Thẻ BHYT được cấp cho người tham gia BHYT làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định. Vậy trong trường hợp thẻ BHYT hết hạn khi đang nằm việc có bị mất quyền lợi hưởng chế độ BHYT hay không?

*

1. Quy định giá trị sử dụng của thẻ BHYT

Theo quy định, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được cấp cho người tham gia BHYT làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định. Người bệnh phải mang theo thẻ BHYT, xuất trình thẻ để được hưởng lợi ích từ BHYT.

Đang xem: Thẻ bảo hiểm y tế hết hạn

Căn cứ theo Khoản 4, Điều 16, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 các trường hợp thẻ BHYT mất giá trị sử dụng gồm:

Thẻ đã hết thời hạn sử dụng;

Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá;

Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.

Như vậy, khi thẻ hết hạn sử dụng thì thẻ sẽ không còn giá trị sử dụng, tuy nhiên, vẫn có trường hợp đặc biệt. Để tạo điều kiện cho người tham gia BHYT thì một số trường hợp thẻ BHYT đã hết hạn nhưng người bệnh vẫn được hưởng các quyền lợi về BHYT.

2. Thẻ BHYT hết hạn khi đang nằm viện vẫn được hưởng chế độ BHYT

Căn cứ theo quy định tại Khoản 9, Điều 27, Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nêu rõ 2 điều sau:

Trường hợp người có thẻ BHYT đang điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng thẻ BHYT hết hạn sử dụng thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB trong phạm vi được hưởng.

Mức hưởng trong trường hợp này của người bệnh cho đến khi ra viện tối đa không vượt quá 15 ngày kể từ ngày thẻ BHYT hết hạn sử dụng.

Mặt khác, thẻ BHYT hết hạn khi bệnh nhân đang nằm viện, cơ sở khám chữa bệnh nơi người bệnh đang điều trị có trách nhiệm thông báo cho người bệnh và cơ quan BHXH nơi ký hợp đồng KCB BHYT với cơ sở KCB để người bệnh tiếp tục tham gia BHYT. Cơ quan BHXH thực hiện việc cấp hoặc gia hạn thẻ BHYT cho người bệnh trong thời gian đang điều trị tại cơ sở KCB.

3. Gia hạn thẻ BHYT

Gia hạn thẻ BHYT có thể được thực hiện dưới 2 hình thức là gia hạn trực tiếp tại các đại lý thu và gia hạn thông qua Cổng dịch vụ công. Việc tích hợp gia hạn thẻ BHYT cho các đối tượng tham gia BHYT tự nguyện không chỉ giảm thiểu các thủ tục rườm rà mà còn tiết kiệm được rất nhiều công sức, tiền bạc của người tham gia và cơ quan BHXH.

*

Gia hạn thẻ BHYT được thực hiện trong vòng 10 ngày sau khi thẻ hết hạn.

Hướng dẫn gia hạn BHYT thông qua cổng dịch vụ công:

Bước 1: Truy cập Cổng dịch vụ công Quốc gia

Bước 2: Truy cập mục gia hạn thẻ BHYT

Chọn mục “Thanh toán trực tuyến”. Danh sách hiện ra nhấn chọn “Đóng tiếp BHXH tự nguyện, gia hạn BHYT”.

*

Tại mục thanh toán trực tuyến nhấn chọn “Đóng tiếp BHXH tự nguyện, gia hạn BHYT”.

Sau khi nhấn chọn “Đóng tiếp BHXH tự nguyện, gia hạn BHYT” hệ thống cho phép người dùng lựa chọn hoặc “Gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình” hoặc “Đóng tiếp BHXH tự nguyện”. Bạn thực hiện nhấn chọn “Gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình”.

Bước 3: Đăng nhập bằng tài khoản

Đăng nhập Cổng dịch vụ công Quốc gia bằng tài khoản cấp bởi Cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc Bưu Điện Việt Nam. Nếu chưa có tài khoản thì lựa chọn tài khoản mong muốn đăng nhập, nhấn “Đăng ký” phía dưới và làm theo hướng dẫn.

Bước 4: Thực hiện gia hạn thẻ

Nhập mã thẻ BHYT, chọn số tháng muốn gia hạn và thực hiện tra cứu. Sau khi nhập đúng thông tin, màn hình sẽ hiển thị thông tin tra cứu theo mã thẻ BHYT đã nhập.

Xem thêm: Đưa Vào Hoạt Động Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Tây Ninh, Bệnh Viện Đa Khoa Xuyên Á

*

Tra cứu mã thẻ để nhận thông tin tham gia BHYT.

Sau khi thực hiện tra cứu bạn cần lựa chọn ngân hàng thụ hưởng của cơ quan bảo hiểm xã hội sau đó ấn “Thanh toán”.

Bước 5: Thanh toán

Sau khi lựa chọn ngân hàng thụ hưởng, màn hình Payment Platform sẽ hiển thị để bạn có thể lựa ngân hàng hoặc trung gian thanh toán mà người dùng có tài khoản. Bạn cần đăng nhập tài khoản ngân hàng cá nhân để thực hiện thanh toán.

*

Lựa chọn ngân hàng thanh toán để gia hạn thẻ BHYT.

Tiếp theo, hệ thống sẽ hiển thị lại thông tin thanh toán một lần nữa để bạn xác nhận. Nếu các thông tin đã chính xác, click vào nút “Xác nhận”, sau đó nhập mã OTP do ngân hàng gửi đến số điện thoại của chủ thẻ.

Bước 6: Nhận thông báo gia hạn thành công

Khi thanh toán thành công, hệ thống sẽ điều hướng quay trở lại giao diện của Cổng dịch vụ công Quốc gia với thông báo “Thanh toán thành công”. Tiếp đó Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ gửi đi tin nhắn thông báo về thời hạn mới của thẻ BHYT.

Tham khảo >>Hướng dẫn gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình trên Cổng dịch vụ công quốc gia

4. Mức hưởng BHYT năm 2021

Mức hưởng BHYT năm 2021 được thực hiện theo quy định của Pháp luật về bảo hiểm y tế. Cụ thể, căn cứ vào Điều 22, Luật Bảo hiểm y tế và Điều 14, Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì mức hưởng BHYT được quy định như sau:

Đối với bệnh nhân khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến:

Theo Điều 14, Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật Bảo hiểm y tế; Khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám chữa bệnh (KCB) trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

– Thanh toán 100% chi phí KCB đối với đối tượng quy định tại các Khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3, Nghị định này;

– Thanh toán 100% chi phí KCB và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với:

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát;

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

Trẻ em dưới 6 tuổi.

*

Bệnh nhân được hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT tại tuyến huyện.

– Thanh toán 100% chi phí KCB tại tuyến xã;

– Thanh toán 100% chi phí KCB đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;

– Thanh toán 100% chi phí KCB khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến;

– Thanh toán 95% chi phí KCB đối với đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 2, Khoản 12, Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;

– Thanh toán 80% chi phí KCB đối với các đối tượng khác;

Người bệnh được cơ sở KCB tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở KCB tuyến xã theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được quỹ BHYT chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng.

Đối với bệnh nhân khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến:

Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi KCB không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở KCB khác thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí KCB theo mức hưởng quy định tại Khoản 3, Điều 22, của Luật bảo hiểm y tế (được sửa đổi bởi Khoản 15, Điều 1, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014).

Cụ thể mức thanh toán như sau:

Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi KCB không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng như KCB đúng tuyến theo tỷ lệ như sau:

Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

Lưu ý: Các trường hợp: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở KCB; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở KCB thì được hưởng mức hưởng như KCB đúng tuyến.

Năm 2021, khi chính sách thông tuyến BHYT tuyến tỉnh chính thức có hiệu lực, khi đi KCB trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh, thì được quỹ BHYT thanh toán 100% (trước đó là 60%) chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng của loại thẻ BHYT. Điều này giúp giảm chi phí KCB cho rất nhiều bệnh nhân, tạo điều kiện cho người dân được chăm sóc BHYT tốt hơn đồng thời cho thấy những nỗ lực không ngừng của Nhà nước ta trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống.

Xem thêm: Thông Tin Thẻ Bảo Hiểm Y Tế, Tra Cứu Giá Trị Sử Dụng Thẻ Bhyt

Như vậy, trường hợp thẻ BHYT hết hạn khi đang nằm viện bệnh nhân vẫn được hỗ trợ thanh toán BHYT. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ cần phải bổ sung phí tham gia BHYT ngay sau khi nhận được thông báo thẻ BHYT hết hạn sử dụng. Mức hưởng BHYT năm 2021 sẽ tùy từng trường hợp và đối tượng KCB.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *