Là một quốc gia nóng ẩm, mưa nhiều, Việt Nam có số ca mắc thủy đậu lên tới 30.000 người mỗi năm. Điều trị thủy đậu không khó, nhưng điều trị đúng cách thì không phải ai cũng nắm được. Hướng dẫn trị bệnh đã được Bộ Y tế ban hành chi tiết, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

I. Hướng dẫn phát hiện dấu hiệu bệnh thủy đậu 

*

Bệnh thủy đậu diễn biến trên người qua bốn giai đoạn:

1. Giai đoạn ủ bệnh

Virus Herpes zoster xâm nhập vào cơ thể và ủ bệnh trong khoảng 10 đến 21 ngày. Trong thời gian này, người bệnh không có bất kỳ triệu chứng gì nên rất khó để nhận biết. 

2. Giai đoạn tiền triệu

Ở giai đoạn này, bệnh nhân bắt đầu có những dấu hiệu khởi phát bệnh như mệt mỏi, sốt 37.8°-39.4°C. Tình trạng này sẽ kéo dài khoảng 2-3 ngày trước khi xuất hiện các nốt phát ban. Phát ban sẽ lan nhanh khắp cơ thể, có thể kèm viêm họng và nổi hạch. 

3. Giai đoạn toàn phát

Bệnh nhân sốt cao, mệt mỏi, suy nhược toàn thân. Các nốt mụn thủy đậu nổi lên dồn dập theo quy tắc: 

Ban đỏ dạng dát sần, tiến triển nhanh thành mụn nước chỉ trong vài giờ đến vài ngày. Kích thước mụn nước chỉ khoảng 5 – 10 mm, có viền đỏ xung quanh. Nốt mụn nước có hình tròn hoặc bầu dục, lõm dần vào giữa theo quá trình thoái triển của tổn thương. Dịch rỉ trong mụn nước ban đầu trong suốt, sau đó đục dần. Khi mụn nước vỡ, dịch sẽ chảy ra ngoài, để lại vết mụn khô dần và đóng vảy. Vảy tạo thành do thủy đậu sẽ khô và bong hẳn sau 1-2 tuần, để lại sẹo lõm trên da. Các nốt ban xuất từng đợt liên tiếp trong 2-4 ngày. Vì vậy, có thể quan sát thấy vùng da người bệnh tồn tại đồng thời 3 dạng: phát ban, mụn nước và vảy khô. Mụn nước có thể mọc ở mọi vị trí, kể cả trong khoang miệng và âm đạo. Số lượng và mức độ nặng của nốt mụn thủy đậu tùy thuộc người bệnh. Trẻ nhỏ thường bị nhẹ hơn người lớn, người bị lây thường bị nhẹ hơn người mắc bệnh ban đầu. 

4. Giai đoạn lui bệnh

Sau khoảng 1 – 2 tuần, các nốt vảy bong hẳn, da hồi phục như bình thường. Bệnh nhân hết hoàn toàn các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau đầu. 

Trong 4 giai đoạn trên, người bệnh chỉ có thể nhận biết dấu hiệu bệnh từ giai đoạn tiền triệu. Việc phát hiện thủy đậu sớm sẽ giúp điều trị nhanh chóng, kịp thời, tránh biến chứng xảy ra. 

II. Hướng dẫn chẩn đoán phân biệt bệnh thủy đậu 

*

Phát ban dạng phỏng nước của thủy đậu cũng có thể gặp ở một số bệnh khác như tay chân miệng liên quan tới Enterovirus, bệnh do Herpes simplex, viêm da mủ… Để phân biệt chúng, Bộ Y tế đưa ra một số hướng dẫn: 

Phát ban trong bệnh tay chân miệng tương tự thủy đậu nhưng có kích thước nhỏ hơn. Ngoài ra, chúng tập trung chủ yếu ở tay, chân và mông – những vị trí đặc trưng của bệnh. Bệnh do Herpes simplex thường xuất hiện ở những vùng da cận kề niêm mạc như mũi, miệng, tai, mắt… Do không rải rác khắp cơ thể như thủy đậu nên bệnh do Herpes simplex rất dễ phân biệt. 

Xác định đúng dạng bệnh giúp điều trị đúng cách – kịp thời, tránh sai sót gây hậu quả đáng tiếc. 

III.

Đang xem: Phác đồ điều trị thủy đậu bộ y tế

Xem thêm:

Xem thêm: Các Vấn Đề Sức Khỏe Cộng Đồng Hiện Nay, Vai Trò Của Sức Khỏe Cộng Đồng

Hướng dẫn điều trị bệnh thủy đậu của Bộ Y tế 

Với người có hệ miễn dịch bình thường, thủy đậu sẽ khỏi sau 2-3 tuần. Việc điều trị chỉ dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: 

1. Hạ sốt 

Sốt là triệu chứng đặc trưng của bệnh. Đặc điểm của người bệnh thủy đậu là thường sốt cao, liên tục trong 3-5 ngày. Tình trạng này khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, khó chịu, thậm chí chán ăn và buồn nôn. 

Để hạ sốt, bệnh nhân nên dùng paracetamol. Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải tuân theo hướng dẫn để không gặp phải biến chứng. Đối với người lớn, liều tối đa paracetamol trong một ngày là 4000mg. Trẻ dưới 2 tuổi chống chỉ định dùng paracetamol. Nếu dùng quá liều, người bệnh có thể bị ngộ độc gan do chức năng thải trừ thuốc bị quá tải. 

Ngoài paracetamol, người bệnh có thể lựa chọn thay thế các thuốc nhóm NSAIDs, nhưng tuyệt đối cần tránh aspirin. Trên nền bệnh do virus thủy đậu, aspirin sẽ khiến người bệnh gặp phải hội chứng Reye. Đây là chứng bệnh liên quan đến não – gan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. 

2. Chăm sóc tổn thương da tại chỗ 

*

Chăm sóc tổn thương da đúng cách sẽ quyết định trực tiếp đến việc hồi phục của da sau này. Nếu được sát khuẩn cẩn thận, vùng da thủy đậu sẽ khỏi nhanh và hạn chế được nguy cơ sẹo lõm.

Theo Bộ Y tế, mụn nước trên da cần được xử lý theo các bước: 

2.1. Sát khuẩn da 

Việc sát khuẩn phải được thực hiện 3-4 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, ngăn ngừa bội nhiễm tại nốt thủy đậu. Nếu có thể, nên pha loãng dung dịch ra tắm toàn thân để ngăn ngừa lây chéo. Bệnh nhân nên lựa chọn dung dịch sát khuẩn thỏa mãn các tiêu chí: 

Sát khuẩn mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng. Hiệu quả nhanh, giúp mụn nước khô se mau chóng Không cản trở quá trình lành sẹo tự nhiên, không để lại sẹo sau khi khỏi bệnh. Không gây xót, kích ứng da, niêm mạc. 

Hiện nay, một số dung dịch sát khuẩn đáp ứng được yêu cầu trên là: Dizigone, Chlorhexidine, Povidone iod… 

2.2. Dưỡng ẩm da 

Khi các nốt mụn nước ngừng chảy dịch, vùng da thủy đậu cần được dưỡng ẩm để tái tạo nhanh. Bộ Y tế khuyến cáo làm ẩm tổn thương da hàng ngày bằng kem dưỡng ẩm chuyên dụng. Sau bước sát khuẩn, người bệnh nên thoa một lượng kem vừa đủ lên vết tổn thương. 

Một số loại kem dưỡng ẩm nên dùng: Dizigone nano bạc, Vitamin E, Vaseline, Lanolin…

3. Biện pháp kèm theo (Nếu cần thiết) 

Ngoài hai nguyên tắc cơ bản trên, người bệnh cũng cần chú trọng vào các yếu tố: 

Dùng thuốc giảm ngứa nhóm kháng histamin H2 nếu cảm thấy quá ngứa ngáy, khó chịu. Việc gãi, chà sát nhiều lần dễ khiến tổn thương nhiễm trùng và đưa mầm bệnh đi xa hơn. Thay vì chịu đựng, bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm ngứa theo chỉ định để làm dịu cơ thể.Khi có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn toàn thân như sốt cao không ngừng, tổn thương lan rộng,… bệnh nhân cần đi khám để được điều trị kháng sinh. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường hoa quả chứa nhiều vitamin C để tăng đề kháng. Bên cạnh đó, người bệnh nên kiêng đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, có vị cay nóng… để tránh gây kích ứng thêm cho các nốt mụn nước. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *