*

*
*
*
*

Gia đình tôi hiện nay điều kiện kinh tế khó khăn nhưng tôi vẫn muốn được tham gia bảo hiểm y tế thì tôi có được hưởng quyền lợi gì đối với người nghèo không?

Với trường hợp của bạn,xin trả lời cho bạn như sau:

Căn cứ theo quy định tại điểm h khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014thì:

– Người thuộc hộ gia đình nghèo sẽ đượcngân sách nhà nước đóng BHYT.

Đang xem: Bảo hiểm y tế cho người nghèo

– Người thuộc hộ gia đình cận nghèo sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT. Mức hỗ trợ được quy định tại khoản 1 Điều 3Nghị định 105/2014/NĐ-CP:

“a) Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo mới thoát nghèo, thời gian hỗ trợ 05 năm sau khi thoát nghèo. Trường hợp người thuộc hộ cận nghèo đã thoát nghèo trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 nhưng thời gian thoát nghèo tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2015 chưa đủ 05 năm thì thời gian còn lại được hỗ trợ thấp nhất là 01 năm;

b) Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ;

c) Hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo còn lại.”

Hiện nay nhà nước đang khuyến khích các tỉnh sử dụng ngân sách địa phương hỗ trợ thêm 30% mức đóng bảo hiểm y tế còn lại dành cho hộ cận nghèo.

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quyết định 1314/QĐ-BHXH có hướng dẫn về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:

Mã nơi đối tượng sinh sống, gồm 02 ký tự ký hiệu vừa bằng chữ vừa bằng số, cụ thể:

1. Ký hiệu K1: là mã nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật.

2. Ký hiệu K2: là mã nơi người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT, đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Trường Cao Đẳng Y Tế Bạch Mai

*

3. Ký hiệu K3: là mã nơi người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo quy định của pháp luật.

Những thẻ BHYT có mã nơi đối tượng sinh sống (ký hiệu: K1, K2, K3) khi tự đi KCB không đúng tuyến, được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương (không cần giấy chuyển tuyến KCB).

Như vậytrường hợp bạn là người thuộc hộ nghèo đang sinh sống tại vùng kinh tế khó khăn khi đi khám chữa bệnh trái tuyếnvẫn được thanh toán chi phí khám chữa bệnh với tuyến huyện, điều trị nội trú với tuyến tỉnh và điều trị nội trú ở tuyến trung ương như là đúng tuyến mà không cần giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh.

Xem thêm: Y Tế, Văn Hóa Và Thể Thao ( Niên Giám Thống Kê Y Tế 2015 ), Cổng Thông Tin Điện Tử Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư

Tuy nhiên, trong trường hợp này bạn chỉ nói rằng điều kiện kinh tế gia đình bạn khó khăn mà không nói rõ khó khăn ở mức nào, đã đủ điều kiện để được xác nhận là hộ nghèo hay hộ cận nghèo chưa, hiện đang sinh sống ở đâu nên bạn có thể căn cứ vào các quy định trên để biết rõ hơn quyền lợi của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *