Mẫu bản tự kiểm điểm cá nhân, mẫu bản kiểm điểm Đảng viên mới nhất năm 2021. Tải về mẫu bản kiểm điểm, hướng dẫn viết bản tự kiểm điểm cá nhân, hướng dẫn cách viết bản tự kiểm điểm của Đảng viên mới nhất theo quy định năm 2021?

Mẫu bản tự kiểm điểm cá nhân dành cho giáo viên, công chức hay học sinh, sinh viên được dùng khi bạn cần kiểm điểm, trình bày khuyết điểm hoặc lỗi của cá nhân trong sự việc nào đó, tự đánh giá mức độ phạm lỗi của mình để cấp trên có cơ sở đánh giá hình thức kỷ luật đối với bạn.

Đang xem: Bản tự kiểm điểm cá nhân ngành y tế

Bản kiểm điểm cá nhân hay còn gọi là bản tự kiểm điểm cá nhân được dùng cho hầu hết các cá nhân thực hiện để nâng cao ý thức trách nhiệm, biết tự nhận ra khuyết điểm của mình, những sai sót mắc phải để rút ra được kinh nghiệm trong thời gian sắp tới. Bản kiểm điểm cá nhân thường được thực hiện vào cuối năm trước khi làm báo cáo tổng kết và Bảng đánh giá nhân viên cuối năm.

Dưới đây là phần giới thiệu mẫu bản kiểm điểm cá nhân, mẫu bản kiểm điểm của Đảng viên cùng hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm theo mẫu mới nhất năm 2021. Để được tư vấn rõ hơn về vấn đề này hoặc tất cả các vấn đề pháp luật khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

*
*

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Ngoài ra, trong bài viết này Luật Dương Gia còn giới thiệu 01 loại biểu mẫu đặc thù dành cho Đảng viên: Bản tự kiểm điểm Đảng viên. Biểu mẫu này dành riêng cho việc kiểm điểm, tự điểm điểm Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.

1. Mẫu bản kiểm điểm cá nhân

Tải về bản kiểm điểm cá nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–***—–

BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Tôi tên: ….

Hiện đang làm việc tại Bộ phận: ….

Nhiệm vụ được giao là: …

Nay tôi tự kiểm bản thân với những sự việc xảy ra như sau: (Trình bày sự việc xảy ra)

Xác định sự việc trên bản thân mình có lỗi hay không? ….

Nguyên nhân sai phạm (hoặc lý do tại sao không có lỗi): ….

Hậu quả do sai phạm xảy ra: …

Bản thân tự nhận hình thức kỷ luật: ….

Bản thân hứa để lần sau không vi phạm: ….

….., ngày……tháng……năm…….

Người viết kiểm điểm

(Ký, ghi rõ họ tên)

2. Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên

Tải về bản kiểm điểm Đảng viên

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

———————–

……………., ngày …. tháng… năm…..

BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM

Họ và tên: ….

Ngày sinh: ….

Chức vụ Đảng: ….

Xem thêm: Địa Chỉ Bệnh Viện Sản Nhi Bắc Ninh : Trang Chủ, Bệnh Viện Sản Nhi Bắc Ninh

Đơn vị công tác: …

Chi bộ: ….

1. Về tư tưởng chính trị.

– Luôn kiên định và trung thành với đường lối đổi mới của Đảng, Mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

– Luôn chấp hành tốt các quan điểm, chủ chương đường lối nghị quyết của Đảng và chính sách sách pháp luật của nhà nước.

– Có tinh thần tự giác cao trong việc học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác.

– Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động hai không với 4 nội dung trong giáo dục, thực hiện và tuyên truyền cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

2. Về phẩm chất đạo đức, lối sống.

– Là một đảng viên tôi luôn tự ý thức có tinh thần nâng cao và kết quả tốt trong việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí, quan liêu và các biểu hiện tiêu cực khác, luôn giữ gìn tốt tư cách đạo đức tính tiên phong gương mẫu của người Đảng Viên.Thực hiện tốt và có hiệu quả cuộc vận động “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” luôn chấp hành tốt quy định của bộ chính trị về những điều Đảng Viên không được làm.

– Trong công tác và sinh hoạt Đảng bản thân luôn trung thực, thẳng thắn, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất của Đảng; quan hệ gắn bó, mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cũng như các quy định và Hương ước của địa phương nơi cư trú.

– Trong thực thi nhiệm vụ và quan hệ với quần chúng nhân dân bản thân luôn giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và hưởng thụ một cách dứt khoát, công bằng và sòng phẳng, không vụ lợi cá nhân; Luôn đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu.

– Luôn có tinh thần tự phê bình và phê bình; tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác để điều chỉnh lời nói, việc làm của bản thân, tích cực đấu tranh với những biểu hiện chia rẽ, bè phái, làm mất đoàn kết nội bộ.

3. Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

– Có tinh thần trách nhiệm và kết quả cao trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao:

* Về công tác chuyên môn: + Được phân công …

* Về công tác đoàn thể:

+… được tỉnh đoàn tặng bằng khen.

+ Chi đoàn …. được huyện đoàn tặng bằng khen.

+ Bản thân được huyện đoàn tặng bằng khen.

– Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân nơi cư chú theo quy định.

– Trong quá trình công tác tôi luôn thực hiện đúng kế hoạch chỉ đạo của cấp trên giao phó, thực hiện tốt các nhiệm vụ của năm học và thực hiện đúng chức trách và nhiệm vụ được giao.

– Hoàn thành tốt mọi công việc mà sở giáo dục và trường đề ra.

4. Về ý thức tổ chức kỷ luật

– Tôi luôn thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động, sinh hoạt của Đảng, chấp hành sự phân công, điều động của tổ chức.

– Luôn thực hiện nền nếp, chế độ sinh hoạt đảng và đóng đảng phí theo quy định; – Chấp hành nghị quyết, chỉ thị, nghị quyết định của tổ chức đảng.

– Chấp hành chính sách, pháp luật cùa Nhà nước và các nội quy, quy chế, quy định của địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đoàn thể.

– Có thái độ cầu thị trong việc nhận sửa chữa, khắc phục khuyết điểm.

5. Kết quả phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa yếu kém, khuyết điểm theo Nghị quyết Trung ương … và những vấn đề mới phát sinh.

– Trong công tác giáo dục tư tưởng chính trị luôn luôn giữ vững, kiên định lập trường. Tuyệt đối chấp hành việc thực hiện Quy định về 19 điều Đảng viên không được làm của Bộ chính trị. Học tập và tham gia đầy đủ các lớp học tập Nghị quyết của Đảng, các lớp tập huấn.

– Xây dựng tổ chức Đảng, đơn vị, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong sạch, vững mạnh và ngày càng tiến bộ.

– Thực hiện tốt nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

– Biết linh hoạt, mềm dẻo trong giải quyết công việc với đồng nghiệp, với học sinh và với nhân dân nơi sinh sống và cư trú.

– Đã giải quyết công việc có hiệu quả, khắc phục được tính nóng nảy khi giải quyết công việc.

6. Hạn chế, yếu kém, khuyết điểm, nguyên nhân.

– Chưa dành thời gian thích hợp để nghiên cứu, tìm hiểu sâu về Cương lĩnh, Điều lệ, Nghị quyết, quy định của Đảng; pháp luật, chính sách của Nhà nước.

– Trách nhiệm cá nhân trong việc phối kết hợp với các đoàn thể khác trong trường có lúc chưa đạt hiệu quả cao nhất.

– Chưa mạnh dạn đề xuất, tham mưu các giải pháp nhằm phát huy tốt hơn nữa trong công tác chuyên môn.

– Chưa mạnh dạn đóng góp ý kiến trong sinh hoạt chi bộ vì còn e dè, còn nể nang tình cảm trong công tác phê bình và tự phê bình.

7. Phương hướng và biện pháp khắc phục, sửa chữa yếu kém, khuyết điểm trong thời gian tới.

– Tuyệt đối chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong Đảng và cơ quan.

– Phát huy ưu điểm, khắc phục về góp ý cho đồng chí, đồng nghiệp, mạnh dạn đóng góp ý kiến hơn trong sinh hoạt chi bộ. Trong giải quyết công việc phải linh hoạt nhưng thận trọng, thể hiện thái độ kiên quyết trong đấu tranh tự phê bình và phê bình để góp phần xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh.

– Tự giác học tập, nghiên cứu cập nhật kiến thức để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực công tác.

– Tự ý thức rèn luyện bản chất vô tư, khách quan, mạnh dạn nói thẳng, nói thật, chân thành.

– Sâu sát hơn nữa đối với từng lĩnh vực, nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, luôn bám sát nắm tình hình hoạt động của Đoàn, chi đoàn để tham mưu cho lãnh đạo giải quyết các công việc kịp thời.

– Thường xuyên tu dưỡng rèn luyện đạo đức lối sống. Không ngừng tu dưỡng đạo đức, tự học để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.

8. Tự nhận mức xếp loại chất lượng Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức:

+ Xếp loại đảng viên: Đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

+ Xếp loại cán bộ, công chức: Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ

NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM

(Ký, ghi họ tên)

3. Lưu ý khi viết bản kiểm điểm

Việc đầu tiên chúng ta cần xác định mục đích viết để kiểm điểm lại mức độ vi phạm của bản thân, vậy sau quá trình trình bày tóm tắt sự việc xảy ra, cá nhân phải tự nhận thấy lỗi của mình trong sự việc và hậu quả thiệt hại gây ra để tự nhận hình thức xử lý kỷ luật xác đáng.

Về nội dung kiểm điểm có thể là:

– Kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo trong việc quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; trong xây dựng các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện ở địa phương, cơ quan, đơn vị; chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế và nguyên nhân.

– Về tư tưởng chính trị: Sự trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; việc chấp hành, bảo vệ, tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; ý thức, trách nhiệm và thái độ trong đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng cách mạng; tinh thần học tập nâng cao trình độ, hiểu biết và năng lực công tác của bản thân.

Có ba hình thức kỷ luật chính:

– Khiển trách bằng văn bản;

– Chuyển làm công tác khác có mức lương thấp hơn không quá sáu tháng;

– Sa thải.

4. Quy định về việc tự kiểm điểm của Đảng viên

– Kiểm điểm đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý hằng năm được tiến hành vào dịp cuối năm. Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau, người đứng đầu trước, cấp phó và các thành viên sau. Cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện kiểm điểm sau khi các tập thể lãnh đạo, quản lý của chính quyền, chuyên môn, đoàn thể đã hoàn thành kiểm điểm. Những chi bộ có tổ đảng thì có thể kiểm điểm đảng viên ở tổ đảng, sau đó tổ đảng báo cáo kết quả với chi bộ.

– Người đứng đầu hoặc người được ủy quyền trình bày báo cáo kiểm điểm của tập thể; từng thành viên trong tập thể tham gia góp ý và làm rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân đối với những ưu, khuyết điểm của tập thể. Người đứng đầu tổng hợp, kết luận từng nội dung tiếp thu để hoàn thiện báo cáo.

– Cá nhân trình bày bản tự kiểm điểm; từng thành viên trong tập thể góp ý, phê bình; người chủ trì kết luận những ưu, khuyết điểm của từng cá nhân; cá nhân tiếp thu, hoàn thiện bản tự kiểm điểm. Khi kiểm điểm người đứng đầu thì phân công đồng chí cấp phó chủ trì. Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở nơi nào thực hiện kiểm điểm sâu về chức trách, nhiệm vụ được giao ở nơi đó, ở chi bộ tập trung kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

– Cấp ủy cấp trên xây dựng kế hoạch, lập các đoàn công tác dự, chỉ đạo kiểm điểm ở những nơi có gợi ý kiểm điểm và phân công cấp ủy viên, cán bộ các ban tham mưu, giúp việc của cấp ủy dự, chỉ đạo và tổng hợp kết quả kiểm điểm ở cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý cấp dưới báo cáo cấp ủy.

Xem thêm: Hướng Dẫn Chữa Cao Huyết Áp Bằng Cỏ Mần Trầu Trị Bệnh Gì, Cỏ Mần Trầu Chữa Bệnh Trĩ Có Tốt Như Lời Dồn

– Thời gian tổ chức kiểm điểm của tập thể, cá nhân ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương tối thiểu từ 02 đến 03 ngày, những nơi được Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm tối thiểu từ 03 đến 04 ngày. Đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý trực thuộc Trung ương tối thiểu từ 01 đến 02 ngày, những nơi được Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm tối thiểu từ 02 đến 03 ngày. Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định thời gian kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *