(TBTCVN) – Ông Đàm Hiếu Trung – Phó giám đốc Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế (BHYT) và thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc (BHXH Việt Nam) cho biết, dự kiến chi phí khám chữa bệnh (KCB) BHYT năm 2017 sẽ vượt trên 10.000 tỷ đồng.

Đang xem: Bảo hiểm y tế vượt tuyến 2017

*

19 tỉnh bội chi quỹ BHYT trên 100 tỷ đồng

Có 19 tỉnh có chi phí khám, chữa bệnh BHYT 9 tháng vượt quỹ KCB BHYT cả năm 2017 trên 100 tỷ đồng. Trong đó, có 6 tỉnh có số chi KCB BHYT bội chi cao là Nghệ An 919 tỷ đồng; Thanh Hóa 780 tỷ đồng; Quảng Nam 579 tỷ đồng; Quảng Ninh 359 tỷ đồng; Hà Tĩnh 281 tỷ đồng; Hải Dương 247 tỷ đồng. Theo ông Trung, với tình hình chi KCB BHYT như hiện nay thì dự kiến chi phí KCB BHYT năm 2017 sẽ vượt trên 10.000 tỷ đồng.

Ông Trung cho biết, Hệ thống thông tin giám định BHYT đã phát hiện nhiều sai sót trong việc chuẩn hóa danh mục dùng chung, liên thông dữ liệu KCB BHYT… Qua giám định tự động, trong 9 tháng năm 2017, hệ thống chưa chấp nhận thanh toán chi phí của hơn 17,6 triệu hồ sơ, chiếm tỷ lệ 14,3% tổng số hồ sơ đề nghị. BHXH các tỉnh đã thực hiện giám định chủ động trên 9,3 triệu hồ sơ, đạt tỷ lệ 7,85% số hồ sơ đề nghị thanh toán với số tiền từ chối thanh toán trên 114,78 tỷ đồng.

Ông Lê Văn Phúc – Phó trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cho biết, nguyên nhân làm gia tăng bất hợp lý chi phí KCB BHYT là tăng chi do giá dịch vụ y tế chưa hợp lý, không thực hiện đúng định mức theo quy định, thống kê thanh toán dịch vụ kỹ thuật còn nhiều bất cập; tình trạng lạm dụng chỉ định xét nghiệm, tăng số lượng KCB ngoại trú và điều trị nội trú bất hợp lý, kéo dài ngày điều trị. Mua sắm, sử dụng thuốc, vật tư y tế chưa hợp lý và trục lợi quỹ BHYT.

Xem thêm: Thuốc Simacone Giá Bao Nhiêu? Có Tác Dụng Gì? Có Tốt Hay Không?

Ông Phúc nhấn mạnh, nhận diện được nguyên nhân làm gia tăng bất hợp lý chi phí KCB BHYT, để bình ổn quỹ, đảm bảo an toàn quỹ BHYT, trong thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ thực hiện đồng bộ nhóm giải pháp về chính sách và nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện.   

Nâng cao trách nhiệm quản lý quỹ

Về nhóm giải pháp chính sách, trong thời gian tới, cơ quan BHXH sẽ hoàn thiện và ban hành các quy trình chuyên môn kỹ thuật, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị; xây dựng mức giá dịch vụ KCB phù hợp với điều kiện, khả năng cung ứng của các cơ sở KCB.

Cơ quan BHXH và cơ quan y tế sẽ tính toán lại phương thức kỹ thuật hợp lý để xây dựng mức giá hợp lý. Đồng thời, thay đổi phương thức thanh toán chi phí KCB BHYT; xây dựng chính sách cung ứng, sử dụng thuốc, vật tư y tế đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và an toàn; tăng cường KCB BHYT tại y tế cơ sở, giảm tỷ trọng KCB tại tuyến tỉnh, trung ương; kịp thời sửa đổi, bổ sung các chính sách còn thiếu, không phù hợp hoặc khó khăn trong tổ chức thực hiện.

Về nhóm giải pháp  tổ chức thực hiện, sẽ thực hiện nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý quỹ của tất cả các bên, cùng với đó là tăng cường phối hợp thực hiện giữa ngành Y tế và BHXH; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật BHYT. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát công tác khám, chữa bệnh BHYT; mua sắm, quản lý và sử dụng thuốc, vật tư y tế tiết kiệm và hiệu quả. Đặc biệt, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT.

Xem thêm: Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông – Công Ty Tnhh Tổ Hợp Y Tế Phương Đông

Trước nhiều ý kiến lo lắng về việc bội chi quỹ BHYT sẽ làm vỡ quỹ trong thời gian tới, ông Phúc khẳng định, Quỹ BHYT sẽ không thể bị vỡ do đó là chính sách an sinh xã hội được Nhà nước bảo hộ, chỉ là đang có bội chi tạm thời.

Ngoài những giải pháp về chính sách và tổ chức thực hiện, ông Phúc cho biết, năm 2018 là năm hành động để đảm bảo quyền lợi cho người bệnh, lấy quyền lợi của người bệnh làm trung tâm. Tất cả các giải pháp sẽ tập trung đảm bảo người bệnh được thanh toán đúng, minh bạch chi phí KCB BHYT, tránh hiện tượng người bệnh bị thu thêm chi phí đã được BHYT thanh toán tại một số bệnh viện như cơ quan BHXH đã phát hiện trong thời gian vừa qua.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *