Quy định mới về giám định tỷ lệ thương tích

Kèm theo Thông tư là bảng Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do thương tích và bảng Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật.

Đang xem: Thông tư 20/2014 bộ y tế

Ngoài ra Thông tư này cũng quy định một số điểm mới về nguyên tắc và phương pháp xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể (TTCT) so với Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH như:- Khi tính tỷ lệ % TTCT được lấy hàng thập phân đến hai chữ số.- Mỗi di chứng do một tổn thương gây ra chỉ được tính tỷ lệ % TTCT một lần.Trường hợp tổn thương cơ quan này nhưng gây biến chứng ở cơ quan thứ hai đã được xác định, thì tính thêm tỷ lệ % TTCT do di chứng tổn thương trên cơ quan thứ hai.
MỤC LỤC VĂN BẢN

*

BỘ Y TẾ ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 20/2014/TT-BYT

Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2014

THÔNGTƯ

QUYĐỊNH TỶ LỆ TỔN THƯƠNG CƠ THỂ SỬ DỤNG TRONG GIÁM ĐỊNH PHÁP Y, GIÁM ĐỊNH PHÁP YTÂM THẦN

Căn cứ Luật giám địnhtư pháp số 13/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CPngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy địnhchi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp;

Căn cứ Nghị định số63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cụctrưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh,

Bộ trưởng Bộ Y tế banhành Thông tư quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giámđịnh pháp y, giám định pháp y tâm thần.

Điều 1. Quyđịnh về tỷ lệ tổn thương cơ thể

1. Ban hành kèm theo Thông tư này bảngtỷ lệ phần trăm (%) tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám địnhpháp y tâm thần như sau:

a) Bảng 1: Tỷ lệ phần trăm tổn thươngcơ thể do thương tích;

b) Bảng 2: Tỷ lệ phần trăm tổn thươngcơ thể do bệnh, tật.

2. Trong Thông tư này, tỷ lệ tổn thươngcơ thể (sau đây viết tắt là tỷ lệ TTCT) bao gồm: tỷ lệ tổn hại sức khỏe; tỷ lệthương tật; tỷ lệ thương tích; tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, do bệnh,tật.

Điều 2 Nguyêntắc giám định

1. Giám định để xác định tỷ lệ % TTCTphải được thực hiện trên đối tượng cần giám định, trừ trường hợp được quy địnhtại Khoản 2 Điều này.

2. Giám định để xác định tỷ lệ % TTCTđược thực hiện qua (trên) hồ sơ trong trường hợp người cần được giám định đã bịchết hoặc bị mất tích hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liênquan.

Khi giám định qua hồ sơ, tỷ lệ % TTCTđược xác định ở giới hạn thấp nhất của khung tỷ lệ tương ứng với các tỷ lệ %TTCT ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Tỷ lệ % TTCT được xác định tại thờiđiểm giám định.

Điều 3.Nguyên tắc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể

1. Tổng tỷ lệ % TTCT của một ngườikhông vượt quá 100%.

2. Mỗi tổn thương cơ quan của cơ thểvà mỗi di chứng do tổn thương này gây ra chỉ được tính tỷ lệ % TTCT một lần.Trường hợp tổn thương cơ quan này nhưng gây biến chứng ở cơ quan thứ hai đãđược xác định, thì tính thêm tỷ lệ % TTCT do di chứng tổn thương trên cơ quanthứ hai.

3. Nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộcmột hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được nêu trong Bảng tỷ lệ quy định tại Điều1 Thông tư này thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.

4. Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy hàngthập phân đến hai chữ số. Ở kết quả cuối cùng làm tròn số để có tổng tỷ lệ %TTCT là số nguyên (Nếu chữ số hàng thập phân lớn hơn hoặc bằng 5 thì làm trònsố thành 01 đơn vị).

5. Khi tính tỷ lệ % TTCT của một bộphận cơ thể hoặc cơ quan cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng màmột bên bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đã được xác định, thì tính cả tỷ lệ %TTCT đối với cơ quan hoặc bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đó.

Xem thêm: Mẫu Khai Báo Y Tế Mới Nhất, Cạnh Nhà Có Người Bệnh, Khai Báo Như Thế Nào

Ví dụ: Một người đã bị cắt thận phảitrước đó, nếu lần này bị chấn thương phải cắt thận trái thì tỷ lệ % TTCT đượctính là mất cả hai thận.

6. Khi giám định, căn cứ tổn thươngthực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của đốitượng giám định, giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT được quy địnhtại Thông tư này.

Điều 4 Phươngpháp xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể

1. Việc xác định tỷ lệ % TTCT đượctính theo phương pháp cộng như sau:

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+Tn

Trong đó:

a) T1: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứnhất: T1 được xác định là tỷ lệ % tổn thương nằm trong khung tỷ lệ các TTCT;

b) T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứhai: T2 = (100 – T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;

c) T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứba: T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;

d) Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứn: Tn= {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.

2. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn D được xácđịnh có 03 tổn thương:

– Cụt 1/3 giữa cánh tay phải, khung tỷlệ % TTCT từ 61 – 65%;

– Mù mắt trái chưa khoét bỏ nhãn cầu,tỷ lệ % TTCT là 41%;

– Nghe kém trung bình hai tai mức độ I,tỷ lệ % TTCT từ 21 – 25%.

Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷlệ % TTCT của ông Nguyễn Văn D được tính như sau:

– T1 = 63% (tỷ lệ % TTCT quy định tạiThông tư này từ 61-65%, giám định viên có thể đáng giá, xác định tỷ lệ % TTCTlà 61%, 62%, 63%, 64% hoặc 65%. Ví dụ trường hợp này giám định viên lấy tỷ lệTTCT là 63%).

– T2 = (100 – 63) x 41/100 % = 15,17 %(kết quả lấy đến hai chữ số thập phân).

– T3: Nghe kém trung bình hai tai mứcđộ I, tỷ lệ % TTCT được quy định trong Thông tư này từ 21% – 25%. Giám địnhviên có thể đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khoảng từ 21% đến 25%. Ví dụ trườnghợp này giám định viên lấy tỷ lệ % TTCT là 22%, thì tỷ lệ % TTCT của ông D đượctính là:

– T3 = (100 – 63 – 15,17) x 22/100 % =4,80%

Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Văn Dlà : 63% + 15,17 % + 4,80% = 82,97 %, làm tròn số là 83%.

Kết luận: Tỷ lệ TTCT của ông NguyễnVăn D là 83%.

Điều 5. Hiệulực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15tháng 8 năm 2014.

Điều 6. Tổchức thực hiện

1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chủtrì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, tổchức thực hiện Thông tư này trên phạm vi toàn quốc.

2. Viện Pháp y quốc gia, Viện Pháp ytâm thần Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn,nghiệp vụ pháp y, pháp y tâm thần đối với Viện Pháp y quân đội thuộc Bộ Quốcphòng, Trung tâm Giám định pháp y thuộc Viện Khoa học hình sự của Bộ Công an,các tổ chức thực hiện giám định pháp y, các tổ chức thực hiện giám định pháp ytâm thần trên toàn quốc thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có khókhăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương cần phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (CụcQuản lý Khám, chữa bệnh) để được hướng dẫn, giải quyết./.

Xem thêm: Bệnh Viện E Khẳng Định Giấy Khám Sức Khỏe Bệnh Viện E Ở Viện E: Thật Giả Lẫn Lộn

Nơi nhận: – Văn phòng Chính phủ (Vụ Pháp luật, Công báo, Cổng thông tin điện tử CP); – Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; – Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL); – Các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tư pháp; – Bộ Y tế: Cục QLKCB, Vụ PC, Thanh tra Bộ, Viện PYQG, Viện PYTT TW, Cổng TTĐT BYT; – Viện Pháp y quân đội, Viện KHHS Bộ Công an; – Sở Y tế tỉnh/thành phố trực thuộc TW; – TTPY tỉnh/thành phố trực thuộc TW; – TTPYTT khu vực trực thuộc BYT; – Lưu: VT, PC, KCB.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *