sỹ Trưởng đoànkhám chỉ định khám chuyên khoa phù hợp với vị trí làm việc của người lao động.

3. Căn cứ vị trí làm việc của ngườilao động và chỉ định khám chuyên khoa của Trưởng đoànkhám, người thực hiện khám chuyên khoa có thể chỉ định thựchiện xét nghiệm cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng) phù hợp với vị trí làm việc của người lao độngđó.

4. Trường hợp người lao động đã đượckhám sức khỏe theo hướng dẫn tại Thông tư số14/2013/TT-BYT ngày 05 tháng 6 năm 2013 của Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe (sau đây gọi tắt là Thông tư 14/2013/TT-BYT) thì sử dụng kết quả khámsức khỏe còn giá trị và thực hiện khám chuyên khoa theoquy định tại Khoản 2 Điều này.

Chương III

KHÁM PHÁT HIỆN BỆNHNGHỀ NGHIỆP

Điều 6. Đối tượng khám phát hiệnbệnh nghề nghiệp

1. Đối tượng phảikhám phát hiện bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2Thông tư này.

2. Người lao động không thuộc Khoản 1Điều này chuyển sang làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.

Điều 7. Thời gian khám phát hiệnbệnh nghề nghiệp cho người lao động

1. Thời gian khám phát hiện bệnh nghềnghiệp cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luậtan toàn vệ sinh lao động.

2. Đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu củangười sử dụng lao động hoặc người lao động thì thời gian khám phát hiện bệnhnghề nghiệp theo đề nghị của tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu.

Điều 8. Hồ sơkhám phát hiện bệnh nghề nghiệp

1. Phiếu khám sức khỏe trước khi bốtrí làm việc theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèmtheo Thông tư này; trường hợp người lao động đã làm việc trước ngày Thông tưnày có hiệu lực thì sử dụng kết quả khám sức khỏe gần nhất.

2. Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnhnghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 banhành kèm theo Thông tư này.

3. Bản sao hợp lệ của một trong cácgiấy tờ sau:

a) Kết quả thực hiện quan trắc môitrường lao động. Đối với trường hợp người lao động có tiếp xúc với yếu tố visinh vật trong môi trường lao động mà việc quan trắc môi trường lao động được thựchiện trước ngày Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chínhphủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt độngkiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệsinh lao động và quan trắc môi trường lao động có hiệu lựcthì hồ sơ phải có thêm Phiếu đánh giá tiếp xúc yếu tốvi sinh vật do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 01 tháng 7năm 2016;

b) Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếutố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính thực hiện theo mẫuquy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp bị bệnh nghềnghiệp cấp tính mà tại thời điểm xảy ra bệnh nghề nghiệp cấp tính chưa kịp xácđịnh được mức tiếp xúc yếu tố có hại;

4. Bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặctóm tắt hồ sơ bệnh án bệnh có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).

Điều 9. Quy trìnhvà nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp

1. Quy trình khám phát hiện bệnh nghềnghiệp

a) Trước khi khám phát hiện bệnh nghềnghiệp, người sử dụng lao động hoặc người lao động phải gửi cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Thôngtư này;

b) Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thông báo thời gian, địa điểm và cácnội dung cần thiết khác liên quan đến khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho ngườisử dụng lao động hoặc người lao động;

c) Thực hiện việc khám phát hiện bệnhnghề nghiệp lần đầu theo quy định tại Khoản 2 Điều này;

d) Kết thúc đợt khám, cơ sở khám bệnhnghề nghiệp có trách nhiệm ghi đầy đủ các thông tin trongsổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp và tổng hợp kếtquả đợt khám phát hiện bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫuquy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Trường hợp người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phải lập Hồ sơbệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này và lập báo cáo trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tạiPhụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Sau khi tổ chức khám phát hiện bệnhnghề nghiệp, trong thời gian 20 ngày làm việc, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phảitrả cho người sử dụng lao động hoặc người lao động các giấy tờ quy định tại điểmd, điểm đ Khoản 1 Điều này.

2. Nội dung khám phát hiện bệnh nghềnghiệp

a) Khai thác đầy đủ các thông tin cánhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình, thời gian tiếp xúc yếu tố có hại có thể gây bệnhnghề nghiệp để ghi phần tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp trongsổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp;

b) Khám đầy đủ nộidung theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này và các chuyênkhoa để phát hiện bệnh nghề nghiệp trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểmquy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế quyđịnh bệnh nghề nghiệp được bảo hiểmxã hội;

c) Đối với lao độngnữ phải khám thêm chuyên khoa phụ sản;

d) Thực hiện các xét nghiệm khác liênquan đến yếu tố có hại trong môi trường lao động (nếu cần);

đ) Trường hợp người lao động đã đượckhám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 14/2013/TT-BYT thì sử dụng kết quả khám sứckhỏe còn giá trị và thực hiện khám bổ sung các nội dung còn lại theo quy định tạiđiểm b, điểm d Khoản 2 Điều này;

e) Đối với những bệnh nghề nghiệpkhông nằm trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xãhội phải khám đầy đủ các chuyên khoa theo chỉ định của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp.

Điều 10. Quy địnhvề hội chẩn để chẩn đoán bệnh nghề nghiệp

1. Hội chẩn được tiến hành đối vớicác trường hợp chẩn đoán các bệnh bụi phổi, phế quản, bệnhrung chuyển nghề nghiệp và các trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của bácsỹ khám bệnh nghề nghiệp.

2. Thành phần Hội đồng hội chẩn:

Người đứng đầu cơ sở khám bệnh nghềnghiệp quyết định thành lập Hội đồng hội chẩn bệnh nghề nghiệp, gồm các thànhphần sau:

a) 01 đại diện lãnh đạo cơ sở khám bệnhnghề nghiệp làm Chủ tịch Hội đồng;

b) 01 bác sĩ chuyên khoa bệnh nghềnghiệp;

c) 01 bác sĩ chuyên khoa liên quan đếnbệnh nghề nghiệp cần hội chẩn;

d) 01 Thư ký Hội đồng: Do Chủ tịch Hộiđồng chỉ định;

e) Trong trường hợp cần thiết, Chủtịch Hội đồng quyết định việc trưng cầuchuyên gia về lĩnh vực cần hội chẩn.

3. Kết luận hội chẩn được hoàn chỉnh và ghi vào Biên bản hội chẩn bệnh nghề nghiệpthực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèmtheo Thông tư này.

4. Trường hợp vượt quá khả năngchuyên môn, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hoàn chỉnh Biên bản hội chẩn và Hồ sơ bệnh nghề nghiệp chuyển lêntuyến trên để có chẩn đoán xác định.

Chương IV

KHÁM ĐỊNH KỲ CHO NGƯỜILAO ĐỘNG MẮC BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Điều 11. Đối tượng và thờigian khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp

1. Người lao động đã được chẩn đoán mắcbệnh nghề nghiệp.

2. Thời gian khám định kỳ bệnh nghềnghiệp thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 12. Hồ sơ khám định kỳcho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp

1. Người sử dụng lao động chuẩn bị hồsơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp bao gồm:

a) Giấy giới thiệu của người sử dụng laođộng theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Hồ sơ bệnh nghề nghiệp.

2. Trường hợp người lao động đã thôiviệc, nghỉ việc, nghỉ chế độ thì ngườilao động tự chuẩn bị hồ sơ bệnh nghề nghiệp.

Điều 13. Quy trình và nội dungkhám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp

1. Quy trình khám định kỳ cho người mắc bệnh nghề nghiệp:

a) Trước khi khám định kỳ cho người mắc bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động hoặc người lao động phải gửicho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp các giấy tờ theo quy định tại Điều 12 Thông tưnày;

b) Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ sở khámbệnh nghề nghiệp thông báo thời gian, địa điểm và các nội dung khác liên quan đếnkhám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp tới người sử dụng lao độnghoặc người lao động;

c) Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp tổ chứckhám cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp;

d) Kết thúc đợt khám, cơ sở khám bệnhnghề nghiệp có trách nhiệm ghi đầy đủ kết quả khám định kỳ người mắc bệnh nghềnghiệp trong hồ sơ bệnh nghề nghiệp; tổng hợp kết quả khám định kỳ bệnh nghềnghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này và trả kếtquả cho người sử dụng lao động trong thời gian 20 ngày làmviệc.

2. Nội dung khám định kỳ bệnh nghềnghiệp:

a) Thực hiện theo quy định tại điểm a,b, d Khoản 2 Điều 9 và hướng dẫn tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Việc bổ sung nội dung khám lâmsàng và cận lâm sàng cho từng bệnhnghề nghiệp dựa vào tiến triển, biến chứng của bệnh theo chỉ định của bác sỹ.

Chương V

ĐIỀU TRA BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Điều 14. Các trườnghợp điều tra bệnh nghề nghiệp

1. Điều tra lần đầu bệnh nghề nghiệpáp dụng đối với các trường hợp sau:

a) Người lao động có yêu cầu điều trabệnh nghề nghiệp có liên quan đến bản thân mà chưa được giảiquyết chế độ theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động;

b) Người sử dụng lao động có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp;

c) Xảy ra nhiềutrường hợp mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc nhiều người bị ốm, mắc bệnh trongcùng một thời điểm tại một cơ sở lao động;

d) Kết quả quantrắc môi trường lao động vượt giới hạn cho phép nhưng không có trường hợp ngườilao động được phát hiện bệnh nghề nghiệp hoặc cơ sở lao động không thực hiệnquan trắc môi trường lao động và khám sức khỏe cho người lao động;

đ) Cơ quan Bảohiểm xã hội có yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp;

2. Điều tra lại bệnh nghề nghiệp áp dụngđối với các trường hợp sau:

a) Tổ chức, cá nhân có kiến nghị về kếtquả điều tra bệnh nghề nghiệp;

b) Phục vụ hoạt động kiểm tra định kỳ,đột xuất của cơ quan có thẩm quyền.

3. Điều tra lần cuối bệnh nghề nghiệpáp dụng đối với trường hợp có kiến nghị của tổ chức, cá nhân đối với kết quả điềutra lại bệnh nghề nghiệp.

Điều 15. Thẩmquyền thành lập đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp

1. Đoàn điều tra lần đầu bệnh nghềnghiệp do:

a) Giám đốc Sở Y tế, Lãnh đạo các bộ,ngành quyết định thành lập đoàn theo đề nghị của thanh tra Sở Y tế hoặc thủ trưởngcơ quan y tế bộ, ngành đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 14Thông tư này;

b) Cục trưởng Cục Quản lý môi trườngy tế – Bộ Y tế quyết định thành lập đoàn đối với các trường hợp quy định tại điểmc, điểm d Khoản 1 Điều này hoặc trường hợp vượt quá khả năng điều tra của Đoànđiều tra bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm a Khoản này.

2. Đoàn điều tra lại bệnh nghề nghiệpdo Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế quyết định thành lập đoàn đối với cáctrường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư này.

3. Đoàn điều tra lần cuối bệnh nghềnghiệp do lãnh đạo Bộ Y tế thành lập đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều14 Thông tư này.

Điều 16. Thànhphần Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp

1. Thành phần đoàn điều tra lần đầu bệnhnghề nghiệp quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 15 Thông tư này gồm:

a) 01 đại diện Lãnh đạo Thanh tra SởY tế, Lãnh đạo y tế Bộ, ngành làm trưởng đoàn;

b) 01 bác sĩ có chứng chỉ bệnh nghềnghiệp làm ủy viên thư ký;

c) 01 bác sĩ chuyên khoa liên quan đếnbệnh nghề nghiệp đang điều tra;

d) 01 đại diện Sở Lao động – Thươngbinh và Xã hội;

đ) 01 đại diện Liên đoàn lao động tỉnh;

e) 01 đại diện cơ quan Bảo hiểm xã hộitỉnh, Bộ, ngành;

g) Các thành viên khác do Trưởng đoànđiều tra quyết định trong trường hợp cần thiết.

2. Thành phần đoàn điều tra lần đầu bệnhnghề nghiệp quy định tại điểm b Khoản 1 và đoàn điều tra lại bệnh nghề nghiệpquy định tại Khoản 2 Điều 15 Thông tư này gồm:

a) 01 đại diện lãnh đạo Cục Quản lýmôi trường y tế – Bộ Y tế làm trưởng đoàn;

b) 01 bác sĩ có chứng chỉ bệnh nghề nghiệp làm ủy viên thư ký;

c) 01 bác sĩ chuyên khoa liên quan đếnbệnh nghề nghiệp đang điều tra;

d) 01 đại diện Vụ Pháp chế – Bộ Y tế;

đ) 01 đại diện Sở Lao động – Thươngbinh và Xã hội nơi thực hiện điều tra;

e) Các thành viên khác do Trưởng đoàn điều tra quyết định trong trường hợp cần thiết.

3. Đoàn điều tra lần cuối bệnh nghềnghiệp cấp trung ương do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập theo đề nghị củaChánh thanh tra Bộ hoặc Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, bao gồm:

a) 01 đại diện lãnh đạo Thanh tra BộY tế làm trưởng đoàn;

b) 01 bác sĩ chuyên khoa bệnh nghềnghiệp của Viện thuộc hệ y tế dự phòng làm ủy viên thư ký;

c) 01 bác sĩ chuyên khoa liên quan đếnbệnh nghề nghiệp đang điều tra;

d) 01 đại diện Bộ Lao động – Thươngbinh và Xã hội;

đ) 01 đại diện cơ quan Bảo hiểm xãhội Việt Nam;

e) Các thành viên khác do Trưởng đoànđiều tra quyết định trong trường hợp cần thiết.

Điều 17. Tráchnhiệm của thành viên Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp

1. Trưởng đoàn điều tra bệnh nghềnghiệp có trách nhiệm:

a) Tổ chức, điều hành các hoạt động củađoàn điều tra, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Đoàn điều tra;

b) Tổ chức thảoluận trong đoàn để đi đến thống nhất khi các thành viên trong đoàn điều tra còncó những vấn đề chưa thống nhất. Nếu không đạt được sự thống nhất thì Trưởng đoàn quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

c) Công bố biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp.

2. Các thành viên đoàn điều tra bệnhnghề nghiệp có trách nhiệm:

a) Thực hiện các nhiệm vụ theo phâncông của Trưởng đoàn và chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn về kết quả công việc mà mình được phân công;

b) Có quyền bảo lưu ý kiến. Ý kiến bảolưu phải được ghi đầy đủ vào biên bản điều tra.

3. Không được tiết lộ các thông tin,tài liệu trong quá trình điều tra khi chưa công bố biên bản điều tra.

Điều 18. Thời hạn, trình tự điềutra và công bố Biên bản điều tra

1. Thời hạn điều tra: Không quá 45ngày kể từ ngày quyết định thành lập đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp có hiệu lựcthi hành.

2. Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp tiếnhành điều tra, lập biên bản theo trình tự sau:

a) Xem xét hiện trường cơ sở lao động;

b) Thu thập vật chứng, tài liệu có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (thực hiện lấy mẫu vềcác yếu tố có hại tại nơi làm việc để phân tích, nhận định làm căn cứ xác địnhyếu tố gây bệnh);

c) Xem xét hồ sơ quản lý vệ sinh laođộng, sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động;

d) Phỏng vấn trực tiếp người lao động, người sử dụng lao động và các đối tượng khác có liên quan đến công tác quản lý vệ sinh lao động, sứckhỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động;

đ) Tổ chức khám và làm xét nghiệm cầnthiết đối với các trường hợp người lao động nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp (nếucần);

e) Các nội dung khác do Trưởng đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp chỉ định trongtrường hợp cần thiết.

3. Công bố Biênbản điều tra bệnh nghề nghiệp:

Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp tổ chứccuộc họp ngay sau khi hoàn thành điều tra để công bố biên bản điều tra bệnh nghềnghiệp tại cơ sở bị điều tra, thành phần cuộc họp bao gồm:

a) Trưởng đoàn điều tra bệnh nghềnghiệp, chủ trì cuộc họp;

b) Các thành viên đoàn điều tra bệnhnghề nghiệp;

c) Người sử dụng lao động hoặc ngườiđược ủy quyền bằng văn bản;

d) Đại diện Ban chấp hành công đoàncơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời hoặc là Người được tập thể ngườilao động chọn cử khi cơ sở chưa có đủ điều kiện thành lập công đoàn;

đ) Người yêu cầu, người làm chứng vàngười có trách nhiệm, quyền lợi liên quan đến bệnh nghề nghiệp;

e) Đại diện cơ quan quản lý cấp trêntrực tiếp của cơ sở (nếu có);

g) Lập biên bản cuộc họp với đầy đủchữ ký của những thành viên đã tham dự họp. Trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầuđiều tra hoặc tổ chức, cá nhân bị điều tra không đồng ý với nội dung biên bảnđiều tra bệnh nghề nghiệp được ghi ý kiến của mình vào biên bản điều tra, nhưngvẫn phải ký tên và đóng dấu (nếu có) vào biên bản điều tra và thực hiện các kiếnnghị của đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp;

h) Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp phải gửi biên bản điều tra bệnh nghề nghiệpvà biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra bệnh nghềnghiệp tới các cơ quan thuộc thành phần đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp, cơ quanBảo hiểm xã hội, cơ sở sử dụng lao động và các nạn nhântrong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày công bố biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp.

Điều 19. Hồ sơđiều tra bệnh nghề nghiệp

1. Biên bản hiện trường cơ sở lao động.

2. Vật chứng,tài liệu có liên quan.

Xem thêm: Bộ Trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Tiểu Sử Lãnh Đạo

3. Hồ sơ quản lý vệ sinh lao động, sứckhỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động.

4. Biên bản phỏngvấn trực tiếp người lao động, người sử dụng lao động và các đối tượng khác cóliên quan đến công tác quản lý vệ sinh lao động, sức khỏengười lao động, bệnh nghề nghiệp của cơ sở lao động.

5. Kết quả khámvà làm xét nghiệm đối với các trường hợp người lao động nghi ngờ mắc bệnh nghềnghiệp (nếu có).

6. Biên bản điều tra bệnh nghề nghiệp.

7. Biên bản cuộc họp công bố biên bảnđiều tra bệnh nghề nghiệp.

8. Những tài liệukhác có liên quan đến quá trình điều tra bệnh nghề nghiệp.

9. Thời gian lưu giữ hồ sơ điều tra bệnhnghề nghiệp là 15 năm tại cơ sở sử dụng lao động và các cơ quan của thành viênđoàn điều tra.

Điều 20. Bảo đảmkinh phí hoạt động đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp

1. Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp docơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thành lập thì Nhà nướcbảo đảm kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật hiệnhành.

2. Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệptheo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có kiến nghị điều tra thành lập thì kinh phíhoạt động của Đoàn điều tra do tổ chức, cá nhân có kiến nghị điều tra chi trả.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

Điều 21. Trách nhiệmcủa người lao động

1. Khai báo thông tin trung thực vềtiền sử bệnh tật, tiếp xúc nghề nghiệp trong quá trình khám sức khỏe.

2. Tham gia khám sức khỏe trước khi bốtrí làm việc, các đợt khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp, khám định kỳ bệnhnghề nghiệp (nếu mắc) do người sử dụng lao động tổ chức.

3. Thực hiện đầy đủ các hướng dẫn,các chỉ định khám và điều trị của bác sĩ sau mỗi lần khám.

4. Lưu giữ hồsơ quản lý sức khỏe trong các trường hợp thôi việc, nghỉ việc,nghỉ chế độ (Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, báo cáo từng trường hợp người lao động mắcbệnh nghề nghiệp, các giấy tờ liên quan đến khám, điều trị tại các cơ sở khám bệnh,chữa bệnh) để làm cơ sở cho việc khám, chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp nếumắc sau thời gian ngừng tiếp xúc; chuyển hồ sơ quản lý sức khỏe cho cơ quan mớitrong trường hợp chuyển cơ quan công tác.

Điều 22. Tráchnhiệm của người sử dụng lao động

1. Lập, quản lýhồ sơ sức khỏe, hồ sơ bệnh nghề nghiệp và lưu giữ trong suốt thời gian ngườilao động làm việc tại đơn vị; trả hồ sơ sức khỏe, hồ sơ bệnhnghề nghiệp (nếu có) cho người lao động khi người lao động chuyển công tác sangcơ quan khác hoặc thôi việc, nghỉ việc, nghỉ chế độ.

2. Phối hợp vớicác cơ sở khám bệnh nghề nghiệp lập kế hoạch, tổ chức khám sức khỏe trước khi bốtrí làm việc, khám sức khỏe phát hiện bệnhnghề nghiệp cho người lao động, khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghềnghiệp.

3. Tạo điều kiện cho người lao độngđi điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng theo quy định của pháp luật.

4. Hoàn chỉnh hồsơ và giới thiệu người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệpđi khám giám định trong thời gian 20 ngày làm việc sau khi điều trị, điều dưỡng,phục hồi chức năng đối với những bệnh nghề nghiệp có khảnăng điều trị hoặc sau khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với những bệnhkhông có khả năng điều trị.

5. Thực hiện cải thiện điều kiện laođộng, phòng chống bệnh nghề nghiệp; thực hiện chế độ bảo hộlao động, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định.

6. Bố trí sắp xếp vị trí làm việc phùhợp với sức khỏe người lao động.

7. Cung cấp thông tin, tài liệu và phốihợp với Đoàn điều tra bệnh nghề nghiệp.

8. Báo cáo định kỳ, đột xuất cho cơquan quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn theo quy định củapháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

9. Trường hợp có người lao động mắc bệnhnghề nghiệp, cơ sở có trách nhiệm:

a) Khai báo bệnh nghề nghiệp theo quyđịnh của Thông tư này;

b) Thông báo đầy đủ về tình hình bệnh nghề nghiệp tới người lao động thuộc cơ sở của mìnhnhằm ngăn chặn những bệnh nghề nghiệp tái diễn xảy ra;

c) Tổ chức cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động.

Điều 23. Tráchnhiệm của cơ sở khám bệnh nghề nghiệp

1. Có trách nhiệm phối hợp với ngườisử dụng lao động khi có yêu cầu về: lập kế hoạch và tiến hành khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệpcho người lao động, khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp theoquy định.

2. Tổ chức hội chẩn bệnh nghề nghiệp(nếu cần) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quảchẩn đoán bệnh nghề nghiệp.

3. Tham gia hội đồng giám định y khoacác cấp để giám định bệnh nghề nghiệp (khi có yêu cầu).

4. Tổng hợp và báo cáo tình hình khámbệnh nghề nghiệp gửi về Sở Y tế hoặc y tế Bộ, ngành trước ngày 05 tháng 7 đối vớibáo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo cả năm theo hướng dẫn tại Phụ lục 9 và Phụ lục 12 ban hànhkèm theo Thông tư này.

Điều 24. Tráchnhiệm của Sở Y tế

1. Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh nghềnghiệp thực hiện công tác khám sức khỏe trước khi bố trílàm việc, khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp cho ngườilao động, khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp và tự tổ chức điềutra bệnh nghề nghiệp thuộc phạm vi được giao quản lý.

2. Công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế đồng thời gửi Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) danh sách các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp đã đượccấp phép hoạt động trong thời gian 03 ngày làm việc kể từngày cấp phép hoạt động.

3. Thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặckiểm tra đột xuất hoạt động của các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp đã được cấpphép hoạt động.

4. Tổng hợp và gửi báo cáo tổng hợptình hình bệnh nghề nghiệp trong tỉnh và trong ngành về BộY tế (Cục Quản lý môi trường y tế), báo cáo gửi trước ngày15 tháng 7 hàng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 15 tháng 01năm sau đối với báo cáo cả năm theo quy định tại Phụ lục 9 và Phụ lục 12 banhành kèm theo Thông tư này.

Điều 25. Tráchnhiệm của Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế

1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện côngtác khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe định kỳ phát hiện bệnh nghề nghiệp, khám định kỳ cho người lao động mắcbệnh nghề nghiệp và điều tra bệnh nghề nghiệp trên phạm vi toàn quốc.

2. Xây dựng cơ sở dữ liệu bệnh nghềnghiệp bao gồm các nội dung sau:

a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị,nhân lực phục vụ công tác khám bệnh nghề nghiệp;

b) Các yếu tố cóhại trong môi trường lao động;

c) Số cơ sở laođộng có người lao động mắc bệnh nghề nghiệp;

d) Số người lao động mắc bệnh nghềnghiệp;

đ) Tình hình bệnh nghề nghiệp;

e) Tình hình thực hiện chế độ, chínhsách đối với người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.

3. Công bố các cơ sở khám bệnh nghềnghiệp đã được cấp phép hoạt động trên cổng thông tin điệntử của Bộ Y tế.

4. Chỉ đạo các Viện thuộc hệ Y tế dựphòng và các trường Đại học Y, Dược xây dựng nội dung, tổ chức đào tạo về bệnhnghề nghiệp.

5. Phối hợp với các đơn vị liên quanhướng dẫn triển khai thực hiện Thông tư này và thực hiện việc thanh tra, kiểmtra hoạt động của các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp.

Chương VII

HIỆU LỰC THI HÀNH

Điều 26. Điều khoản tham chiếu

Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sungthì áp dụng theo các văn bản thay thế hoặc sửa đổi bổsung.

Điều 27. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư nàycó hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.

2. Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 1998 của liên tịch Bộ Y tế- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiệncác quy định về bệnh nghề nghiệp và Thông tư số 12/2006/TT-BYT ngày 10 tháng 11năm 2006 của Bộ Y tế hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp hếthiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướngmắc đề nghị các tổ chức, đơn vị và cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) để nghiên cứu, xem xét giải quyết./.

Nơi nhận: – VPCP (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT CP); – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL); – Bộ trưởng (để báo cáo); – Các đơn vị thuộc Bộ Y tế; – UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Y tế các ngành; – Trung tâm YTDP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Trung tâm BVSKLĐ&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế; – Lưu: VT, PC, MT(03)

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thanh Long

PHỤ LỤC 1

MẪU GIẤY GIỚI THIỆU CỦA NGƯỜI SỬ DỤNGLAO ĐỘNG(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộtrưởng Bộ Y tế)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: …………../GGT

…….1…….., ngày …… tháng …… năm ……

GIẤYGIỚI THIỆU

Kính gửi:………….2…………………………

Tên cơ quan, đơn vị giới thiệu ngườilao động ………………………………………………

Trân trọng giới thiệu: Ông/ Bà: ………………………………………giới tính: □ nam □ nữ

Sinh ngày ………….. tháng ………….. năm …………………………………………………

Số CMND ……………………… cấp ngày ………tháng ………năm ……..tại ……………

Nghề/công việc chuẩn bị bố trí hoặcđang làm: ………….…………………………………

Yếu tố có hại: ……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Được cử đến cơ sở khám bệnh nghề nghiệpđể: ……………………….3…………………

Trân trọng cảm ơn./.

LÃNH ĐẠO CƠ SỞ LAO ĐỘNG (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

_______________

1 Địadanh

2 Têncơ sở khám bệnh nghề nghiệp

3 Khám sức khỏe trước khibố trí làm việc/ để khám định kỳ bệnh nghề nghiệp.

PHỤ LỤC 2

MẪU PHIẾU KHÁM SỨC KHỎE TRƯỚC KHI BỐTRÍ LÀM VIỆC(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Ảnh màu (4 x 6cm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

PHIẾU KHÁM SỨC KHỎE TRƯỚC KHI BỐ TRÍ LÀM VIỆC

Họ và tên (viết chữ in hoa): …………………………………………………………………….

Giới: Nam □ nữ □ Sinh ngày ……………….tháng ………năm………………………

Lý do khám sức khỏe (ghi cụ thểngành, nghề, công việc sẽ làm việc):

………………………………………………………………………………………………………

I. TIỀN SỬ BỆNH (ghi rõ tên bệnh/hộichứng bệnh/triệu chứng bệnh đã mắc hoặc đang mắc của đốitượng khám sức khỏe)

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

II. YẾU TỐ TIẾP XÚC NGHỀ NGHIỆP

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

III. NỘI DUNG KHÁM

1. Khám tổng quát

TT

Nội dung khám

Kết quả

Phân loại

1

Thể lực

Ngày… .tháng… .năm …….

Nhân viên y tế ký và ghi rõ họ tên

Chiều cao ………..cm, Cân nặng ……….. kg

Chỉ số BMI ……………………………………

Huyết áp …………………; mạch …………..

2

Khám nội khoa

Ngày….tháng….năm ………

Bác sỹ khám ký và ghi rõ họ tên

Tuần hoàn

Hô hấp

Tiêu hóa

Thận – Tiết niệu

Nội tiết

Cơ – Xương – Khớp

Thần kinh

Tâm thần

3

Mắt

Ngày….tháng….năm……..

Bác sỹ khám ký và ghi rõ họ tên

Khám thị lực:

Không kính: Mắt phải: …………………

Mắt trái ……………………

Có kính: Mắt phải: ………………….

Mắt trái ……………………

Các bệnh về mắt (nếu có): ………………

4

Tai – Mũi – Họng

Ngày….tháng….năm………..

Bác sỹ khám ký và ghi rõ họ tên

– Khám thính lực:

Tai trái: Nói thường: ………….m;

Nói thầm: …………….m;

Tai phải: Nói thường: ………….m;

Nói thầm: ……………..m;

– Các bệnh về tai, mũi, họng (nếu có) ….

……………………………………………….

5

Răng – Hàm – Mặt

Ngày…. tháng….năm ………

Bác sỹ khám ký và ghi rõ họ tên

– Khám: Hàm trên: ……………..

Hàm dưới: …………….

– Các bệnh về Răng – Hàm – Mặt (nếu có)

6

Da liễu

Ngày….tháng….năm………..

Bác sỹ khám ký và ghi rõ họ tên

7

Khám sản, phụ khoa

Ngày….tháng….năm………

Bác sỹ khám ký và ghi rõ họ tên

8

Khám ngoại khoa

Ngày…. tháng….năm ……….

Bác sỹ khám ký và ghi rõ họ tên

9

Cận lâm sàng theo yêu cầu của bác sỹ khám lâm sàng

2. Khám phát hiện bệnh liênquan đến vị trí làm việc (Nội dung khám theo hướngdẫn tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tưnày)

– Lâm sàng:

………………………………………………………………………………………………………

– Cận lâm sàng:

………………………………………………………………………………………………………

III. KẾT LUẬN

1. Phân loại sức khỏe: ……………………………………………………………………………

2. Các bệnh tật (nếu có) …………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

3. Hiện tại đủ/không đủ sức khỏe làm việc cho ngành nghề, công việc (Ghi cụ thể nếu có), hướnggiải quyết (nếu có) …………………………………………………………….

Xem thêm: Cách Điều Trị Bệnh Thoái Hóa Cột Sống Lưng, Bệnh Thoái Hóa Cột Sống Thắt Lưng

………………………………………………………………………………………………………

Ngày tháng năm ……. THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ KHÁM BỆNH NGHỀ NGHIỆP (ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC 3

MẪU SỔ KHÁM SỨC KHỎE PHÁT HIỆN BỆNHNGHỀ NGHIỆP(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BYTngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Ảnh màu (4 x 6cm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *