MỤC LỤC VĂN BẢN

*

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 05/VBHN-BKHCN

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2018

THÔNGTƯ LIÊN TỊCH

QUYĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN BỨC XẠ TRONG Y TẾ

Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYTngày 09 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng BộY tế quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế, có hiệu lực kể từ ngày 25tháng 7 năm 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 13/2018/TT-BKHCN ngày 05 tháng 9năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09 tháng 6 năm 2014 củaBộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về bảo đảm antoàn bức xạ trong y tế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.

Đang xem: Quy định về an toàn bức xạ trong y tế

Căn cứLuật năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căncứ Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật năng lượng nguyên tử;

Căncứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căncứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 củaChính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ytế;

Bộ trưởngBộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư liên tịch quyđịnh về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.<1>

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1.<2> Thông tư liêntịch này quy định các yêu cầu bảo đảm an toàn bức xạ đối với thiết bị bức xạ,nguồn phóng xạ, thuốc phóng xạ sử dụng trong y tế và thiết bị sử dụng trong yhọc hạt nhân; yêu cầu đối với phòng đặt thiết bị bức xạ, phòng làm việc vớinguồn phóng xạ và thuốc phóng xạ, phòng lưu người bệnh điều trị bằng phóng xạ(tiêm, truyền, uống thuốc phóng xạ hoặc cấy nguồn phóng xạ) và kho lưu giữnguồn phóng xạ hoặc chất thải phóng xạ; yêu cầu đối với việc lắp đặt, vận hànhthiết bị bức xạ; yêu cầu kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp, chiếu xạ công chúng vàchiếu xạ y tế; yêu cầu về ứng phó sự cố bức xạ và trách nhiệm của tổ chức, cánhân liên quan trong bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.

2. Thông tư liên tịch nàyáp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo, y tếdự phòng và kiểm nghiệm dược phẩm (sau đây gọi chung là cơ sở y tế) có sử dụngthiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, thuốc phóng xạ và thiết bị sử dụng trong y họchạt nhân.

3. Thông tư liên tịch nàykhông áp dụng đối với công việc bức xạ sản xuất thuốc phóng xạ bằng cyclotron.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

TrongThông tư liên tịch này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.Chiếu xạ y tế là sự tác động của bức xạ ion hóa lên các đối tượng sau:

a)Người bệnh khi thực hiện chẩn đoán hoặc điều trị bệnh;

b)Người được kiểm tra hoặc giám định sức khỏe;

c)Người tình nguyện tham gia nghiên cứu y sinh học;

d)Người tình nguyện giúp đỡ, chăm sóc người bệnh (việc đó không phải là nghềnghiệp của họ) khi người bệnh được chẩn đoán hoặc điều trị bằng bức xạ ion hóa.

2. Mứcchỉ dẫn trong chiếu xạ y tế là giá trị khuyến cáo của liều, suất liều hoặchoạt độ phóng xạ được dùng tham khảo để kiểm soát chiếu xạ y tế và khi tiếnhành công việc trong thực tế, nếu các giá trị này bị vượt quá hay thấp hơnnhiều thì cần có sự xem xét, đánh giá lại để đạt được mức chiếu xạ y tế hợplý.

3. Ngườiđứng đầu cơ sở y tế là người chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luậtcủa chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền của người đại diện theo pháp luật đểquản lý cơ sở y tế.

4.<3>Nhân viên bức xạ y tế là các bác sỹ, điều dưỡng viên, y sỹ, y tá, hộ lý,dược sỹ, dược tá, kỹ sư, kỹ thuật viên, hộ sinh tại các cơ sở y tế làm việctrực tiếp với các thiết bị bức xạ hoặc các nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạhở hoặc chăm sóc người bệnh được điều trị bằng các đồng vị phóng xạ hoặc phảilàm việc trong khu vực có chiếu xạ tiềm tàng với mức liều lớn hơn 1 mSv/nămhoặc trong khu vực có nguy cơ bị nhiễm bẩn phóng xạ.

5. Thiếtbị bức xạ được nêu trong Thông tư liên tịch này là các thiết bị phát tia Xhoặc thiết bị có chứa nguồn phóng xạ được sử dụng trong y tế để chẩn đoán vàđiều trị bệnh, bao gồm: thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế, thiết bị chụpchẩn đoán sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị xạ trị.

6.<4> Thiết bịX-quang chẩn đoán trong y tế là cácthiết bị phát tia X được sử dụng để chiếu, chụp chẩn đoán bệnh, bao gồm: Thiếtbị X-quang chụp răng (chụp răng toàn cảnh, chụp sọ, chụp răng sử dụng phim đặtsau huyệt ổ răng, chụp cắt lớp vi tính sử dụng chùm tia hình nón); thiết bịX-quang chụp vú; thiết bị X-quang di động; thiết bị X-quang đo mật độ xương;thiết bị chiếu, chụp X-quang tổng hợp; thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình;thiết bị chụp cắt lớp vi tính; thiết bị X-quang thú y.

7.<5>Thiết bị xạ trị là các thiết bị phát bức xạ ion hóa được sử dụng trong ytế để điều trị bệnh, ví dụ như thiết bị X-quang xạ trị, máy gia tốc tuyến tính,thiết bị xạ trị từ xa dùng nguồn phóng xạ, thiết bị xạ trị áp sát, thiết bịGamma Knife, thiết bị Cyber Knife, thiết bị X Knife, thiết bị Tomotherapy,thiết bị xạ trị Proton và các thiết bị khác.

8.<6>Thiết bị sử dụng trong y học hạt nhân là thiết bị hoặc hệ thiết bị được sử dụng trong chuyên ngành y học hạtnhân để chụp ảnh từ bên trong cơ thể nhờ bức xạ phát ra từ thuốc phóng xạ màngười bệnh được tiêm, truyền, uống hoặc để ghi đo hoạt độ phóng xạ, ví dụ nhưthiết bị Rectilinear Scanner, Gamma Camera, SPECT, SPECT/CT, PET, PET/CT,PET/MRI, máy đo chuẩn liều thuốc phóng xạ, máy xạ ký, máy đo độ tập trung phóngxạ và các thiết bị khác.

9.<7>Mức điều tra là giá trị liều hiệudụng hoặc suất liều bức xạ tại các vị trí làm việc của nhân viên bức xạ y tế,xung quanh các phòng đặt thiết bị bức xạ, nơi lưu giữ nguồn phóng xạ, chất thảiphóng xạ; mức liều nhiễm hoặc mức nhiễm bẩn phóng xạ trên một đơn vị diện tíchhoặc thể tích tại các khu vực có nguy cơ bị nhiễm bẩn phóng xạ trong cơ sở yhọc hạt nhân. Các giá trị này được thiết lập dựa trên số liệu đánh giá thực tếcủa cơ sở hoặc kinh nghiệm tốt từ cơ sở khác có công việc bức xạ tương tự vàkhi bị vượt quá trong quá trình hoạt động phải tiến hành điều tra xác địnhnguyên nhân và có biện pháp khắc phục.

Điều 3. Nguyên tắc chung về bảo đảm an toàn bức xạ trongy tế

1.Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị bức xạ, nguồnphóng xạ, thuốc phóng xạ trong cơ sở y tế phải bảo đảm:

a)Việc chỉ định khám, chữa bệnh bằng bức xạ ion hóa đem lại lợi ích thực tế chongười bệnh là đáng kể so với tác hại mà họ phải chịu;

b)Không để liều chiếu xạ gây bởi các công việc này đối với nhân viên bức xạ y tếvà công chúng vượt quá liều giới hạn; bảo đảm liều chiếu xạ đối với người bệnhtheo mức chỉ dẫn;

c)Giữ cho liều chiếu xạ đối với người bệnh, nhân viên bức xạ y tế, công chúng vàsố người bị chiếu xạ ở mức thấp nhất có thể đạt được một cách hợp lý.

2.Chỉ tiến hành các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, nghiên cứukhoa học, đào tạo, y tế dự phòng và kiểm nghiệm dược phẩm sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, thuốcphóng xạ khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép tiếnhành công việc bức xạ.

Chương II

YÊU CẦU BẢO ĐẢM AN TOÀN BỨC XẠ

Điều 4. Yêu cầu chung về bảo đảm an toàn đối với thiếtbị bức xạ, thiết bị sử dụng trong y học hạt nhân

1. Các thiết bị bức xạ sửdụng cho chẩn đoán, điều trị bệnh và các thiết bị được sử dụng trong y học hạtnhân phải có chứng chỉ chất lượng cho dạng hoặc loại thiết bị (type hoặc model)chỉ rõ việc tuân thủ với các yêu cầu bảo đảm an toàn theo tiêu chuẩn của Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế (IEC), Tổ chức Tiêuchuẩn hóa quốc tế (ISO) hoặc các tiêu chuẩn quốc gia tương đương.

2. Có các tài liệu đi kèmtheo thiết bị, bao gồm tài liệu về thông số kỹ thuật của thiết bị, hướng dẫnvận hành và bảo trì, hướng dẫn an toàn. Các tài liệu hướng dẫn vận hành, hướngdẫn an toàn phải được dịch ra tiếng Việt.

3. Các chỉ dẫn vận hànhhoặc các chữ viết tắt và các giá trị vận hành trên bảng điều khiển của thiết bịbức xạ phải bằng tiếng Việt hoặc bằng ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ mà ngườivận hành máy sử dụng.

4. Thiết bị bức xạ phảicó các cơ cấu kiểm soát chùm tia bức xạ chỉ thị rõ và tin cậy trạng thái chùmtia đang “ngắt” hay “mở”.

5. Thiết bị bức xạ phảicó cơ cấu để khu trú chùm tia cho mục đích kiểm soát chùm tia chỉ vào vùng cơthể người bệnh cần chẩn đoán hoặc điều trị.

6. Trường bức xạ phát ratrong vùng để chẩn đoán hay điều trị trên người bệnh phải đồng đều và độ khôngđồng đều của trường bức xạ phải được nhà cung cấp chỉ rõ.

Điều 5. Yêu cầu an toàn đối với thiết bị X-quang chẩnđoán trong y tế

Thiết bị X-quang chẩn đoántrong y tế ngoài việc thực hiện yêu cầu theo quy định tại Điều 4 Thông tư liêntịch này phải bảo đảm các yêu cầu sau:

1. Mức bức xạ rò của đầubóng phát tia X không vượt quá 1mGy/giờ tại khoảng cách 1m từ vỏ đầu bóng pháttia X lấy trung bình trên diện tích không vượt quá 100 cm2 cho mọichế độ làm việc của thiết bị được nhà sản xuất khuyến cáo.

2. Giá trị lọc cố định củahệ đầu bóng phát X-quang trong đơn vị milimét nhôm tương đương (mm Al) phải ghirõ trên vỏ hộp chứa bóng.

3. Có hệ kiểm tra kíchthước chùm tia bằng nguồn sáng, trừ thiết bị X-quang chụp răng sử dụng phim đặtsau huyệt ổ răng và thiết bị X-quangchụp vú.

4. Các thông số điện ápphát (kV), dòng bóng phát (mA), thời gian phát tia (s) hoặc hằng số phát tia(mAs) phải được hiển thị trên tủ điều khiển khi đặt chế độ làm việc và khichụp.

5. Đối với thiết bị chụpX-quang, việc phát tia phải được chấm dứt sau một thời gian đặt trước hoặc saukhi đạt giá trị mAs đặt trước hoặc đạt giá trị liều chiếu xạ đặt trước.

6. Đối với thiết bịX-quang soi chiếu phải có bộ kiểm soát tự động chế độ phát tia AEC hoặc côngtắc điều khiển phát tia dạng bấm và giữ, bảo đảm thiết bị chỉ phát tia nếu côngtắc được bấm, giữ chặt và sẽ ngừng phát tia khi thả công tắc.

7. Thiết bị X-quang diđộng phải có cáp nối đủ dài để bảo đảm khoảng cách giữa người vận hành thiết bịvà bóng phát tối thiểu 2 m. Đối với thiết bị bức xạ khác, khoảng cách này tốithiểu là 3 m.

8.Thiết bị X-quang can thiệp phải có các tấm che chắn cao su chì lắp tại bànngười bệnh để che chắn các tia bức xạ ảnh hưởng đến nhân viên và hệ che chắntreo trên trần để sử dụng cho mục đích bảo vệ mắt và tuyến giáp của nhân viênkhi theo dõi người bệnh. Các tấm che chắn cao su chì phải bảo đảm có chiều dàyche chắn không nhỏ hơn 0,5 milimét chì tương đương.

Điều 6. Yêu cầu an toàn đối với thiết bị xạ trị

Thiết bị xạ trị ngoài việcthực hiện yêu cầu theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch này phải bảo đảmcác yêu cầu sau:

1. Cho phép dừng chiếu xạtừ bàn điều khiển và việc cho chiếu xạ lại sau khi dừng chỉ có thể thực hiệnđược từ bàn điều khiển; tự động trả nguồn về vị trí bảo vệ khi mất điện và giữnguồn ở vị trí bảo vệ đó cho đến khi thiết bị được bật khởi động lại từ bànđiều khiển.

2. Các thiết bị xạ trịdùng nguồn phóng xạ phải có ít nhất 02 (hai) cơ cấu điều khiển cho phép tự trảnguồn về vị trí an toàn và chấm dứt chiếu xạ khi có sự cố.

3. Các thiết bị xạ trị từxa dùng nguồn phóng xạ và thiết bị xạ trị áp sát suất liều cao (HDR) phải đượcthiết kế để có thể thao tác bằng tay đưa nguồn về vị trí bảo vệ trong trườnghợp khẩn cấp. Các thiết bị dao gamma phải có cơ cấu để thao tác bằng tay đóngcửa sổ che chắn nguồn trong trường hợp khẩn cấp.

4. Hộp chứa nguồn củathiết bị xạ trị từ xa dùng nguồn phóng xạ và contenơ chứa nguồn phóng xạ củathiết bị xạ trị áp sát suất liều cao (HDR) phải có dấu hiệu cảnh báo bức xạtheo đúng tiêu chuẩn có thể nhìn rõ ràng và khó bị mờ.

Điều 7. Yêu cầu an toàn đối với nguồn phóng xạ kín vàthuốc phóng xạ

1. Các nguồn phóng xạ kínđược sử dụng cho thiết bị xạ trị từ xa hoặc xạ trị áp sát suất liều cao phảituân thủ tiêu chuẩn quốc tế ISO 2919:2012 Radiation protection – Sealedradioactive sources – General requirements and classification hoặc tiêu chuẩnquốc gia TCVN 6853:2001- An toàn bức xạ – Nguồn phóng xạ kín – Yêucầu chung và phân loại và nếu tiếp tục sử dụng sau thời gian sử dụng đượckhuyến cáo bởi nhà sản xuất phải được kiểm tra rò rỉ phóng xạ để khẳng địnhnguồn vẫn còn nguyên vẹn như thiết kế.

2. Thuốc phóng xạ dùngtrong y học hạt nhân phải được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam theo quyđịnh của pháp luật về dược, chỉ được sử dụng cho mục đích phòng bệnh, chữabệnh, điều chỉnh chức năng cơ thể và phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế đãđược thừa nhận đối với các thông số sau:

a) Độ tinh khiết hạt nhânphóng xạ (là phần trăm hoạt độ phóng xạ của nhân phóng xạ đánh dấu trong thuốcphóng xạ so với tổng hoạt độ của các nhân phóng xạ có trong thuốc phóng xạ);

b) Hoạt độ riêng (là hoạtđộ phóng xạ trên một đơn vị khối lượng hợp chất đánh dấu của một hạt nhân phóngxạ cụ thể tính cho cả dạng nằm trong và không nằm trong hợp chất đánh dấu củahạt nhân phóng xạ đó);

c) Độ tinh khiết hóaphóng xạ (là phần trăm của nhân phóng xạ ở dạng liên kết hóa học mong muốn củahợp chất đánh dấu so với tổng nhân phóng xạ có trong thuốc phóng xạ, nghĩa làquan tâm đến nhân phóng xạ đã tách ra khỏi hợp chất đánh dấu);

d) Độ tinh khiết hóa học(là tỉ lệ của dạng hợp chất đánh dấu chính không quan tâm đến hoạt độ phóng xạcó trong đó so với toàn bộ chế phẩm thuốc phóng xạ. Chế phẩm thuốc phóng xạ làlượng chuẩn bị của thuốc phóng xạ sẵn sàng để dùng cho người bệnh);

đ) Độ pH;

e) Các thông số yêu cầuđối với thuốc theo quy định pháp luật về dược.

3. Tất cả các chế phẩmthuốc phóng xạ phải có dán nhãn ghi rõ các thông tin sau:

a) Đồng vị phóng xạ; dạnghóa học (tên thuốc và công thức hóa học);

b) Tổng hoạt độ phóng xạcủa chế phẩm;

c) Ngày đo hoạt độ phóngxạ;

d) Kết quả đo độ tạp chấthóa phóng xạ;

đ) Tên, địa chỉ của nhàsản xuất và ngày sản xuất;

e) Ngày hết hạn sử dụng;

g) Số của lô hoặc mẻ sảnxuất;

h) Thể tích của chế phẩmthuốc phóng xạ (trường hợp ở dạng dung dịch);

i) Các thông tin khác đốivới nhãn thuốc theo quy định của pháp luật về dược.

Điều 8. Yêu cầu an toàn đối với thiết bị đo bức xạ,thiết bị và dụng cụ bảo vệ an toàn bức xạ

1. Cơ sở y tế có sử dụngthiết bị xạ trị từ xa, xạ trị áp sát phải trang bị thiết bị đo suất liều bứcxạ. Cơ sở y tế sử dụng thuốc phóng xạ (cơ sở y học hạt nhân) phải trang bịthiết bị đo suất liều bức xạ, thiết bị đo nhiễm bẩn bề mặt có dải năng lượng đophù hợp với loại bức xạ phát ra từ thiết bị bức xạ và nguồn phóng xạ sử dụngtại cơ sở để thường xuyên đo kiểm tra phông bức xạ môi trường, nhiễm bẩn phóngxạ và kiểm soát mức bức xạ khi đi vào khu vực có nguồn phóng xạ.

2. Cơ sở y học hạt nhânphải trang bị các thiết bị và dụng cụ bảo vệ an toàn bức xạ sau:

a) Tủ hút có thể tích vàlưu lượng hút phù hợp để pha chế, phân liều thuốc phóng xạ;

b) Bàn để pha chế, phânliều thuốc phóng xạ có màn che chắn chì kết hợp với vật liệu che chắn bức xạbeta hình L và màn quan sát bằng kính chì;

c) Tay gắp, kẹp nguồn đểthao tác với nguồn phóng xạ từ xa;

d) Bình đựng thuốc phóngxạ có che chắn chì và lớp vỏ bên ngoài chống vỡ;

đ) Khay được thiết kế đặcbiệt để pha chế, phân liều thuốc phóng xạ dạng lỏng;

e) Xilanh có che chắn chìđược thiết kế đặc biệt để sử dụng trong y học hạt nhân;

g) Ống hút (pippet) tựđộng dùng một lần;

h) Dụng cụ để xử lý chấtphóng xạ bị đổ.

3. Cơ sở y tế sử dụngnguồn phóng xạ trong xạ trị áp sát phải trang bị các thiết bị và dụng cụ bảo vệan toàn bức xạ sau:

a) Bàn để thao tác vớinguồn phóng xạ có màn che chắn chì hình L và màn quan sát bằng kính chì;

b) Các dụng cụ gắp nguồn,kẹp nguồn có tay cầm dài;

c) Tủ đựng nguồn có cácngăn khác nhau để đựng nguồn có hoạt độ khác nhau;

d) Bình đựng nguồn để vậnchuyển.

Điều 9. Kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị bức xạ, thiếtbị đo bức xạ

1. Cơ sở y tế phải thực hiện việckiểm định đối với các thiết bị bức xạ được sử dụng tại cơ sở mình như sau:

a) Trước khi đưa vào sử dụng lầnđầu tiên;

b) Định kỳ một năm một lần đốivới thiết bị xạ trị, thiết bị chụp cắt lớpvi tính CT scanner, thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình và định kỳhai năm một lần đối với các thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế khác kể từngày đưa vào sử dụng;

c) Sau khi lắp đặt lại hoặc sửachữa thiết bị;

d) Thiết bị xạ trị ngoài việcthực hiện kiểm định quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này phải thực hiệnkiểm tra chuẩn liều chiếu xạ theo tần suất do nhà sản xuất khuyến cáo.

2. Nếu kết quả kiểm địnhcho thấy các thông số vận hành liên quan đến an toàn của thiết bị bức xạ lệchkhỏi giá trị cho phép, thiết bị phải hiệu chuẩn mới được cho phép tiếp tục sửdụng; việc kiểm tra, kiểm định phải được thực hiện theo quy trình do nhà sảnxuất cung cấp hoặc theo tiêu chuẩn quốc gia tương ứng.

3. Thiết bị đo bức xạ(thiết bị đo suất liều bức xạ, thiết bị đo nhiễm bẩn bề mặt, máy đo chuẩn liềuthuốc phóng xạ) phải được kiểm định ban đầu, sau khi sửa chữa và định kỳ hàngnăm.

4. Việc kiểm định, hiệu chuẩnthiết bị bức xạ và thiết bị đo bức xạ phải được thực hiện bởi tổ chức, cá nhânđược Bộ Khoa học và Công nghệ cấp đăng ký hoạt động dịch vụ kiểm định, hiệuchuẩn.

Điều 10. Phòng đặt thiết bị bức xạ, phòng làm việc vớinguồn phóng xạ và thuốc phóng xạ, kho lưu giữ nguồn phóng xạ hoặc chất thải phóngxạ, phòng lưu người bệnh điều trị bằng phóng xạ

1.Phòng đặt thiết bị bức xạ, phòng làm việc với nguồn phóng xạvà thuốc phóng xạ, kho lưu giữ nguồn phóng xạ hoặc chất thải phóng xạ và phònglưu người bệnh điều trị bằng phóng xạ khôngđược đặt liền kề khoa sản, khoa nhi.

2. Phòng đặt thiết bị bứcxạ phải bảo đảm kích thước theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thôngtư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởngBộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về bảo đảm an toàn bứcxạ trong y tế.

Xem thêm: Thầy Võ Hoàng Yên Trị Bệnh Câm Điếc, Thực Hư Tài Chữa Bệnh Của Thần Y Võ Hoàng Yên

a) Trong phòng điều khiển hoặcnơi đặt tủ điều khiển của thiết bị xạ trị không vượt quá 20 mSv/năm;

b) Mọi vị trí bên ngoài phòng đặtthiết bị xạ trị nơi công chúng đi lại, nơi người bệnh ngồi chờ không vượt quá 1mSv/năm;

c)<8>Trong phòng điều khiển hoặc nơi đặt tủ điều khiển của thiết bị X-quang chẩnđoán trong y tế (trừ đối với thiết bị X-quang di động, thiết bị X-quang tăngsáng truyền hình chụp can thiệp/chụp mạch) không vượt quá 10 µSv/h;

d) Mọi vị trí bên ngoài phòng đặtthiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế nơi công chúng đi lại, người bệnh ngồichờ và các phòng làm việc lân cận không vượt quá 0,5 µSv/giờ.

Trường hợp phòng đặt thiết bịX-quang chẩn đoán trong y tế nằm trong khu dân cư, liền kề nhà ở hoặc nơi làmviệc phải bảo đảm suất liều bức xạ ở tất cả các điểm đo bên ngoài phòng đặtthiết bị bằng phông bức xạ tự nhiên.

4. Thiết kế phòng xạ trị từ xa,xạ trị áp sát suất liều cao ngoài các yêu cầu về che chắn bức xạ phải có hệthống khóa liên động cho cửa ra vào phòngđể bảo đảm chỉ khởi động được thiết bị xạ trị khi cửa ra vào đã đóng hoàn toànvà tự động chấm dứt chiếu xạ khi cửa bị mở bất ngờ; có hệ thống đo cảnhbáo mức bức xạ và ít nhất một hệ thống dừng chiếu xạ khẩn cấp được lắp đặttrong phòng.

6. Cơ sở y học hạt nhân phải cóphòng bảo quản và làm việc với thuốc phóng xạ (phân liều), phòng cho người bệnhuống hoặc tiêm thuốc phóng xạ, phòng lưu giữ chất thải phóng xạ, phòng vệ sinhriêng cho người bệnh đã dùng thuốc phóng xạ, phòng đặt thiết bị gamma camera,phòng lưu người bệnh nếu có điều trị người bệnh cường giáp hoặc ung thư tuyếngiáp, khu vực tắm, rửa của nhân viên sau khi làm việc tiếp xúc với thuốc phóngxạ. Các phòng và khu vực này phải được thiết kế bảo vệ chống chiếu ngoài vàchống nhiễm bẩn phóng xạ, cụ thể như sau:

a) Phải được tính toán thiết kếche chắn bức xạ sao cho suất liều bức xạ nơi công chúng đi lại, người bệnh ngồichờ, các phòng làm việc lân cận không vượt quá 0,5 µSv/giờ;

b) Sàn và tường các phòng có nguycơ bị nhiễm bẩn phóng xạ phải được phủ bằng vật liệu nhẵn, không thấm nước, dễtẩy rửa;

c) Chậu rửa cho nhân viên sau khithao tác với thuốc phóng xạ phải được lắphệ thống vòi rửa tự động hoặc vòi rửa có cần gạt để mở nước bằng chânhoặc bằng khuỷu tay;

d) Toàn bộ nước nhiễm bẩn chấtphóng xạ phải được thu gom bằng đường thoát nước riêng đưa vào bể xử lý chấtthải phóng xạ lỏng.

7. Phòng đặt thiết bị bứcxạ, phòng làm việc với nguồn phóng xạ và thuốc phóng xạ, phòng lưu người bệnhuống thuốc phóng xạ trong y học hạt nhân hoặc cấy nguồn phóng xạ trong xạ trịáp sát, phòng điều khiển thiết bị xạ trị phải được phân loại là vùng kiểm soátvà phải áp dụng các biện pháp sau:

a) Đặt ở phía trên cửa ravào khu vực kiểm soát một biển cảnh báo bức xạ theo mẫu quy định tại Phụ lục IIban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09 tháng 6năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Y tế quy địnhvề bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.

b) Lắp đèn báo hiệu tạicác cửa ra vào phòng đặt thiết bị bức xạ, phòng cấy nguồn xạ trị áp sát, phòngpha chế thuốc phóng xạ và phải bảo đảm đèn báo hiệu phát sáng trong suốt thờigian đang tiến hành công việc bức xạ;

c) Gắn nội quy an toàn tạicửa ra vào khu vực kiểm soát;

d) Đối với phòng xạ trị từxa, xạ trị áp sát suất liều cao, phòng lưu người bệnh uống thuốc phóng xạ hoặccấy nguồn phóng xạ phải sử dụng các biện pháp ngăn chặn tiếp cận bổ sung gồmrào chắn, khóa cửa hoặc cử nhân viên giám sát trực tiếp.

8. Kho lưu giữ nguồn phóngxạ hoặc lưu giữ chất thải phóng xạ phải được thiết kế và áp dụng các biện phápkiểm soát như sau:

a) Bảo đảm sao cho suấtliều bức xạ ở mọi vị trí bên mặt ngoài tường kho không vượt quá 0,5 µSv/giờ;

b) Đặt biển cảnh báo bứcxạ theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học vàCông nghệ và Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tếtại cửa ra vào kho và tường bên ngoài nơi tiếp giáp với khu vực có người qualại;

c) Áp dụng biện pháp giámsát, ngăn chặn người không có phận sự đi vào kho.

Điều 11. Lắp đặt thiết bị bức xạ

Việclắp đặt thiết bị bức xạ phải bảo đảm các yêu cầu sau:

1.Mỗi phòng chỉ được lắp đặt một thiết bị bức xạ, trừ đối với thiết bị X-quangchẩn đoán trong y tế cho phép bố trí 02 thiết bị trong một phòng nhưng phải bảođảm chỉ một thiết bị được vận hành tại một thời điểm.

2.Thiết bị bức xạ được lắp đặt phải bảo đảm khi sử dụng chùm tia chiếu khônghướng vào tủ điều khiển, cửa ra vào, cửa sổ hoặc khu vực công chúng qua lại.

3.Tủ điều khiển thiết bị bức xạ phải đặt ngoài, sát phòng đặt thiết bị, phải cóphương tiện quan sát người bệnh, có phương tiện thông tin giữa người điều khiểnvà người bệnh. Trường hợp thiết bị X-quang chẩn đoán làm việc ở điện áp nhỏ hơn150 kV, tủ điều khiển được phép đặt trong phòng đặt thiết bị nhưng phải có bìnhphong chì che chắn bảo đảm mức bức xạ tại vị trí nhân viên đứng vận hành thiếtbị nhỏ hơn 10 µSv/giờ.

Điều 12. Nội quy an toàn bức xạ và vận hành an toànthiết bị bức xạ

1. Cơ sở y tế phải xâydựng quy trình làm việc với thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, nội quy an toànbức xạ bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Quy trình làm việc cầnchỉ rõ các bước tiến hành công việc trong vận hành thiết bị bức xạ, làm việcvới nguồn phóng xạ, làm việc trong khu vực có nguy cơ bị chiếu xạ hoặc nhiễmbẩn phóng xạ, chăm sóc người bệnh uống thuốc phóng xạ hoặc cấy nguồn phóng xạ; quy trình thao tác đối với từng thiết bị, phác đồđiều trị đối với từng loại bệnh;

b) Nội quy an toàn bức xạphải chỉ rõ các yêu cầu bảo vệ an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ y tế, cácnhân viên khác trong cơ sở y tế, người bệnh, người chăm sóc hoặc hỗ trợ ngườibệnh và công chúng.

2.Nhân viên vận hành thiết bị bức xạ phải thực hiện nghiêm các bước tiến hànhcông việc:

a)Kiểm tra an toàn thiết bị trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc công việc;

b)Đóng cửa ra vào trong suốt quá trình vận hành thiết bị;

c)Tuân thủ quy trình vận hành thiết bị;

d)Chú ý những tín hiệu bất thường của thiết bị bức xạ và thiết bị kiểm tra để kịpthời phát hiện sự cố, ngăn ngừa tai nạn;

đ)Không được tháo bỏ các bộ phận hư hỏng trong hệ thống bảo vệ của thiết bị vànối tắt để vận hành, ví dụ nối tắt hệ thống khóa liên động cửa ra vào phòng xạtrị.

Điều 13. Sử dụng người lao động làm công việc bức xạ

 1. Cơ sở y tế có trách nhiệm bố trí để nhân viên bức xạ ytế là nữ làm công việc không liên quan đến bức xạ trong thời gian họ có thaihoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2.<9> Cơ sở y tế không được sử dụng người dưới 18 tuổi để vận hành các thiết bịbức xạ, làm việc với các nguồn phóng xạ, chăm sóc người bệnh được điều trị bằngcác đồng vị phóng xạ hoặc phải làm việc trong khu vực tiềm ẩn nguy cơ bị chiếuxạ với mức liều lớn hơn 1 mSv/năm hoặc trong khu vực có nguy cơ bị nhiễm bẩnphóng xạ.

3. Cơ sở y tế có người họcnghề, học viên, sinh viên thực tập vận hànhcác thiết bị bức xạ, làm việc với các nguồn phóng xạ, chăm sóc người bệnh đượcđiều trị bằng nguồn phóng xạ hoặc thuốc phóng xạ, làm việc trong khu vực tiềmẩn nguy cơ bị chiếu xạ với mức liều lớn hơn 1 mSv/năm hoặc trong khu vực cónguy cơ bị nhiễm bẩn phóng xạ có trách nhiệm:

a)Tổ chức huấn luyện cho các đối tượng nêu trên các yêu cầu cơ bản về an toàn bứcxạ, các nội quy, quy định an toàn bức xạ của cơ sở;

b) Bố trí cán bộ chuyên môn hướng dẫn, theo dõi, giám sát trong quátrình làm việc;

Điều 14. Đào tạo an toàn bức xạ

Cơ sở y tế có trách nhiệmđào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ y tế, cụ thể như sau:

1. Tổ chức đào tạo an toànbức xạ cho nhân viên bức xạ y tế mới tuyển dụng theo chương trình đào tạo antoàn bức xạ cơ bản do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

2. Định kỳ ít nhất 03 nămmột lần tổ chức đào tạo nhắc lại và bổ sung kiến thức chuyên sâu, thông tin mớivề an toàn bức xạ cho các nhân viên bức xạ y tế.

3. Hàng năm, tổ chức huấnluyện cho các nhân viên bức xạ y tế về nội quy an toàn bức xạ, quy định của cơsở liên quan đến bảo đảm an toàn bức xạ, quy trình ứng phó sự cố bức xạ hoặcphổ biến các quy định mới, các thông tin mới về bảo đảm an toàn bức xạ.

4. Bảo đảm việc đào tạo antoàn bức xạ quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này được thực hiện bởi tổ chức, cánhân có đăng ký hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ do Bộ Khoa học và Côngnghệ cấp.

5. Lập, cập nhật và lưugiữ hồ sơ đào tạo, huấn luyện an toàn bức xạ.

Điều 15. Kiểm xạ khu vực làm việc

1. Cơ sở y tế phải tiếnhành đo kiểm xạ môi trường theo các quy định sau:

a) Đo kiểm xạ môi trườnglàm việc và xác lập các mức điều tra khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiếnhành công việc bức xạ;

b) Định kỳ hàng năm kiểmtra mức bức xạ tại các vị trí nhân viên bức xạ y tế làm việc, mức bức xạ môitrường tại các vị trí cửa ra vào và khu vực xung quanh các phòng đặt thiết bịbức xạ, nơi lưu giữ nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ;

c) Định kỳ hàng tháng kiểmtra mức nhiễm bẩn phóng xạ tại nơi làm việc và môi trường xung quanh đối với cơsở y học hạt nhân sử dụng thuốc phóng xạ khám và điều trị bệnh;

d) So sánh kết quả đo kiểmxạ môi trường làm việc với các mức điều tra đã được xác lập và xác định nguyênnhân, áp dụng các biện pháp khắc phục trong trường hợp kết quả kiểm tra lớn hơnmức điều tra.

2. Cơ sở y tế phải lập,lưu giữ hồ sơ kết quả đo kiểm xạ môi trường làm việc và thông báo kết quả đokiểm xạ môi trường làm việc cho nhân viên bức xạ y tế.

Điều 16. Theo dõi và đánh giá liều chiếu xạ

1. Cơ sở y tế phải thựchiện việc theo dõi và đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho các nhân viên bức xạ ytế, cụ thể như sau:

a) Trang bị liều kế cánhân cho các nhân viên bức xạ y tế và thực hiện đo đánh giá liều chiếu xạ cánhân cho nhân viên bức xạ y tế ít nhất 03 tháng một lần tại cơ sở được Bộ Khoahọc và Công nghệ cấp đăng ký hoạt động dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân;

b) Đánh giá liều chiếu xạcá nhân tổng cộng cho các nhân viên bức xạ y tế làm việc tiếp xúc với nguồnphóng xạ hở (thuốc phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ, chất thải phóngxạ), bằng tổng của liều chiếu ngoài (theo kết quả đánh giá bằng liều kế cá nhân)và liều chiếu trong (bằng cách đo đánh giá trực tiếp hoặc đánh giá dựa trên kếtquả theo dõi phông bức xạ nơi làm việc, nồng độ phóng xạ trong không khí nơilàm việc, mức nhiễm bẩn phóng xạ nơi làm việc và thời gian làm việc, quy trìnhlàm việc);

c) Cơ sở sử dụng thiết bịchụp X-quang can thiệp, phải trang bị cho mỗi người làm việc trực tiếp trongphòng đặt thiết bị (nhân viên vận hành thiết bị, bác sỹ, kỹ thuật viên, điềudưỡng viên, hộ lý) 02 liều kế cá nhân, một liều kế đeo bên trong tạp dề cao suchì ở tầm bụng và một liều kế đeo bên ngoài tạp dề cao su chì ở tầm cổ để đánhgiá chính xác liều chiếu xạ cá nhân cho các đối tượng này theo công thức:

Liều hiệu dụng = 0,5 HW+ 0,025 HN

Trong đó, HW làkết quả đọc liều kế đeo bên trong tạp dề cao su chì

HNlà kết quả đọc liều kế đeo bên ngoài tạp dề cao su chì

d) Nếu kết quả đo liềuhiệu dụng do chiếu ngoài đối với nhân viên vận hành thiết bị X-quang chẩn đoántrong y tế và thiết bị xạ trị hoặc kết quả đánh giá liều hiệu dụng tổng cộng(bao gồm cả chiếu ngoài và chiếu trong) đối với nhân viên bức xạ y tế làm việccó tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở (thuốc phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóngxạ, chất thải phóng xạ) lớn hơn mức điều tra đã được xác lập, phải tiến hànhxem xét lại quy trình làm việc, các biện pháp bảo vệ bức xạ và có biện phápkhắc phục;

đ) Hướng dẫn và kiểm trađể bảo đảm nhân viên bức xạ y tế đeo liều kế cá nhân, bảo quản liều kế cá nhânkhi không sử dụng theo đúng hướng dẫn của đơn vị cung cấp dịch vụ đo liều chiếuxạ cá nhân;

e) Trường hợp nhân viênbức xạ y tế làm mất liều kế cá nhân hoặc liều kế cá nhân bị hỏng phải trang bịngay liều kế cá nhân mới và tiến hành đánh giá mức liều chiếu xạ của nhân viênđó trong khoảng thời gian làm việc không đeo liều kế dựa trên thời gian làmviệc thực tế hoặc dựa theo mức liều thường phải chịu trong khoảng thời gian đócủa các lần đo trước;

g) Thông báo kết quả đoliều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ y tế;

Điều 17. Phương tiện bảo hộ cá nhân

Cơ sở y tế phải cung cấpđủ trang thiết bị bảo hộ cá nhân và thiết bị bảo vệ cho nhân viên bức xạ y tế,cụ thể:

1. Tạp dề cao su chì chonhân viên vận hành thiết bị X-quang chụp răng toàn cảnh, thiết bị X-quang chụpsọ, thiết bị chiếu, chụp X-quang tổng hợp, thiết bị X-quang tăng sáng truyềnhình, thiết bị chụp cắt lớp vi tính CT Scanner.

2. Tạp dề cao su chì, tấmcao su che tuyến giáp cho nhân viên vận hành thiết bị chụp X-quang di động.

3. Tạp dề cao su chì, tấmcao su chì che tuyến giáp, kính chì, găng tay cao su chì cho nhân viên vận hànhthiết bị X-quang can thiệp, bác sỹ, nhân viên làm việc trong phòng đặt thiết bịX-quang chụp can thiệp và chụp mạch.

4. Quần áo bảo hộ laođộng, găng tay, mũ trùm đầu, khẩu trang, giầy bảo hộ hoặc bao chân cho nhânviên bức xạ y tế làm việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở (thuốc phóng xạ, vậtthể bị nhiễm bẩn phóng xạ, chất thải phóng xạ).

5. Bình phong chì che chắncho nhân viên khi tiếp xúc với người bệnh lưu đã sử dụng thuốc phóng xạ hoặc đãcấy nguồn phóng xạ.

Điều 18. Khám sức khỏe cho nhân viên bức xạ y tế

2. Cơ sở y tế có tráchnhiệm bố trí để nhân viên bức xạ y tế không bảo đảm yêu cầu về sức khỏe theoquy định chuyển làm công việc khác không tiếp xúc với bức xạ.

Điều 19. Kiểm tra, giám sát nội bộ

1. Cơ sở y tế phải xây dựngkế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát nội bộ việc thực hiện các quy định, nộiquy an toàn bức xạ, quy trình làm việc.

2. Cơ sở y tế phải bảo đảmđể mọi thiếu sót trong công tác quản lý an toàn bức xạ phát hiện qua kiểm trađược xem xét và khắc phục.

4. Kết quả kiểm tra, giámsát nội bộ phải được lập thành biên bản và lưu giữ trong hồ sơ an toàn bức xạ.

Điều 20. Kiểm soát chiếu xạ y tế

1.Bác sỹ điều trị là người chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ cho ngườibệnh, có trách nhiệm:

a)Chỉ định chẩn đoán, điều trị cho người bệnh bằng bức xạ ion hóa chỉ khi chắc chắn lợi ích đem lại cho người bệnhlà đáng kể so với tác hại mà họ phải chịu;

b)Khi có hai phương pháp chẩn đoán hoặc điều trị cùng đem lại kết quả như nhauthì không chỉ định phương pháp dùng bức xạ ion hóa;

c) Cần có xem xét đặc biệtkhi chỉ định chẩn đoán, điều trị bằng bức xạ ion hóa đối với trẻ em, phụ nữ độtuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai hoặc trong thời gian đang nuôi con dưới 12 thángtuổi, cụ thể:

– Hỏi người bệnh và kiểmtra để chắc chắn họ không đang có thai hoặc không trong thời gian nuôi con dưới12 tháng tuổi (trong trường hợp chỉ định sử dụng thuốc phóng xạ) trước khi chỉđịnh chẩn đoán hoặc điều trị;

– Tránh chỉ định dùng bứcxạ ion hóa để khám, chữa bệnh cho phụ nữ có thai hoặc nghi có thai hoặc đangtrong thời gian đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (trường hợp sử dụng thuốcphóng xạ) trừ khi có chỉ định lâm sàng bắt buộc. Trường hợp chỉ định lâm sànglà bắt buộc phải thông báo cho nhân viên y tế, nhân viên vận hành thiết bị biếtđể có biện pháp bảo vệ thích hợp cho người bệnh;

– Chỉ sử dụng thuốc phóngxạ để khám, chữa bệnh cho trẻ em khi có chỉ định lâm sàng bắt buộc và phải giảmhoạt độ phóng xạ được chỉ định.

d) Tham khảo thông tin cáclần khám trước để tránh việc kiểm tra bổ sung nếu không cần thiết;

đ) Chỉ định mức chiếu xạ,liều lượng thuốc phóng xạ sử dụng ở mức tối thiểu nhưng đủ để đạt được mục đíchkhám chữa bệnh trên cơ sở các mức chỉ dẫn trong chiếu xạ y tế tại Phụ lục banhành kèm theo Thông tư số 13/2018/TT-BKHCN ngày 05 tháng 9 năm 2018 của Bộtrưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Côngnghệ và Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.

2.Các nhân viên y tế, nhân viên vận hành thiết bị bức xạ có trách nhiệm bảo đảman toàn bức xạ cho người bệnh khi thực hiện công việc của mìnhnhư sau:

a) Bảo đảm mọi sự chiếu xạ y tế chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bácsỹ điều trị và được thực hiện theo đúng chỉ định của bác sỹ điều trị;

b) Bảo đảm thiết bị đượcdùng là thích hợp.

3. Nhân viên vận hànhthiết bị X-quang chẩn đoán y tế ngoài các yêu cầu trách nhiệm chung về bảo vệngười bệnh quy định tại Khoản 2 Điều này phải thực hiện các biện pháp để bảo vệngười bệnh như sau:

a) Phải bảo đảm việc chiếuchụp theo đúng quy trình vận hành thiết bị đã được thiết lập;

b) Sử dụng cơ cấu khu trúchùm tia một cách phù hợp để chỉ tạo ra liều chiếu tối thiểu trên người bệnhnhưng vẫn có chất lượng ảnh phù hợp với yêu cầu cho chẩn đoán trong chiếu chụpX-quang;

c) Không chiếu xạ vào cácbộ phận cơ thể nhạy cảm phóng xạ của người bệnh như tuyến sinh dục, thủy tinhthể mắt, vú, tuyến giáp trạng và phải sử dụng các biện pháp che chắn thích hợpcho người bệnh khi không thể tránh được;

d) Tránh chiếu, chụp vùngbụng và vùng hố chậu của phụ nữ có thai hoặc nghi có thai trừ khi có lý do lâmsàng bắt buộc và cần áp dụng các biện pháp để hạn chế đến mức nhỏ nhất liều gâyra cho thai nhi khi phải làm như vậy;

đ)Không được cho người bệnh và người không có phận sự đứng chờ trong phòng chiếu,chụp X-quang khi đang thực hiện chiếu, chụp cho người bệnh khác.

4.Nhân viên y tế, nhân viên vận hành thiết bị xạ trị ngoài yêucầu trách nhiệm chung cho bảo vệ người bệnh nêu tại Khoản 2 Điều này phải áp dụng biện pháp để liều chiếu xạ lên cácmô lành ở mức thấp nhất có thể, phù hợp với mức liều cần thiết để đạt mục đíchtrong xạ trị.

5.Nhân viên y tế, kỹ thuật viên phân liều thuốc phóng xạ trong y học hạt nhânphải bảo đảm định liều thuốc phóng xạ chính xác theo chỉ định của bác sỹ.

6.Cơ sở y tế sử dụng thuốc phóng xạ để điều trị nếu có lưu người bệnh đã sử dụngthuốc phóng xạ phải bảo đảm mỗi phòng chỉ lưu một người bệnh. Trường hợp buộcphải bố trí nhiều người bệnh nằm chung phòng, phải sử dụng các bình phong chìdi động để che chắn sao cho người bệnh này không bị ảnh hưởng chiếu xạ từ ngườibệnh kia.

7.Cơ sở y tế phải thiết lập chương trình bảo đảm chất lượng riêng cho chiếu xạ ytế bao gồm các nội dung:

a)Bảo đảm các thiết bị bức xạ, máy đo chuẩn liều thuốc phóng xạ phải được kiểmđịnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định tại Điều 9 của Thông tư liên tịch này;

b)Xác lập các thông số và điều kiện sử dụng thiết bị bức xạ tối ưu để dùng làmgiá trị tham chiếu cho kiểm định, hiệu chuẩn.

8.Cơ sở y tế có trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ cho người giúp đỡ, chăm sócngười bệnh đang chẩn đoán hoặc điều trị bằng bức xạ ion hóa bằng các biện phápnhư sau:

a)Hướng dẫn các biện pháp cơ bản để bảo đảm an toàn bức xạ, quy trình an toàntrước khi để họ tham gia các công việc này;

b)Cung cấp trang thiết bị bảo hộ thích hợp để giảm liều chiếu xạ;

c)Kiểm soát để bảo đảm liều chiếu xạ các đối tượng này phải chịu trong khoảngthời gian chẩn đoán hoặc điều trị của người bệnh không vượt quá 5 mSv.

9.Cơ sở y tế phải tiến hành điều tra, áp dụng các biện pháp khắc phục và lậpthành hồ sơ lưu giữ đối với các trường hợp chiếu xạ y tế sự cố gây ra hoặc cónguy cơ dẫn đến liều chiếu xạ trên người bệnh lớn hơn mức dự kiến.

Điều 21. Kiểm soát chiếu xạ công chúng

Cơ sở y tế phải thựchiện các yêu cầu sau để bảo đảm an toàn cho công chúng:

1. Có biện pháp kiểm soátđể chỉ cho phép nhân viên bức xạ y tế cầnthiết và những người được chỉ định giúp đỡ người bệnh được ở trong phòng khám,điều trị người bệnh trong thời gian chiếu xạ.

2. Có biện pháp ngăn chặnkhông để người không có phận sự đi vào khu vực phòng điều khiển thiết bị bứcxạ, nơi có chất phóng xạ, phòng lưu người bệnh điều trị thuốc phóng xạ hoặc cấynguồn phóng xạ.

3.<10> Chỉ cho phépngười bệnh điều trị thuốc phóng xạ I-131 được xuất viện về nhà khi mức hoạt độphóng xạ được đánh giá còn trong người bệnh không vượt quá 1100 MBq. Khi chongười bệnh điều trị I-131 xuất viện, bác sỹ điều trị phải trực tiếp tư vấn vàcung cấp văn bản hướng dẫn cho người bệnh về các yêu cầu bảo đảm an toàn bức xạcho người thân, đồng nghiệp và cộng đồng.

4. Các khu vực xung quanhkhu vực kiểm soát bao gồm các phòng làm việc, các lối đi lại, hành lang hoặckhu vệ sinh, khu vực có người qua lại khác được yêu cầu áp dụng các biện phápbảo vệ như sau:

a) Kiểm soát mức bức xạ đểbảo đảm không có sự thay đổi trong quá trình làm việc;

b) Sử dụng các dấu hiệucảnh báo bức xạ (biển cảnh báo, đèn cảnh báo, tín hiệu cảnh báo) và các biệnpháp hạn chế người đi vào các khu vực này.

Điều 22. Ứng phó sự cố bức xạ

2. Cơ sở y tế sử dụng thiết bị chiếu chụp X-quang chẩn đoán y tếphải xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ với các yêu cầu cụ thể như sau:

a)Quy định và kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh xảy racác sự cố sau:

– Đểngười không có phận sự ở trong phòng đặt thiết bị khi máy đang phát tia;

-Nhân viên vận hành đặt nhầm chế độ chiếu, chụp, thực hiện chiếu chụp sai so vớichỉ định của bác sỹ, chiếu chụp nhầm người bệnh;

-Thiết bị hỏng gây ra chiếu xạ không đúng với dự định và phải chiếu chụp lại.

b)Quy định về việc điều tra đánh giá liều chiếu xạ và theo dõi tình trạng sứckhỏe đối với người bệnh chụp X-quang can thiệp khi xảy ra sự cố chiếu quá liềuđáng kể so với mức liều dự kiến theo chỉ định; điều tra đánh giá liều chiếu xạvà theo dõi tình trạng sức khỏe đối với nhân viên bức xạ y tế trong các tìnhhuống bị chiếu xạ vượt quá mức giới hạn liều quy định;

c)Quy định trách nhiệm báo cáo khi xảy ra các sự cố nêu tại Điểm a và trong cáctrường hợp chiếu quá liều nêu tại Điểm b của Khoản này;

d)Quy định về lập và lưu giữ hồ sơ đối với các trường hợp sự cố xảy ra.

3. Cơsở y tế sử dụng thuốc phóng xạ để chẩnđoán, điều trị phải xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ với các yêu cầu cụthể như sau:

a)Quy định các biện pháp để tránh xảy ra các sự cố và quy trình ứng phó trong cáctrường hợp xảy ra sự cố sau:

-Mất thuốc phóng xạ;

– Đổthuốc phóng xạ gây nhiễm bẩn;

– Đểngười không có phận sự ở trong phòng phân liều thuốc phóng xạ khi đang làmviệc;

– Sửdụng nhầm liều, nhầm loại thuốc phóng xạ, nhầm người bệnh, chuẩn liều thuốcphóng xạ sai;

-Cháy nổ phòng lưu giữ thuốc phóng xạ, kho lưu giữ thuốc phóng xạ, chất thảiphóng xạ;

-Vỡ, rò rỉ bể lưu giữ, xử lý‎ chất thải phóng xạ lỏng.

b)Quy định về việc điều tra đánh giá liều hấp thụ và theo dõi tình trạng sức khỏeđối với người bệnh bị cho uống hoặc tiêm thuốc phóng xạ nhầm hoặc sai so vớichỉ định của bác sỹ có khả năng gây ra liều chiếu xạ đối với người bệnh lớn hơnđáng kể so với mức liều dự kiến; điều tra đánh giá liều chiếu xạ và theo dõitình trạng sức khỏe đối với nhân viên bức xạ y tế trong các tình huống bị chiếuxạ vượt quá mức giới hạn liều quy định; điều tra đánh giá mức độ ảnh hưởng đếncông chúng và môi trường trong các trường hợp sự cố;

c)Quy định trách nhiệm báo cáo khi xảy ra các sự cố nêu tại Điểm a và trong cáctrường hợp chiếu quá liều nêu tại Điểm b của Khoản này;

d)Quy định về lập và lưu giữ hồ sơ đối với các trường hợp sự cố xảy ra;

đ)Quy định về việc diễn tập ứng phó sự cố.

4. Cơsở y tế sử dụng thiết bị xạ trị, nguồnphóng xạ kín để xạ trị phải xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ với các yêucầu cụ thể như sau:

a)Quy định các biện pháp để tránh xảy ra các sự cố và quy trình ứng phó trongtrường hợp xảy ra các sự cố sau:

-Mất nguồn phóng xạ;

-Nguồn phóng xạ bị tắc không đưa trở về được vị trí bảo vệ và các sự cố liênquan đến hỏng thiết bị khác;

-Nguồn bị rò rỉ, bị phá vỡ gây nhiễm bẩn phóng xạ;

-Cháy, nổ phòng đặt thiết bị xạ trị, kho lưu giữ nguồn phóng xạ;

-Người không có phận sự ở trong phòng xạ trị trong thời gian xạ trị người bệnh;

-Các sự cố chiếu xạ đối với người bệnh: chiếu xạ nhầm người bệnh, chiếu xạ nhầmmô, lập kế hoạch điều trị sai, mức liều chiếu xạ thực tế lớn hơn mức chỉ định.

b)Quy định về việc điều tra đánh giá liều, phân bố liều trên cơ thể người bệnh vàtheo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh trong trường hợp sự cố chiếu xạ đốivới người bệnh; điều tra đánh giá liều chiếu xạ và theo dõi tình trạng sức khỏeđối với nhân viên bức xạ y tế trong các tình huống bị chiếu xạ vượt quá mứcgiới hạn liều quy định; điều tra đánh giá mức độ ảnh hưởng đến công chúng vàmôi trường trong các trường hợp sự cố;

c)Quy định trách nhiệm báo cáo khi xảy ra các sự cố nêu tại Điểm a và trong cáctrường hợp sự cố chiếu xạ nêu tại Điểm b của Khoản này;

d)Quy định về lập và lưu giữ hồ sơ đối với các trường hợp sự cố xảy ra;

đ)Quy định về việc diễn tập ứng phó sự cố.

Điều 23. Quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ kínđã qua sử dụng

1.Chất thải phóng xạ sinh ra từ các hoạt động sử dụng chất phóng xạ trong cơ sở ytế (gồm nước thải bị nhiễm bẩn phóng xạ từ phòng pha chế, phân liều thuốc phóngxạ; nước rửa chai lọ, dụng cụ làm việc với thuốc phóng xạ; nước thải nhà vệsinh dùng cho người bệnh đã sử dụng thuốc phóng xạ; giấy, khăn lau nhiễm bẩnphóng xạ; xilanh, kim tiêm thuốc phóng xạ thải bỏ; bao bì, chai lọ đựng thuốcphóng xạ thải bỏ; quần áo, giầy dép nhiễm bẩn chất phóng xạ và các vật thểnhiễm bẩn phóng xạ khác được thải bỏ) phải được thu gom, lưu giữ, xử lý và thảibỏ theo quy định về quản lý chất thải phóng xạ của Bộ Khoa học và Công nghệ.

3.Các nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng (gồm nguồn phóng xạ đã hết hạn sử dụng từthiết bị xạ trị từ xa dùng nguồn phóng xạ, nguồn phóng xạ không còn sử dụngtrong xạ trị áp sát và các nguồn phóng xạ kín khác dùng cho chuẩn thiết bị,nghiên cứu không còn sử dụng) phải được quản lý, lưu giữ theo quy định về quảnlý nguồn phóng xạ kín đã qua sử dụng của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 24. Hồ sơ an toàn bức xạ

Chương III

TRÁCH NHIỆM BẢO ĐẢM AN TOÀN BỨC XẠ

Điều 25. Trách nhiệm của cơ sở y tế và người đứng đầu cơsở y tế

1.Cơ sở y tế sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, thuốc phóngxạ phải tuân thủ các yêu cầu bảo đảm antoàn bức xạ quy định tại Thông tư liên tịch này và các văn bản quy phạm phápluật hiện hành khác có liên quan.

2. Cơsở y tế có sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, thuốc phóng xạ chỉ đượcthực hiện hoạt động bức xạ y tế sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấyphép tiến hành công việc bức xạ.

3.Người đứng đầu cơ sở y tế phải chịu trách nhiệm cao nhất trong việc bảo đảm antoàn bức xạ cho nhân viên bức xạ y tế, nhân viên khác trong cơ sở y tế, côngchúng và môi trường xung quanh với các trách nhiệm cụ thể như sau:

a) Nắm vững và thực hiện nghiêm cácquy định của pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ, các yêu cầu bảo đảm an toànbức xạ quy định tại Thông tư liên tịch này;

b) Tuyên bố chính sách vềbảo đảm an toàn bức xạ của cơ sở, khẳng định cam kết đối với công tác bảo đảman toàn và tạo các điều kiện ưu tiên cho việc triển khai các biện pháp bảo đảman toàn bức xạ;

c) Bổ nhiệm người phụtrách an toàn; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của người phụtrách an toàn; cung cấp đủ các điều kiện về thời gian và tài chính để người phụtrách an toàn có thể hoàn thành trách nhiệm của mình;

d)<11> Tạo điều kiệncho đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra, thanh tra viên thi hành nhiệm vụ thanh tra,kiểm tra chuyên ngành về an toàn bức xạ và hạt nhân; cung cấp đầy đủ thông tincần thiết khi được yêu cầu;

e) Bố trí công việc khácphù hợp, không liên quan đến bức xạ cho nhân viên bức xạ y tế nữ có thai khinhận được thông báo bằng văn bản của nhân viên bức xạ.

Điều 26. Trách nhiệm của người phụ trách an toàn

1.

Xem thêm: 14 Tác Dụng Của Cây Mè Đen Trị Bệnh Gì, Sữa Mè Đen Và 4 Lợi Ích Tuyệt Vời Khó Bỏ Qua

Người phụ trách an toàn phải là người trực tiếp tiến hành côngviệc bức xạ, có chuyên môn nghiệp vụ, được đào tạo nắm vững các quy định về bảođảm an toàn bức xạ trong y tế, các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn bứcxạ, an ninh nguồn phóng xạ và được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân – Bộ Khoa họcvà Công nghệ hoặc Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.

2. Người phụ trách an toàn có tráchnhiệm giúp người đứng đầu cơ sở y tế thựchiện quy định pháp luật và các yêu cầu quy định tại Thông tư liên tịch này về bảo đảm an toàn bức xạ, bao gồm:

a) Triển khai áp dụng cácbiện pháp kỹ thuật và kiểm soát hành chính nhằm bảo đảm điều kiện làm việc antoàn cho nhân viên và an toàn cho công chúng phù hợp với công việc bức xạ đangtiến hành của cơ sở;

b) Thực hiện yêu cầu vềkhai báo, cấp giấy phép và gia hạn giấy phép theo quy định của pháp luật;

c) Chịu trách nhiệm trướcngười đứng đầu cơ sở và cùng người đứng đầu cơ sở chịu trách nhiệm pháp luậtkhi để xảy ra sự cố bức xạ hoặc vi phạm các quy định pháp luật;

d) Kiến nghị với ngườiđứng đầu cơ sở y tế để bố trí công việc khác phù hợp, không liên quan đến bứcxạ cho nhân viên bức xạ y tế nữ có thai khi nhận được thông báo bằng văn bản.

3. Người phụ trách an toànđược quyền dừng công việc bức xạ đang tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu hoặcnguy cơ gây mất an toàn.

Điều 27. Trách nhiệmcủa nhân viên bức xạ y tế

1. Nhân viên bức xạ y tế phải được đào tạo vàđược cơ quan có thẩm quyền cấp bằng hoặc chứng chỉ đào tạo chuyên môn, nghiệpvụ phù hợp với công việc bức xạ đang làm.

2. Nhân viên bức xạ y tế có trách nhiệm:

a) Tham gia huấn luyện, đào tạo về an toànbức xạ theo yêu cầu của người phụ trách an toàn;

b) Chỉ tham gia tiến hành công việc bức xạhoặc làm các công việc có nguy cơ bị chiếu xạ khi đã được đào tạo, huấn luyệnnắm vững các yêu cầu, quy định pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ, các biệnpháp bảo vệ bức xạ và chỉ được vận hành thiết bị bức xạ, thiết bị sử dụng trongy học hạt nhân nếu có thẻ an toàn lao động;

c) Thực hiện nghiêm các nội quy, quy trìnhlàm việc, chỉ dẫn an toàn bức xạ của đơn vị;

d) Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, liềukế cá nhân, thiết bị kiểm tra bức xạ, trang thiết bị thao tác với nguồn phóngxạ theo đúng hướng dẫn;

đ) Phối hợp, cộng tác với người phụ trách antoàn để thực hiện nghiêm các quy định về khám sức khỏe định kỳ hàng năm, đođánh giá liều cá nhân theo quy định;

e) Báo cáo ngay cho người phụ trách an toànhoặc người đứng đầu cơ sở y tế các hiện tượng bất thường về an toàn bức xạ, khiph

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *