Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

*

Đang xem: Quy trình truyền máu bộ y tế

*
*

Từ khóa
*
Xuất xứ
— Tất cả —KhácBệnh viện phụ nữ Tp. Đà NẵngHội bảo trợ PN & TE nghèo bất hạnh Tp. Đà NẵngBộ Y tếSở y tế Đà Nẵng
Phân loại
— Tất cả —Thông tưQuyết địnhCông vănNghị địnhVăn bản pháp quy

Xem thêm: Khẩu Trang Y Tế Sen Việt – Chất Lượng Mọi Người Đều Dùng

Hôm nay 343
Hôm qua 321
Tuần này 343
Tuần trước 1808
Tháng này 3376
Tháng trước 7404
Tổng số 2400067
Chúng ta có 2 khách trực tuyến
IP của bạn: 172.70.131.24
Chrome 88.0, WinNT

*

QUY TRÌNH TRUYỀN MÁU LÂM SÀNG Truyền máu là một trong những liệu pháp điều trị hữu hiệu giúp cứu sống nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trong những trường hợp mất máu cấp. Tuy nhiên, để việc truyền máu đạt được hiệu quả và sự an toàn tốt nhất cho người bệnh, những người làm công tác truyền máu cần phải tuân thủ đúng quy trình từ lúc tuyển chọn người hiến máu đến khi máu hoặc chế phẩm máu được truyền cho bệnh nhân, trong đó quy trình truyền máu lâm sàng đóng một vai trò rất quan trọng. Người bác sỹ và điều dưỡng lâm sàng cần nắm rõ: 1. Trước khi nhận máu và chế phẩm máu: – Bác sỹ điều trị cần đánh giá tình trạng bệnh lý, phát hiện sớm nhu cầu truyền máu ở người bệnh và có chỉ định sử dụng máu, chế phẩm máu hợp lý. – Chỉ định các xét nghiệm cho bệnh nhân có dự kiến truyền máu: + Nhóm máu hệ ABO + Nhóm máu Rh (D) + Sàng lọc kháng thể bất thường cho bệnh nhân có tiền sử truyền máu, phụ nữ có tiền sử sẩy thai nhiều lần. – Bác sỹ hoặc điều dưỡng thông báo cho người bệnh và người nhà bệnh nhân về những lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra do truyền máu. (Nếu bệnh nhân hôn mê và không có người nhà thì bác sỹ phải ghi rõ vào hồ sơ bệnh án với sự xác nhận một nhân viên y tế). – Điều dưỡng lập dự trù, lấy máu tĩnh mạch của bệnh nhân, ống máu cần ghi rõ: + Họ và tên: + Năm sinh: + ID: + Số giường: + Khoa phòng: – Chuyển phiếu dự trù và các mẫu máu cho đơn vị phát máu. 2. Thực hiện truyền máu và theo dõi truyền máu tại bệnh phòng: – Bác sỹ điều trị và điều dưỡng viên thực hiện kiểm tra, đối chiếu: + Thông tin bệnh nhân, đơn vị máu và phiếu truyền máu. + Hạn sử dụng  + Thực hiện kiểm tra đơn vị máu không có những bất thường sau: • Thủng, hở, nứt, vỡ ở túi đựng, ống dây, vị trí cắm dây truyền. • Hiện tượng không phân lớp hoặc phân lớp bất thường giữa các thành phần máu khi đã để lắng hoặc ly tâm. • Có màu sắc bất thường. • Có cục đông, vẩn, tủa. • Có nổi váng trên bề mặt – Định nhóm máu hệ ABO cho bệnh nhân và túi máu ngay tại giường bệnh và đối chiếu thông tin trên phiếu truyền máu bằng phương pháp sử dụng huyết thanh mẫu , phối hợp với đơn vị phát máu làm rõ mọi sự khác biệt nếu có giữa hồ sơ bệnh án, phiếu truyền máu, nhãn đơn vị và kết quả định nhóm. – Thực hiện việc truyền máu: + Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ, thuốc dự phòng cấp cứu để thực hiện truyền máu và xử trí kịp thời khi có tai biến. + Sử dụng dây truyền máu có bầu lọc. + Không được bổ sung bất cứ chất gì vào túi máu trừ trường hợp có chỉ định hòa loãng khối hồng cầu. + Ủ ấm đoạn dây truyền đơn vị máu, các chế phẩm máu khi cần truyền nhanh và khối lượng lớn (50ml/kg/h ở người lớn và 15ml/kg/h ở trẻ em), nhiệt độ ủ ấm không vượt quá 37oC. + Kiểm tra và theo dõi các chỉ số về mạch, nhiệt độ, huyết áp, trạng thái tinh thần của bệnh nhân trước, trong quá trình truyền máu, đặc biệt trong 15 phút đầu truyền máu để phát hiện và xử lý kịp thời với tai biến nếu có và ghi chép đầy đủ vào hồ sơ bệnh án. – Khi xảy ra các tai biến liên quan đến truyền máu cần: + Giảm tốc độ hoặc ngừng truyền máu tùy theo mức độ nghiêm trọng của tai biến. + Duy trì đường truyền bằng cách sử dụng dung dịch muối đẳng trương. + Xử trí cấp cứu bệnh nhân + Không được tiếp tục truyền đơn vị máu hoặc chế phẩm máu có liên quan đến tai biến sau khi đã ngừng truyền quá 04 giờ. + Khi có tai biến truyền máu, cơ sở điều trị cần: • Định lại nhóm máu ABO ngay tại giường, ghi bệnh án có sự xác nhận của bác sỹ điều trị, lãnh đạo và người thực hiện kỹ thuật định nhóm máu. • Đối chiếu thông tin bệnh án của người bệnh, nhãn đơn vị máu và phiếu truyền máu. Kết quả đối chiếu phải ghi hồ sơ bệnh án. • Thu thập mẫu máu của bệnh nhân lấy trước khi truyền máu. • Lấy mẫu máu và nước tiểu của bệnh nhân vào thời điểm xảy ra tai biến. • Thông báo cho phòng phát máu và phòng kế hoạch tổng hợp. • Chuyển đơn vị máu và chế phẩm có liên quan về phòng phát máu. • Phối hợp với đơn vị cấp phát máu để xác định nguyên nhân.

* Lưu ý:  + Túi máu đã chuyển về đơn vị điều trị phải được truyền hết cho bệnh nhân trong vòng 06 giờ kể từ thời điểm giao nhận giữa đơn vị phát máu và đơn vị điều trị. + Trường hợp chưa tiến hành truyền máu được, các túi máu và chế phẩm máu cần phải được bảo quản phù hợp.

Xem thêm: Bệnh Hắc Lào Và Cách Điều Trị (Tại Nhà + Thuốc, 7 Cách Chữa Hắc Lào Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh Nhất

Các tin khác:

KỸ THUẬT THỤ TINH NHÂN TẠO (IUI)
Bảng giá và tinh trạng vacxin
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI NAM GIỚI 40 TUỔI
LIỆU PHÁP HORMON TUỔI MÃN KINH ( MHT )
NÂNG CAO NĂNG LỰC TẦM SOÁT VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ
KHÓA TẬP HUẤN VỀ SIÊU ÂM ĐÀN HỒI MÔ
HỘI THẢO NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TIÊN TIẾN TRONG TẦM SOÁT VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ
Chương trình hội thảo về tầm soát và điều trị ung thư vú
Đôi điều cần biết về tiền mãn kinh và mãn kinh
Điều trị nội khoa thai ngoài tử cung bẳng Methotrexate (MTX)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *