MỤC LỤC VĂN BẢN

*

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN ——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 46/2016/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 11 tháng 7 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦASỞ Y TẾ TỈNH NGHỆ AN

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chứcnăng

1. Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năngtham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về y tế, bao gồm: Y tếdự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y khoa, phápy, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; antoàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số – kế hoạch hóa gia đình; sức khỏesinh sản và công tác y tế khác trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

Đang xem: Sở y tế nghệ an tuyển dụng 2016

2. Sở Y tếcó tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý vềtổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉđạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Y tế.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh

a) Dựthảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn,5 năm, hàng năm; chương trình, đề án, dự án, biện pháp tổ chức thực hiện cácnhiệm vụ cải cách hành chính và văn bản khác thuộc phạm vi thẩm quyền ban hànhcủa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực y tế;

b) Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của Sở Y tế;

c) Dự thảo văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đốivới cấp Trưởng, Phó các tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Y tế; Trưởngphòng, Phó trưởng phòng Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

a) Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt và các văn bản khác thuộc thẩmquyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực y tế ở địa phương;

b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức,cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Y tế theo quy định của pháp luật;

c) Dự thảo các văn bản quy định mối quan hệ giữa Sở Y tế với các Sở, ban, ngành,cơ quan thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác y tế ở địaphương; giữa Phòng Y tế với các đơn vị, tổ chức có liên quan về công tác y tếtrên địa bàn huyện;

d) Dự thảo chương trình, giải pháp huy động, phối hợp liên ngànhtrong phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, dân số – kế hoạch hóa gia đìnhvà công tác y tế khác ở địa phương.

3. Tham mưu và tổ chức thực hiện công tác xây dựng văn bản quy phạm phápluật; rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật,phổ biến, giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật, kiểm traviệc thực hiện pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án về y tế thuộcphạm vi quản lý của Sở Y tế ở địa phương theo quy định của pháp luật.

4. Xác nhận nội dung quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặcbiệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Y tế theo quy định của pháp luật.

5. Về truyền thông, giáo dục sức khỏe:

a) Tổ chức triển khai thực hiện công tác truyền thông, giáo dụcnâng cao sức khỏe;

b) Làm đầu mối cung cấp thông tin cho báo chí, người dân về công tác y tếởđịaphương.

6. Về y tế dự phòng:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện quy định chuyên môn, quychuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; HIV/AIDS; dự phòngvà điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện; bệnh không lây nhiễm; bệnh nghềnghiệp, tai nạn thương tích; sức khỏe môi trường, sức khỏe trường học, vệ sinhvà sức khỏe lao động; dinh dưỡng cộng đồng; kiểm dịch y tế biên giới; hóa chất,chếphẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụngvà y tế trên địa bàn tỉnh;

b) Chỉ đạo, tổ chức giám sát bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnhchưa rõ nguyên nhân, phát hiện sớm và xử lý các bệnh truyền nhiễm gây dịch; thựchiện thông báo tình hình dịch theo quy định của pháp luật; tham mưu cho Ủy bannhân dân tỉnh về việc côngbốdịch và hết dịch theo quy định của pháp luật;

c) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tiêm chủng vắc xin và sử dụng sinh phẩmy tế cho các đối tượng theo quy định của pháp luật; tổ chức tiếp nhận hồ sơ, cấpgiấy chứng nhận đủ điều kiện tiêm chủng trên địa bàn tỉnh theo quy định củapháp luật;

d) Cấp, cấp lại, thu hồi giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với cácphòng xét nghiệm theo quy định của pháp luật;

đ) Làm đầu mối về công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, phòng chốngtác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn trên địa bàn tỉnh;

e) Thường trực Ban chỉ đạo phòng chống dịch, phòng chốngHIV/AIDS củatỉnh.

7. Về khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm phápluật, quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, giám định y khoa, giám định pháp y,giám định pháp y tâm thần theo phân cấp quản lý và theo phân tuyếnkỹthuật;

b) Cấp, cấp lại, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnhvà cấp, cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động đối với cáccơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằngthuốc thay thế theo quy định của pháp luật;

c) Cho phép các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng các kỹ thuật mới,phương pháp mới theo quy định của pháp luật.

8. Về y dược cổ truyền:

a) Tổ chức thực hiện việc kế thừa, phát huy, kết hợp y dược cổ truyền vớiy dược hiện đại trong phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồichức năng, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và sản xuất thuốc y dược cổ truyềntại địa phương;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các cơ sở khám bệnh,chữa bệnh, phục hồi chức năng bằng y dược cổ truyền trên địa bàn tỉnh theo phân cấp;

c) Cấp, cấp lại, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằngy học cổ truyền và cấp, cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt độngđối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền theo quy định củapháp luật.

9. Về dược và mỹ phẩm:

a) Hướng dẫn triển khai và giám sát chất lượng thuốc, mỹ phẩm trên địabàn. Chỉ đạo, theo dõi việc thu hồi thuốc theo quy định;

b) Chỉ đạo, triển khai công tác quản lý kinh doanh thuốc, hành nghề dược(cấp, đình chỉ, thu hồi chứng chỉ hành nghề dược), cấp giấy chứng nhận đủ điềukiện kinh doanh thuốc, cấp số công bố mỹ phẩm theo đúng quy định của pháp luật;

c) Thực hiện quản lý giá thuốc, đấu thầu thuốc theo quy định của pháp luật;

d) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác dược bệnh viện và cácnhiệm vụ khác theo đúng thẩm quyền được phân cấp.

10. Về an toàn thực phẩm:

a) Chủ trì, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuậtđịa phươngvề an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thùcủa địa phương theo quy định của pháp luật;

b) Giám sát chất lượng sản phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh phụgia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ chứa đựng, vật liệu bao gói, nướcuốngđóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cườngvi chất dinh dưỡng và các thực phẩm khác trên địa bàn theo phân cấp của Bộ Y tế;

c) Tổ chức tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc xác nhận công bố phù hợpquy định an toàn thực phẩm; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thựcphẩm, xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụăn uống, cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm theo quy định củapháp luật;

d) Quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm antoàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơsở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn vàcác đối tượng theo phân cấp quản lý;

đ) Thường trực Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tại địaphương.

11. Về trang thiết bị và công trình y tế:

Hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về trangthiết bị và công trình y tế.

12. Về dân số – kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản:

a) Tổ chức thực hiện hệ thống chỉ tiêu, chỉ báo thuộc lĩnh vực dân số -kếhoạch hóa gia đình; chỉ đạo, hướng dẫn các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia,quy trình chuyên môn, nghiệp vụ về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kếhoạch hóa gia đình;

b) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thựchiện chính sách, chương trình, đề án, dự án, mô hình liên quan đến lĩnh vực dânsố – kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản;

c) Quyết định cho phép thực hiện kỹ thuật xác định lại giới tính, thựchiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định của pháp luật;

d) Thường trực Ban chỉ đạo về công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình củatỉnh.

13. Về bảo hiểm y tế:

Tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật vềbảo hiểm y tế.

14. Về đào tạo nhân lực y tế:

a) Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế vàchính sách phát triển nguồn nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh;

b) Quản lý cơ sở đào tạo nhân lực y tế theo sự phân công của Ủy ban nhândân tỉnh.

15. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp,tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động đối vớicác hội và tổ chức phi chính phủ tham gia hoạt động trong lĩnh vực y tế ở địaphương theo quy định của pháp luật.

16. Triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính về lĩnh vực ytế theo mục tiêu chương trình cải cách hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dântỉnh.

17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế theo phân công hoặc ủyquyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

18. Chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực thuộcphạm vi quản lý của Sở Y tế đối với Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thịxã, thành phố thuộc tỉnh.

19. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và công nghệ;xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước vàchuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực y tế.

20. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo,phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tronglĩnh vực y tế theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền củaỦy ban nhân dân tỉnh.

Xem thêm:

21. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức thuộcSở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế; quy định cụ thể chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các cơquan, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở theo hướng dẫn chung của Bộ Y tế,Bộ Nội vụ và các Bộ liên quan và theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

22. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức,vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng ngườilàm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở; thực hiện chếđộ tiềnlương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đốivới công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quyđịnh của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

23. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệmcủa đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

24. Quảnlý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theoquy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

25. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hìnhthực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế.

26. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy bannhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế

1. Lãnh đạo Sở Y tế:

a) Sở Y tế có Giám đốc và khôngquá 03 Phó Giám đốc;

b) Giám đốc Sở Y tế là người đứng đầu SởY tế, chịutrách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trướcpháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về lĩnhvực y tế trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước UBND tỉnh,Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ trưởng Bộ Y tế; báo cáo trước Hội đồng nhândân tỉnh, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dântỉnh;

c) Phó Giám đốc Sở Y tế là người giúp Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo một số mặtcông tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế và trước pháp luật về nhiệm vụđược phân công. Khi Giám đốc Sở Y tế vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở Y tế đượcGiám đốc Sở Y tế ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở;

d) Việc bổ nhiệm Giám đốc Sở Y tế và Phó Giám đốc Sở Y tế do Chủ tịchUBND tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chức danh được Bộ Y tế ban hành và theoquy định của pháp luật. Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Y tế không kiêm nhiệm chứcdanh Trưởng của đơn vị cấp dưới có tư cách pháp nhân (trừ trường hợp văn bản cógiá trị pháp lý cao hơn quy định khác);

đ) Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từchức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Giám đốc Sở Y tế vàPhó Giám đốc Sở Y tế do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật;

e) Giám đốcSở Y tế quyết định hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyếtđịnh bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức,cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở theo phân cấp của UBND tỉnh, theo tiêuchuẩn chức danh do UBND tỉnh ban hành.

2. Các tổchức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Y tế:

a) Văn phòng;

b) Thanh tra;

c) Phòng Tổ chức cán bộ;

d) Phòng Nghiệp vụ Y;

đ) Phòng Nghiệp vụ Dược;

e) Phòng Kế hoạch – Tài chính;

g) Phòng Quản lýhành nghề y dược;

3. Các chi cục trực thuộc:

a) Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình;

b) Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

Các Chi cục trên có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và cơcấu tổ chức của Chi cục có không quá 03 phòng.

4. Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc:

a) Lĩnh vực y tế dự phòng, chuyên ngành:

Trước mắt giữ nguyên: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh; Trung tâm Chăm sóc sứckhỏe sinh sản; Trung tâm Phòng chống Sốt rét -Ký sinh trùng – Côn trùng; Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS; Trung tâm Phòng chốngPhong – Da liễu; Trung tâm Huyết học – Truyền máu. Có kế hoạch và lộ trình cụthể để khi có nhu cầu và đủ điều kiện về nguồn lực sẽ thực hiện mô hình Trung tâm Kiểm soát bệnh tật ở tuyến tỉnh trên cơ sởsáp nhập các Trung tâm có cùng chức năng; các Trung tâm chuyên khoa, Trung tâmcó giường bệnh chuyển về Bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc thành lập Bệnh viện chuyênkhoa.

b) Lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh và phụchồi chức năng:

– Bệnhviện đa khoa tuyến tỉnh gồm: Bệnh việnHữu nghị đa khoa tỉnh.

– Cácbệnh viện chuyên khoa, phục hồi chức năng và Y học cổ truyền tuyến tỉnh, gồm: Bệnh viện Sản nhi; Bệnh viện Ung bướu; Bệnh viện Chấnthương chỉnh hình; Bệnh viện Nội tiết; Bệnh viện Mắt; Bệnh viện Tâm thần; Bệnhviện Lao và bệnh Phổi; Bệnh viện Y học cổ truyền; Bệnh viện Phục hồi chức năng.

– Bệnhviện đa khoa khu vực gồm: Bệnh viện Đakhoa khu vực Tây Bắc; Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Nam.

– Các bệnh viện đa khoa tuyến huyện hạngII gồm: Thành phố Vinh; Nghi Lộc (bao gồm cả Phòngkhám Đa khoa Tây Nghi Lộc); Diễn Châu; Quỳnh Lưu; Thanh Chương (bao gồm cả Phòngkhám Đa khoa Khu vực Cát Ngạn); Đô Lương; Yên Thành.

c) Lĩnhvực Kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹphẩm,thực phẩm;

d) Lĩnh vực Pháp y: Trung tâm Pháp y;

đ) Lĩnh vực Giám định Y khoa: Trung tâm Giám định Y khoa;

e) Lĩnh vực Truyền thông – giáo dục sức khỏe: Trung tâm Truyền thônggiáo dục sức khoẻ.

g) Trung tâm Y tế huyện, gồm:

– Trung tâm Y tế huyệnthực hiện 2 chức năng (khám bệnh, chữa bệnhvà dự phòng) gồm: Thị xã Hoàng Mai; Nghĩa Đàn.

– Trung tâm Y tế huyệnthực hiện 1 chức năng (dự phòng) gồm: ThanhChương; Đô Lương; Con Cuông; Nghi Lộc; Diễn Châu; Quỳnh Lưu; Thành phố Vinh;Thị xã Thái Hòa; Yên Thành.

– Hợpnhất Trung tâm Y tế ở 10 huyện với 10 Bệnh viện đa khoa tuyến huyện hạng III thành10 Trung tâm Y tế huyện (thựchiện 2 chức năng) gồm: Kỳ Sơn; Tương Dương; Anh Sơn; Nam Đàn; Hưng Nguyên; Quỳ Hợp; QuỳChâu; Quế Phong; Tân Kỳ; Cửa Lò. Các Trungtâm Y tế huyện thực hiện chức năng về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh và phụchồi chức năng; Các Phòng khám đa khoakhu vực và trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện là đơn vị y tế thuộcTrung tâm Y tế huyện.

Sở Y tế phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan thammưu UBND tỉnh quyết định việc tổ chức lại, hợp nhất và quy định chức năng, nhiệmvụ của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lýhiện hành.

5. Biên chế:

a) Biên chế công chức, sốlượng người làm việc trong các đơn vị sựnghiệp công lập của Sở Y tế được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chứcnăng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chếcông chứctrong các cơ quan, tổ chức hành chính, số lượng người làm việc trong các đơn vịsự nghiệp công lập của tỉnh được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt;

b) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm,cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được cấp cóthẩm quyền phê duyệt, hàng năm Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xây dựngkế hoạch biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệpcông lập đảm bảo số lượng người làm việc trình Ủy ban nhân dân tỉnh để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định đảmbảo thực hiện nhiệm vụ được giao.

c) Việcquản lý, tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức, hợp đồng lao động thực hiệntheo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp quản lý hiện hành.

Điều 5.

Xem thêm: Cận Cảnh Quy Trình Mua Giấy Khám Sức Khỏe Tphcm 2018, Giay Suc Khoe Hcm

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Nội vụ;Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xãchịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *