MỤC LỤC VĂN BẢN

*

BỘ Y TẾ ——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————-

Số: 07/2011/TT-BYT

Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2011

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓCNGƯỜI BỆNH TRONG BỆNH VIỆN

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư nàyhướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện baogồm cả trung tâm y tế và viện nghiên cứu có giường bệnh.

Đang xem: Thông tư 07/2011 của bộ y tế

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thôngtư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chămsóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơbản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống,bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý;hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh.

2. Quytrình điều dưỡng là phương pháp khoa học được áp dụng trong lĩnh vực điềudưỡng để thực hiện chăm sóc người bệnh có hệ thống bảo đảm liên tục, an toàn vàhiệu quả bao gồm: nhận định, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch, thực hiện vàđánh giá kết quả chăm sóc điều dưỡng.

3. Phiếuchăm sóc là phiếu ghi diễn biến bệnh của người bệnh và những canthiệp điều dưỡng do điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện.

4. Người bệnhcần chăm sóc cấp I là người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê, suy hô hấp, suytuần hoàn, phải nằm bất động và yêu cầu có sự theo dõi, chăm sóc toàn diện vàliên tục của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

5. Người bệnhcần chăm sóc cấp II là người bệnh có những khó khăn, hạn chế trong việc thựchiện các hoạt động hằng ngày và cần sự theo dõi, hỗ trợ của điều dưỡng viên, hộsinh viên.

6. Người bệnhcần chăm sóc cấp III là người bệnh tự thực hiện được các hoạt động hằngngày và cần sự hướng dẫn chăm sóc của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

Điều 3. Nguyên tắc chăm sóc người bệnh trong bệnh viện

1. Người bệnhlà trung tâm của công tác chăm sóc nên phải được chăm sóc toàn diện, liên tục,bảo đảm hài lòng, chất lượng và an toàn.

2. Chăm sóc,theo dõi người bệnh là nhiệm vụ của bệnh viện, các hoạt động chăm sóc điều dưỡng,theo dõi do điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện và chịu trách nhiệm.

3. Can thiệpđiều dưỡng phải dựa trên cơ sở các yêu cầu chuyên môn và sự đánh giá nhu cầu củamỗi người bệnh để chăm sóc phục vụ.

Chương II

NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔNCHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH

Điều 4. Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe

1. Bệnhviện có quy định và tổ chức các hình thức tư vấn, hướng dẫn giáo dục sứckhỏe phù hợp.

2. Người bệnhnằm viện được điều dưỡng viên, hộ sinh viên tư vấn, giáo dục sức khỏe, hướng dẫntự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện.

Điều 5. Chăm sóc về tinh thần

1. Người bệnhđược điều dưỡng viên, hộ sinh viên và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnhkhác chăm sóc, giao tiếp với thái độ ân cần và thông cảm.

2. Người bệnh,người nhà người bệnh được động viên yên tâm điều trị và phối hợp với người hànhnghề khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc.

3. Người bệnh,người nhà người bệnh được giải đáp kịp thời những băn khoăn, thắc mắc trong quátrình điều trị và chăm sóc.

4. Bảo đảm anninh, an toàn và yên tĩnh, tránh ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của người bệnh.

Điều 6. Chăm sóc vệ sinh cá nhân

1. Chăm sócvệ sinh cá nhân cho người bệnh hằng ngày gồm vệ sinh răng miệng, vệ sinh thânthể, hỗ trợ đại tiện, tiểu tiện và thay đổi đồ vải.

2. Tráchnhiệm chăm sóc vệ sinh cá nhân:

a) Ngườibệnh cần chăm sóc cấp I do điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý thực hiện;

b) Ngườibệnh cần chăm sóc cấp II và cấp III tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của điềudưỡng viên, hộ sinh viên và được hỗ trợ chăm sóc khi cần thiết.

Điều 7. Chăm sóc dinh dưỡng

1. Điều dưỡngviên, hộ sinh viên phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá tình trạng dinhdưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh.

2. Hằng ngày,người bệnh được bác sĩ điều trị chỉ định chế độ nuôi dưỡng bằng chế độ ăn phùhợp với bệnh lý.

3. Người bệnhcó chế độ ăn bệnh lý được cung cấp suất ăn bệnh lý tại khoa điều trị và đượctheo dõi ghi kết quả thực hiện chế độ ăn bệnh lý vào Phiếu chăm sóc.

4. Ngườibệnh được hỗ trợ ăn uống khi cần thiết. Đối với người bệnh có chỉ định ănqua ống thông phải do điều dưỡng viên, hộ sinh viên trực tiếp thực hiện.

Điều 8. Chăm sóc phục hồi chức năng

1. Ngườibệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên hướng dẫn, hỗ trợ luyện tập và phụchồi chức năng sớm để đề phòng các biến chứng và phục hồi các chức năng của cơthể.

2. Phối hợpkhoa lâm sàng và khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng để đánhgiá, tư vấn, hướng dẫn và thực hiện luyện tập, phục hồi chức năngcho người bệnh.

Điều 9. Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủthuật

1. Ngườibệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện chuẩn bịtrước phẫu thuật, thủ thuật theo yêu cầu của chuyên khoa và của bác sĩ điều trị.

2. Trước khiđưa người bệnh đi phẫu thuật, thủ thuật, điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải:

a) Hoànthiện thủ tục hành chính;

b) Kiểm tralại công tác chuẩn bị người bệnh đã được thực hiện theo yêu cầu của phẫuthuật, thủ thuật;

c) Đánh giá dấuhiệu sinh tồn, tình trạng người bệnh và báo cáo lại cho bác sĩ điều trị nếungười bệnh có diễn biến bất thường.

3. Điều dưỡngviên hoặc hộ sinh viên hoặc hộ lý chuyển người bệnh đến nơi làm phẫu thuật, thủthuật và bàn giao người bệnh, hồ sơ bệnh án cho người được phân công chịu tráchnhiệm tiếp nhận của đơn vị thực hiện phẫu thuật hoặc thủ thuật.

Điều 10. Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho ngườibệnh

Khi dùng thuốccho người bệnh, điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải:

1. Dùngthuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

2. Chuẩn bị đủvà phù hợp các phương tiện cho người bệnh dùng thuốc; khi dùng thuốc qua đườngtiêm phải chuẩn bị sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu và phác đồ chống sốc, chuẩn bịđúng và đủ dung môi theo quy định của nhà sản xuất.

3. Kiểm trathuốc (tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc và đường dùngthuốc so với y lệnh). Kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng của thuốc bằng cảmquan: màu sắc, mùi, sự nguyên vẹn của viên thuốc, ống hoặc lọ thuốc.

4. Hướng dẫn,giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị.

5. Thựchiện 5 đúng khi dùng thuốc cho người bệnh: đúng người bệnh, đúng thuốc,đúng liều lượng, đúng đường dùng, đúng thời gian dùng thuốc.

6. Bảo đảmngười bệnh uống thuốc ngay tại giường bệnh trước sự chứng kiến của điều dưỡngviên, hộ sinh viên.

7. Theo dõi,phát hiện các tác dụng không mong muốn của thuốc, tai biến sau dùng thuốc vàbáo cáo kịp thời cho bác sĩ điều trị.

8. Ghi hoặcđánh dấu thuốc đã dùng cho người bệnh và thực hiện các hình thức công khai thuốcphù hợp theo quy định của bệnh viện.

9. Phối hợpgiữa các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên trong dùng thuốcnhằm tăng hiệu quả điều trị bằng thuốc và hạn chế sai sót trong chỉ địnhvà sử dụng thuốc cho người bệnh.

Điều 11. Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnhtử vong

1. Ngườibệnh ở giai đoạn hấp hối được bố trí buồng bệnh thích hợp, thuận tiệncho việc chăm sóc, điều trị tránh ảnh hưởng đến người bệnh khác.

2. Thông báovà giải thích với người nhà người bệnh về tình trạng bệnh của người bệnhvà tạo điều kiện để người nhà người bệnh ở bên cạnh người bệnh.

3. Độngviên, an ủi người bệnh và người nhà người bệnh.

4. Khi ngườibệnh tử vong, điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên phối hợp với hộ lý thực hiệnvệ sinh tử thi và thực hiện các thủ tục cần thiết như quản lý tư trang của ngườibệnh tử vong, bàn giao tử thi cho nhân viên nhà đại thể.

Điều 12. Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng

1. Bệnh việncó các quy định, quy trình kỹ thuật điều dưỡng phù hợp, cập nhật trên cơ sởcác quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.

2. Điều dưỡngviên, hộ sinh viên phải tuân thủ quy trình kỹ thuật chuyên môn, kỹ thuật vôkhuẩn.

3. Điều dưỡngviên, hộ sinh viên thực hiện các biện pháp phòng ngừa, theo dõi phát hiện vàbáo cáo kịp thời các tai biến cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.

Điều 13. Theo dõi, đánh giá người bệnh

1. Ngườibệnh đến khám bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên khoa Khám bệnhđánh giá ban đầu để sắp xếp khám bệnh theo mức độ ưu tiên và theo thứ tự.

2. Điều dưỡngviên, hộ sinh viên phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá, phân cấp chăm sócvà thực hiện chăm sóc, theo dõi phù hợp cho từng người bệnh.

3. Ngườibệnh cần chăm sóc cấp I được bác sĩ điều trị, điều dưỡng viên, hộ sinh viênnhận định nhu cầu chăm sóc để thực hiện những can thiệp chăm sóc phùhợp.

4. Bệnh việncó quy định cụ thể về theo dõi, ghi kết quả theo dõi dấu hiệu sinh tồn và cáccan thiệp điều dưỡng phù hợp với tính chất chuyên môn và yêu cầu của từngchuyên khoa.

5. Người bệnhđược đánh giá và theo dõi diễn biến bệnh, nếu phát hiện người bệnh có dấuhiệu bất thường, điều dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ thuật viên phải cóngay hành động xử trí phù hợp trong phạm vi hoạt động chuyên môn vàbáo cáo cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.

Điều 14. Bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹthuật trong chăm sóc người bệnh

1. Bệnhviện xây dựng và thực hiện những quy định cụ thể về an toàn cho ngườibệnh phù hợp với mô hình bệnh tật của từng chuyên khoa.

2. Điều dưỡngviên, hộ sinh viên thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, bảođảm an toàn, tránh nhầm lẫn cho người bệnh trong việc dùng thuốc, phẫu thuậtvà thủ thuật.

3. Bệnh việnthiết lập hệ thống thu thập và báo cáo các sự cố, nhầm lẫn, sai sót chuyênmôn kỹ thuật tại các khoa và toàn bệnh viện. Định kỳ phân tích, báo cáo các sựcố, sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc và có biện pháp phòng ngừa hiệuquả.

Điều 15. Ghi chép hồ sơ bệnh án

2. Tài liệuchăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Ghi cácthông tin về người bệnh chính xác và khách quan.

b) Thống nhấtthông tin về công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên, hộ sinh viên vàcủa bác sĩ điều trị. Những khác biệt trong nhận định, theo dõi và đánh giá tìnhtrạng người bệnh phải được kịp thời trao đổi và thống nhất giữa những người trựctiếp chăm sóc, điều trị người bệnh;

c) Ghi đầy đủ,kịp thời diễn biến bệnh và các can thiệp điều dưỡng.

3. Hồ sơ bệnhán phải được lưu trữ theo quy định tại Khoản 3 Điều 59 của LuậtKhám bệnh, chữa bệnh.

Chương III

CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢMCÔNG TÁC CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRONG BỆNH VIỆN

Điều 16. Hệ thống tổ chức chăm sóc người bệnh

1. Tổ chức quảnlý điều dưỡng cấp bệnh viện

a) Bệnh việncông lập từ hạng III trở lên thành lập Hội đồng Điều dưỡng và phòng Điều dưỡng.

b) Các bệnhviện khác thành lập Hội đồng Điều dưỡng, phòng Điều dưỡng hay tổ Điều dưỡng tùytheo điều kiện của từng bệnh viện.

c) Tổ chức,nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng Điều dưỡng được quy định tại Phụ lục I banhành kèm theo Thông tư này.

d) Phòng Điềudưỡng có Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng phụ trách khối. Tổ chức và nhiệm vụphòng Điều dưỡng được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

đ) Nhiệm vụ,quyền hạn của Trưởng phòng Điều dưỡng được quy định tại Phụ lục III ban hànhkèm theo Thông tư này.

2. Tổ chức quảnlý điều dưỡng cấp khoa

a) Mỗi khoacó Điều dưỡng trưởng khoa, Hộ sinh trưởng khoa hoặc Kỹ thuật viên trưởng khoa.Điều dưỡng trưởng khoa, Hộ sinh trưởng khoa và Kỹ thuật viên trưởng khoado Giám đốc bệnh viện quyết định bổ nhiệm.

b) Nhiệm vụ,quyền hạn của Điều dưỡng trưởng khoa, Hộ sinh trưởng khoa được quy định tại Phụlục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Nhiệm vụ,quyền hạn của Kỹ thuật viên trưởng khoa được quy định tại Phụ lục V ban hànhkèm theo Thông tư này.

Xem thêm: Mẫu Tờ Khai Y Tế /Health Declaration Form, Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Khai Báo Y Tế

Điều 17. Nhân lực chăm sóc người bệnh

3. Bệnh việnbố trí nhân lực điều dưỡng viên, hộ sinh viên hằng ngày hợp lý tại các khoa vàtrong mỗi ca làm việc.

4. Phòng Điềudưỡng phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ đề xuất Giám đốc bệnh viện điều động bổsung điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công kịp thời chokhoa khi có yêu cầu để bảo đảm chất lượng chăm sóc và phục vụ người bệnh.

Điều 18. Tổ chức làm việc

1. Bệnh việncăn cứ vào đặc điểm chuyên môn của từng khoa để áp dụng một trong các mô hìnhphân công chăm sóc sau đây:

a) Mô hìnhphân công điều dưỡng chăm sóc chính: Một điều dưỡng viên hoặc một hộ sinhviên chịu trách nhiệm chính trong việc nhận định, lập kế hoạch chăm sóc, tổ chứcthực hiện có sự trợ giúp của các điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên khác và theodõi đánh giá cho một số người bệnh trong quá trình nằm viện.

b) Mô hìnhchăm sóc theo nhóm: Nhóm có từ 2-3 điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên chịutrách nhiệm chăm sóc một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh.

c) Mô hìnhchăm sóc theo đội: Đội gồm bác sĩ, điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên và ngườihành nghề khám bệnh, chữa bệnh khác chịu trách nhiệm điều trị, chăm sóc chomột số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh.

d) Mô hìnhphân chăm sóc theo công việc: Mô hình này được áp dụng trong các trường hợp cấpcứu thảm họa hoặc ở chuyên khoa sâu đòi hỏi điều dưỡng chuyên khoa thực hiện kỹthuật chăm sóc đặc biệt trên người bệnh.

2. Bệnh việntổ chức cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên làm việc theo ca tại các khoa, đặcbiệt là ở các khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực, khoa Phẫu thuật, khoaSản và khoa Sơ sinh. Mỗi ca làm việc áp dụng mô hình phân công chăm sóc phù hợpvới đặc điểm chuyên môn của từng khoa.

Điều 19. Trang thiết bị phục vụ chăm sóc người bệnh

Bệnh việntrang bị đủ các thiết bị và phương tiện dưới đây để bảo đảm yêu cầu chăm sócngười bệnh:

1. Thiết bị,phương tiện, dụng cụ chuyên dụng, vật tư tiêu hao y tế và phương tiện bảohộ phục vụ công tác chuyên môn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

2. Phương tiệnphục vụ sinh hoạt của người bệnh.

4. Phòngnhân viên, phòng trực, phòng vệ sinh và các điều kiện làm việc, phục vụsinh hoạt khác cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

Điều 20. Nguồn tài chính cho công tác chăm sóc

Hằng nămbệnh viện phân bổ kinh phí thường xuyên cho các hoạt động sau:

1. Mua sắmthiết bị, dụng cụ cho công tác chăm sóc và phục vụ người bệnh.

2. Thực hiện,duy trì và cải tiến chất lượng chăm sóc người bệnh.

3. Đào tạoliên tục để nâng cao kỹ năng thực hành cho điều dưỡng viên, hộ sinh viênvà kỹ thuật viên.

4. Khen thưởngcác đơn vị, cá nhân thực hiện tốt công tác chăm sóc người bệnh.

Điều 21. Đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục

1. Bệnh việnxây dựng chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo định hướng cho điều dưỡngviên, hộ sinh viên mới được tuyển dụng.

3. Bệnh việntổ chức đào tạo và hướng dẫn thực hành và xác nhận quá trình thực hành cho điềudưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên đã thực hành tại cơ sở của mình theoquy định tại Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

4. Bệnh việntổ chức cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên tham gia nghiên cứukhoa học và áp dụng các kết quả nghiên cứu, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trongchăm sóc.

5. Bệnhviện tổ chức kiểm tra đánh giá kiến thức và tay nghề của điềudưỡng viên, hộ sinh viên ít nhất 2 năm một lần.

Điều 22. Công tác hộ lý trợ giúp chăm sóc

1. Căn cứ vàothực tế, bệnh viện bố trí hộ lý trợ giúp chăm sóc để thực hiện các chăm sócthông thường cho người bệnh.

2. Hộ lý trợgiúp chăm sóc phải:

a) Có chứngchỉ đào tạo theo Chương trình đào tạo hộ lý được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

b) Tuyệt đốikhông được làm các thủ thuật chuyên môn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

Điều 23. Trách nhiệm của Giám đốc bệnh viện

1. Tổ chức thựchiện Thông tư: phổ biến Thông tư, ban hành các quy định cụ thể, tổ chức thựchiện đầy đủ các quy định tại Thông tư này.

2. Bảo đảmkinh phí, cơ sở vật chất, nhân lực, phương tiện, thiết bị và vật tư cho chămsóc người bệnh.

3. Chỉ đạo tổchức huấn luyện, đào tạo, nghiên cứu khoa học, kiểm tra, giám sát thực hiệncông tác chăm sóc người bệnh.

4. Phát độngphong trào thi đua và thực hiện khen thưởng, kỷ luật về công tác chăm sóc ngườibệnh.

Điều 24. Trách nhiệm của các Trưởng phòng chức năng

1. Trưởngphòng Tổ chức cán bộ phối hợp với phòng Điều dưỡng trong việc xây dựng kếhoạch tuyển dụng, phân công, điều động, đánh giá điều dưỡng viên, hộ sinh viênvà kỹ thuật viên.

2. Trưởngphòng Kế hoạch tổng hợp và các phòng chức năng liên quan khác phối hợp vớiphòng Điều dưỡng xây dựng kế hoạch đào tạo liên tục cho điều dưỡng viên, hộsinh viên, kỹ thuật viên. Phối hợp kiểm tra, giám sát chất lượng chăm sóc, phụcvụ người bệnh.

3. Trưởng phòngVật tư – Thiết bị y tế và Hành chính – Quản trị có trách nhiệm bảo đảmcung cấp và sửa chữa kịp thời phương tiện, thiết bị phục vụ công tácchăm sóc người bệnh.

Điều 25. Trách nhiệm của các Trưởng khoa

1. Chịu tráchnhiệm trước Giám đốc bệnh viện về việc tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụchăm sóc người bệnh được quy định tại Thông tư này.

2. Phối hợp vớiphòng Điều dưỡng, phòng Tổ chức cán bộ trong bố trí nhân lực, tổ chức mô hìnhchăm sóc phù hợp và thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh.

3. Khoa Dược,khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn bảo đảm cung cấp thuốc, giao và nhận vật tư tiêu haoy tế, đồ vải dùng cho người bệnh tại khoa điều trị.

Điều 26. Trách nhiệm của bác sĩ điều trị

1. Phối hợpchặt chẽ với điều dưỡng viên, hộ sinh viên của khoa trong việc đánh giá,phân cấp chăm sóc người bệnh và phối hợp trong việc thực hiện kế hoạchchăm sóc cho từng người bệnh.

2. Phối hợp vớiđiều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên trong thực hiện các phẫu thuật,thủ thuật, hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh.

3. Kiểm traviệc thực hiện các chỉ định điều trị, theo dõi, chăm sóc người bệnh của điều dưỡngviên, hộ sinh viên và kỹ thuật viên.

Điều 27. Trách nhiệm của điều dưỡng viên, hộ sinh viên

1. Thựchiện nghiêm túc các nhiệm vụ chăm sóc người bệnh được quy định tạiThông tư này.

2. Phối hợpchặt chẽ với bác sĩ điều trị, điều dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ thuật viêntrong công tác chăm sóc người bệnh.

3. Tuân thủcác quy trình kỹ thuật điều dưỡng, các quy định của Bộ Y tế và của bệnh viện.

4. Thực hiệnquy tắc ứng xử và thực hành giao tiếp với đồng nghiệp, người bệnh và người nhàngười bệnh.

Điều 28. Trách nhiệm của giáo viên, học sinh, sinh viênthực tập

1. Thựchiện nghiêm túc các nhiệm vụ chăm sóc người bệnh được quy định tạiThông tư này và các nội quy, quy định của bệnh viện, của khoa nơi đếnthực tập.

2. Học sinh,sinh viên điều dưỡng, hộ sinh chỉ được thực hiện các thủ thuật, kỹ thuật điềudưỡng trên người bệnh khi được sự cho phép và dưới sự giám sát của giáo viên hoặcđiều dưỡng viên, hộ sinh viên được giao trách nhiệm phụ trách.

Điều 29. Trách nhiệm của người bệnh và người nhàngười bệnh.

1. Thực hiệnđúng nghĩa vụ của người bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

2. Thựchiện nghiêm túc các nội quy, quy định của bệnh viện, của khoa điềutrị và làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30. Hiệu lực thi hành

1. Thông tưnày có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2011.

Điều 31. Điều khoản tham chiếu

Trường hợpcác văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sungthì áp dụng theo văn bản thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung đó.

Điều 32. Tổ chức thực hiện

Cục trưởng CụcQuản lý Khám, chữa bệnh, Giám đốc bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc BộY tế, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng y tếcác ngành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc thực hiệnThông tư này./.

Nơi nhận: – Văn phòng Chính Phủ (phòng Công báo, cổng TTĐTCP); – Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL); – Bộ trưởng (để báo cáo); – Các Thứ trưởng (để biết); – Văn phòng, Thanh tra, các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; – Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; – Y tế các ngành; – Cổng TTĐT Bộ Y tế; – Lưu: VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Thị Xuyên

PHỤ LỤC I

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ CỦA HỘI ĐỒNG ĐIỀU DƯỠNGBỆNH VIỆN(Kèm theo Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế)

1. Tổ chức

a) Hội đồng Điều dưỡng do Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập;

b) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo bệnh viện;

c) Ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng là Trưởng phòng Điều dưỡng;

d) Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo các phòng chức năng, khoa Dược,khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, đại diện lãnh đạo và điều dưỡng trưởng một số khoalâm sàng.

2. Nhiệm vụ

a) Tư vấn cho Giám đốc bệnh viện về kế hoạch công tác chăm sóc người bệnhtrong bệnh viện;

b) Tư vấn cho Giám đốc bệnh viện sửa đổi, bổ sung các quy định kỹ thuậtvề chăm sóc điều dưỡng phù hợp với quy định của Bộ Y tế và đặc điểm của từngchuyên khoa.

3. Hoạt động

a) Hội đồng điều dưỡng họp định kỳ hằng quý hoặc đột xuất theo yêu cầucủa Chủ tịch Hội đồng để thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng;

b) Kết luận của Hội đồng phải theo đa số.

PHỤ LỤC II

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG(Kèm theo Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế)

1. Tổ chức

Phòng Điều dưỡng do Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập. Tùytheo quy mô bệnh viện, phòng Điều dưỡng có các bộ phận sau:

a) Bộ phận giám sát khối lâm sàng;

b) Bộ phận giám sát khối cận lâm sàng;

c) Bộ phận giám sát khối khám bệnh.

2. Nhiệm vụ của phòng Điều dưỡng

a) Lập kế hoạch công tác chăm sóc điều dưỡng trong bệnh viện đểtrình Giám đốc bệnh viện phê duyệt;

b) Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy định;

c) Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kỹ thuật chuyên mônchăm sóc người bệnh phù hợp với đặc điểm của bệnh viện, chuyên khoa để trìnhHội đồng Điều dưỡng xem xét và giám đốc bệnh viện phê duyệt;

d) Đôn đốc, kiểm tra điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộlý và y công thực hiện đúng các quy định, kỹ thuật chuyên môn;

đ) Phối hợp với các khoa, bộ phận liên quan lập dự trù mua sắmdụng cụ, vật tư tiêu hao cho công tác chăm sóc điều dưỡng và phục vụ người bệnh.Giám sát chất lượng dụng cụ, vật tư tiêu hao y tế và giám sát việc sửdụng, bảo quản theo quy định;

e) Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ trong việc xây dựng kế hoạch tuyểndụng, bố trí và điều động điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lývà y công;

g) Phối hợp với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện kiểm tra công tácvệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện;

h) Phối hợp với phòng (trung tâm) Đào tạo thực hiện đào tạo nâng caotrình độ cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công.Tham gia tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn thực hành cho học viên và tham gia kiểm tratay nghề cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công trướckhi tuyển dụng;

i) Tham gia công tác nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến;

k) Định kỳ sơ kết, tổng kết và báo cáo công tác chăm sóc người bệnhtrong bệnh viện;

l) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện phân công.

PHỤ LỤC III

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TRƯỞNG PHÒNG ĐIỀUDƯỠNG(Kèm theo Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế)

Dưới sự lãnh đạo của Giám đốc bệnh viện, Trưởng phòng Điều dưỡng bệnhviện chịu trách nhiệm giúp Giám đốc tổ chức, thực hiện công tác chăm sóc ngườibệnh trong bệnh viện.

1. Nhiệm vụ

a) Tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của phòng Điều dưỡng;

b) Xây dựng kế hoạch hoạt động của phòng Điều dưỡng và công tác điềudưỡng trong toàn bệnh viện;

c) Hỗ trợ Điều dưỡng trưởng khoa, Hộ sinh trưởng khoa, Kỹ thuật viêntrưởng khoa xây dựng kế hoạch công tác chăm sóc người bệnh tại các khoa và theodõi triển khai thực hiện;

d) Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ xây dựng bản mô tả công việc chođiều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên và hộ lý trong bệnh viện để trìnhGiám đốc bệnh viện phê duyệt;

đ) Tổ chức công tác giám sát sự thực hiện các quy định kỹ thuật bệnhviện, các quy định chuyên môn của Bộ Y tế và các quy định của bệnh viện. Báocáo kịp thời cho Giám đốc bệnh viện các việc đột xuất có liên quan đến công tácchăm sóc xảy ra ở các khoa;

e) Tham gia nghiên cứu khoa học, huấn luyện và chỉ đạo tuyến trong lĩnhvực chăm sóc người bệnh;

g) Tham gia xây dựng kế hoạch mua sắm, phân bổ vật tư tiêu hao và dụngcụ y tế cho công tác chăm sóc phục vụ người bệnh và giám sát sử dụng vật tưtiêu hao bảo đảm hợp lý và hiệu quả;

h) Hướng dẫn, kiểm tra việc ghi hồ sơ điều dưỡng của điều dưỡng viên, hộsinh viên và kỹ thuật viên trong bệnh viện;

i) Phối hợp với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn tổ chức giám sát công tác vệsinh, kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện;

k) Uỷ viên thường trực kiêm Thư ký Hội đồng người bệnh cấp bệnh viện;

l) Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo công tác chăm sóc người bệnh trongbệnh viện;

m) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện phân công.

2. Quyền hạn

a) Chủ trì giao ban phòng hằng ngày và dự giao ban bệnh viện;

b) Chủ trì các cuộc họp điều dưỡng trưởng khoa của bệnh viện;

c) Phối hợp với các khoa, phòng khác đề xuất ý kiến với Giám đốc về:

– Tuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật, tăng lương và học tậpđối với điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên và hộ lý;

– Bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Điều dưỡng trưởng khoa, Hộ sinh trưởng khoavà Kỹ thuật viên trưởng khoa;

d) Phối hợp với các khoa, phòng liên quan trình Giám đốc bệnh viện điềuđộng tạm thời điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên và hộ lý khi cầntheo quy định của bệnh viện để kịp thời chăm sóc và phục vụ người bệnh;

đ) Đề nghị cấp phát, bổ sung vật tư tiêu hao cho các khoa khi có yêu cầuđột xuất;

e) Được tham gia các Hội đồng theo quy định của Nhà nước và sự phâncông của Giám đốc bệnh viện.

PHỤC LỤC IV

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNGKHOA, HỘ SINH TRƯỞNG KHOA(Kèm theo Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế)

Dưới sự chỉ đạo của Trưởng khoa, Điều dưỡng trưởng khoa, Hộ sinh trưởngkhoa có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Nhiệm vụ

a) Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh trongkhoa và tổ chức thực hiện kịp thời các chỉ định điều trị, theo dõi, xét nghiệm,chăm sóc của các bác sĩ điều trị.

c) Phân công công việc và phân công trực cho điều dưỡng viên, hộ sinhviên và hộ lý trong khoa;

d) Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định, quy trình kỹ thuật bệnhviện, các quy định về vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn. Báo cáo kịp thời cho Trưởngkhoa các việc đột xuất và những diễn biến bất thường của người bệnh để kịp thờixử lý;

đ) Quản lý buồng bệnh, đề xuất việc sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng,trang thiết bị của khoa;

e) Dự trù y dụng cụ, vật tư tiêu hao; kiểm tra việc quản lý, sử dụngtài sản, vật tư theo quy định hiện hành;

g) Tổ chức và giám sát việc ghi hồ sơ điều dưỡng, sổ sách hành chính,thống kê và báo cáo trong khoa;

h) Tham gia đào tạo liên tục cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, họcviên, hộ lý, y công; tham gia nghiên cứu khoa học và công tác chỉ đạo tuyếntheo sự phân công;

i) Theo dõi, chấm công lao động hằng ngày và tổng hợp ngày công để báocáo;

k) Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh khi cần thiết;

l) Uỷ viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng người bệnh cấp khoa;

m) Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo công tác điều dưỡng trong khoa;

n) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa phân công.

2. Quyền hạn

a) Phân công công việc cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý trongkhoa;

b) Giám sát điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý trong khoa thực hiệncác quy định chuyên môn về chăm sóc điều dưỡng người bệnh, các quy định củakhoa và bệnh viện;

c) Tham gia nhận xét, đề xuất khen thưởng, kỷ luật, tăng lương và họctập đối với điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý trong khoa.

PHỤ LỤC V

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA KỸ THUẬT VIÊNTRƯỞNG KHOA (Kèm theo Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế)

Dưới sự chỉ đạo của Trưởng khoa, Kỹ thuật viên trưởng khoa có nhiệm vụ,quyền hạn sau:

1. Nhiệm vụ

a) Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và các kỹ thuật chuyên môncủa kỹ thuật viên và y công;

b) Phân công công việc và phân công trực cho kỹ thuật viên và y côngtrong khoa;

c) Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các quy định, quy trình kỹ thuậtchuyên môn, vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn lao động của khoa và bệnhviện;

d) Quản lý khoa phòng, phương tiện, trang thiết bị; đề xuất việc sửa chữa,bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của khoa;

đ) Dự trù y dụng cụ, vật tư tiêu hao; kiểm tra việc quản lý, sử dụngtài sản, vật tư theo quy định hiện hành;

e) Tổ chức và giám sát công tác hành chính, sổ sách, thống kê báo cáo;

g) Tham gia đào tạo liên tục cho kỹ thuật viên, học viên và y công;tham gia nghiên cứu khoa học và công tác chỉ đạo tuyến theo sự phân công;

h) Theo dõi, chấm công lao động hằng ngày và tổng hợp ngày công để báocáo;

i) Tham gia thường trực và thực hiện các kỹ thuật chuyên môn khicần thiết;

k) Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo hoạt động chuyên môn của khoa;

l) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa phân công.

Xem thêm: Bệnh Viện Chuyên Khoa Trĩ Tphcm Và Hà Nội, 7 Bệnh Viện, Phòng Khám Trĩ Tốt Ở Tp

2. Quyền hạn

a) Phân công kỹ thuật viên và y công trong khoa đáp ứng yêu cầu côngtác chuyên môn kỹ thuật của khoa;

b) Giám sát kỹ thuật viên và y công trong khoa thực hiện các quy địnhkỹ thuật chuyên môn và các quy định của khoa, của bệnh viện;

c) Tham gia nhận xét, đề xuất khen thưởng, kỷ luật, tăng lương và họctập đối với kỹ thuật viên và y công trong khoa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *