Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, xã đảo, huyện đảo sẽ được nhà nước đóng BHYT.

Đang xem: Bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số

Mức hưởng BHYT của người dân tộc thiểu số là 100% khi đi khám bệnh đúng tuyến.

Quyền lợi dành về bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số được pháp luật quy định đầy đủ trong Luật Bảo hiểm y tế 2014 được Nhà nước ban hành. Vậy, người dân tộc thiểu số được hưởng những quyền lợi gì khi tham gia thẻ bảo hiểm y tế? Sau đây, căn cứ trên các quy định của pháp luật, Luật Quang Huy xin được giải đáp vấn đề này như sau:

Nội dung bài viết

3 Mức quyền lợi khi đi khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế

Cơ sở pháp lý

Luật Bảo hiểm y tế 2014;Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế.

Đối tượng người dân tộc tham gia bảo hiểm y tế

Đối tượng người dân tộc thiểu số được Ngân sách Nhà nước đóng tiền bảo hiểm y tế được quy định tại Khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2014:

h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;…

Theo đó, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, sinh sống tại xã đảo, huyện đảo sẽ được nhà nước đóng bảo hiểm y tế. Cũng có nghĩa là không phải người dân tộc thiểu số nào cũng được Nhà nước đóng bảo hiểm y tế mà phải đáp ứng điều kiện về khu vực địa lý, kinh tế thì mới được Nhà nước đóng. Chẳng hạn, người dân tộc thiểu số sinh sống tại khu vực thành phố Hà Nội thì họ sẽ không được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm y tế cho người dân tộc

Mức quyền lợi khi đi khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân tộc thiểu số khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến

Đối với đối tượng người dân tộc thiểu số được nhà nước thực hiện đóng bảo hiểm y tế, mức hưởng của họ được quy định tại Khoản 1 Điều 22 như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;

5. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.”

Như vậy, theo quy định này thì người dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng là 100% chi phí khám chữa bệnh. Đồng thời, trong trường hợp họ tham gia liên tục trong 05 năm và có giấy chứng nhận cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, mức hưởng của họ sẽ tăng lên 100% chi phí khám chữa bệnh.

Xem thêm: Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản Vị Thành Viên, Sức Khỏe Sinh Sản Vị Thành Niên

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân tộc thiểu số khi đi khám chữa bệnh trái tuyến

Trong trường hợp người dân tộc thiểu số đi khám chữa bệnh trái tuyến nhưng có giấy chuyển tuyến theo đúng quy định của Luật BHYT thì sẽ được coi là đi khám chữa bệnh đúng tuyến. Mức hưởng của họ lúc này sẽ là mức hưởng khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến.

Tuy nhiên, nếu như họ đi khám chữa bệnh trái tuyến mà không có giấy chuyển tuyến theo quy định của pháp luật BHYT thì mức hưởng của họ được quy định tại khoản 5 Điều 22 Luật BHYT 2008, sửa đổi bổ sung 2014 như sau:

Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế

5. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến thì vẫn được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng là 100% chi phí khám chữa bệnh.

Xem thêm: Đối Tượng Tham Gia Bảo Hiểm Y Tế, 6 Nhóm Đối Tượng Tham Gia Bhyt

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề bảo hiểm y tế cho người dân tộc. Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn Luật bảo hiểm xã hội qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *