Để điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) gây ra, bệnh nhân cần phải tuân thủ theo các phác đồ điều trị nghiêm ngặt với nhiều thuốc kết hợp và phải sử dụng đủ liều quy định, đủ thời gian, đúng thời điểm. Việc sử dụng sai phác đồ, không đúng thuốc điều trị vi khuẩn Hp, có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, trong đó có sự kháng thuốc của vi khuẩn Hp.

Đang xem: Phác đồ điều trị hp 2016 bộ y tế

*

Phác đồ điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp gồm nhiều thuốc kết hợp

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp theo khuyến cáo (2013)

Để tiệt trừ vi khuẩn Hp cần phải sử dụng phác đồ phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau và được đưa thành khuyến cáo chung cho các bác sỹ trong từng khu vực. Khuyến cáo điều trị cũng thường xuyên được cập nhật để đối phó với tình trạng vi khuẩn kháng thuốc. Tuy nhiên, cuộc chiến với vi khuẩn Hp không đơn thuần là công việc của bác sỹ mà cần có sự phối hợp chặt chẽ của bệnh nhân. Trong cuộc chiến này, bệnh nhân cũng cần phải trang bị những kiến thức, hiểu biết nhất định về vi khuẩn Hp, hiểu được tầm quan trọng của việc dùng thuốc đủ liều lượng, đủ thời gian, đúng thời điểm để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

Dưới đây là khuyến cáo điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp (có vi khuẩn Hp dương tính) cập nhật bởi Hội tiêu hóa Việt Nam dựa trên đồng thuận Masstricht IV (2013) cũng như tình hình điều trị thực tế tại Việt Nam, chúng tôi đã rút gọn sơ lược để bệnh nhân có thể tra cứu:

Phác đồ Đối tượng sử dụng Liều dùng
Phác đồ 3 thuốc

PPI + Amoxicillin + Clarithromycin

PPI + Amoxicillin + Metronidazole

Dùng trong 10-14 ngày

Tiệt trừ Hp lần đầu:

– Tại khu vực miền Bắc và miền Trung (tỉ lệ kháng clarithromycin thấp)

– Tại khu vực miền Nam (tỉ lệ kháng clarithromycin cao)

PPI 2 lần/ngày, trước ăn 30 phút.

Amoxicillin 1000mg x 2 lần/ngày, sau ăn.

Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.

Tetracyclin 1000mg x 2 lần/ngày, sau ăn

Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn

Tinidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.

Bismuth 120mg x 4 lần/ngày, uống khi đói.

Levoflloxacin 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.

Phác đồ 4 thuốc có Bismuth:

PPI + Bismuth + Tetracyclin + Metronidazole

Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth:

PPI + Amoxicillin + Clarithromycin + Metronidazole

Dùng trong 10-14 ngày

Phác đồ kế tiếp: sử dụng khi thất bại với phác đồ 3 thuốc.

Xem thêm: Tình Hình Sức Khỏe Của Người Dân Việt Nam, Sức Khỏe Việt Nam

Hiện nay phác đồ 4 thuốc có bismuth cho hiệu quả tiệt trừ khá cao nhưng dễ gây mệt mỏi khiến bệnh nhân khó tuân thủ.

Phác đồ nối tiếp

PPI + Amoxicillin

Trong 5 ngày đầu

PPI + Clarithromycin + Tinidazole

Trong 5 ngày tiếp theo

Có thể lựa chọn là phác đồ kế tiếp hoặc phác đồ đầu tay.

Cho hiệu quả điều trị cao nhưng cách sử dụng thuốc phức tạp, bệnh nhân khó nhớ uống thuốc đúng theo phác đồ.

Phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin:

PPI + Amoxcillin + Levoflloxacin

Dùng trong 10 ngày

Lựa chọn khi thất bại với phác đồ kế tiếp hoặc phác đồ 4 thuốc có Bismuth

Có thể xảy ra tác dụng không mong muốn nghiêm trọng trên hệ gân-khớp nên bệnh nhân cần lưu ý theo dõi và phản hồi với bác sỹ khi gặp triệu chứng sưng, đau khớp.

Phác đồ tiệt trừ vi khuẩn Hp ở bệnh nhân loét dạ dày- tá tràng ở người lớn

Nguy cơ thất bại điều trị khi tiệt trừ Hp

Trong những năm gần đây, vi khuẩn Hp đang trở thành mối lo khi việc tiệt trừ ngày càng trở nên khó khăn. Theo các báo cáo mới nhất trong Hội nghị tiêu hóa Việt Nam 2016, hiệu quả tiệt trừ Hp của các phác đồ đang suy giảm một cách nhanh chóng. Hiện nay phác đồ đầu tay chỉ tiệt trừ Hp thành công trên 34,5% bệnh nhân, điều đó có ngĩa là tới gần 70% bệnh nhân bị thất bại với phác đồ tiệt trừ Hp đầu tay.

*

Hiệu quả của các phác đồ tiệt trừ Hp đầu tay giảm theo thời gian

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thất bại điều trị đó là do khuẩn Hp đề kháng kháng sinh. Tại Việt Nam vi khuẩn Hp có tỉ lệ kháng với Clarithromycin rất cao – 85,5%, kháng Metronidazole là 35%. Đặc biệt với Levofloxaxin, một loại kháng sinh mới được đưa vào phác đồ tiệt trừ Hp gần đây thì tỉ lệ bị kháng cũng đã lên tới 28% <3,4,5>. Điều này làm rấy lên lo ngại rằng trong một tương lai không xa chúng ta sẽ không còn kháng sinh để điều trị và nhiều bệnh nhân sẽ phải đối mặt với việc chung sống cùng vi khuẩn Hp, chấp nhận nguy cơ mắc các bệnh lý dạ dày.

Phác đồ cứu vãn và sự kết hợp mới nhất

Trong trường hợp vẫn tiệt trừ thất bại sau hai lần điều trị, cần nuôi cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ rồi mới đưa ra phác đồ điều trị. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, việc nuôi cấy vi khuẩn Hp không phải lúc nào cũng thành công, do khó khăn về mặt kỹ thuật, đặc biệt là tại các trung tâm y tế tuyến tỉnh, thậm chí các thành phố lớn. Chính vì vậy nên việc chẩn đoán Hp kháng thuốc đã số vẫn mang tính kinh nghiệm của bác sỹ điều trị.

Cách kết hợp mới tại Nhật Bản: Một giải pháp mới gần đây được lựa chọn để dùng phối hợp với thuốc đó là kháng thể OvalgenHP để tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân viêm loét dạ dày do H.pylori. Loại kháng thể này được nghiên cứu và sản xuất tại Nhật Bản, hiện đang được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc và một số nước châu Âu. Trong một nghiên cứu được thực hiện tại bệnh viện Trung ương quân đội 108, khi sử dụng OvalgenHP phối hợp với phác đồ điều trị thì tỉ lệ tiệt trừ Hp trên bệnh nhân được tăng lên gần như gấp đôi (Chi tiết nghiên cứu: https://goo.gl/Fzcnvt ). Ngoài việc trợ giúp trong quá trình điều trị bệnh, OvalgelHP còn giúp tăng cường sức đề kháng đối với vi khuẩn Hp, giúp bảo vệ và cải thiện sức khỏe, môi trường dạ dày. Tại Nhật Bản, kháng thể OvalgenHP được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm ăn hàng ngày như sữa chua để giảm nguy cơ lây nhiễm, tái nhiễm khuẩn Hp sau điều trị. Đặc biệt, kháng thể OvalgenHP có nguồn gốc từ lòng đỏ trứng gà rất lành tính, có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.

Xem thêm: Trị Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng – Các Cách Điều Trị Viêm Mũi Dị Ứng

Người bệnh cũng cần lưu ý: không nên tự ý dùng các bộ kít điều trị vi khuẩn Hp vì tỷ lệ tiệt trừ Hp là chưa được chứng minh, hàm lượng Clarithromycin trong bộ kít thường thấp (thường 250mg) làm tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh. Do tỷ lệ Hp kháng thuốc ngày càng gia tăng, đôi khi việc loại bỏ vi khuẩn Hp trong dạ dày không đạt được kết quả như ý, nhưng bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc, tự ý dùng thuốc hoặc ngừng việc điều trị mà nên phối hợp tốt với thầy thuốc tìm các giải pháp phối hợp hiệu quả hơn, đổi thuốc… nhằm đạt được hiệu quả điều trị. Nếu nghi ngờ có HP kháng thuốc, có thể kết hợp thêm kháng thể OvalgenHP với thuốc để tăng hiệu quả điều trị , giảm nguy cơ kháng kháng sinh của vi khuẩn HP trong cộng đồng.

Trên đây là tổng hợp những lưu ý trong sử dụng các phác đồ điều trị vi khuẩn Hp dành cho bệnh nhân và thầy thuốc cùng tham khảo. Tuy nhiên, tiệt trừ thành công Hp, một phần phụ thuộc vào bác sỹ, phần chính vẫn phụ thuộc vào bệnh nhân, yếu tố tính nhạy của của Hp dạ dày. Về phía bệnh nhân, các chuyên gia của chúng tôi có những lời khuyên trong quá trình điều trị vi khuẩn Hp sau đây:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *