*

Đăng ký học HỌC KẾ TOÁN THỰC TẾ KẾ TOÁN THUẾ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN MẪU BIỂU – CHỨNG TỪ NGHỀ NGHIỆP – VIỆC LÀM VAN BẢN PHÁP LUẬT MỚI

*

Thủ tục đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2020, BHYT, BHTN lần đầu cho Doanh nghiệp mới thành lập. Hồ sơ điều chỉnh mức đóng BHXH, cấp lại sổ BHXH, thẻ BHYT đối với DN đã tham gia …theo Quyết định 595/QĐ/BHXH và Quyết định 772/QĐ-BHXH.

Đang xem: Thủ tục đăng ký bảo hiểm y tế

I. Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ,BNN bắt buộc:

Theo điều 4, 13, 17, 21 Quyết định 595/QĐ-BHXH: Quy định về đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng

1.3. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

1.5. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

Chú ý:

– Những người lao động làm việc từ 2 nơi trở lên thì: + ĐóngBHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên. + Đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.

– Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ

———————————————————————————————–

II. Thủ tục đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN:

——————————————————————————————-

1. Hồ sơ Đăng ký tham gia lần đầu – Điều chỉnh mức đóng – Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT:

1.1. Người lao động chuẩn bị:a) Người lao động làm việc tại đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động:-Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT(Mẫu TK1-TS)- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.b) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);- Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc hợp đồng lao động được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.

1.2. Doanh nghiệp (Đơn vị sử dụng lao động):a)Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT(Mẫu TK3-TS);b) Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH(Mẫu D02-LT).;c)Mẫu D01-TS Bảng kê thông tin:đối với trường hợp có truy thu hoặc thay đổi thông tin trên sổ BHXH.Lưu ý: Thành phần hồ sơ nêu trên nếu không quy định là bản chính thì có thể nộp bản chính, bản sao kèm bản chính để đối chiếu, bản sao được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc.=> DN sẽ tập hợp rồi mang 4 mẫu trên đi nộp cho cơ quan BHXH.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3. Nơi nộp hồ sơ:

– Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH Quận, Huyện nơi DN đóng địa bàn hoặc BHXH Tỉnh.4. Trình tự thực hiện:a. Đối với người lao động làm việc ở nước ngoài:Lập hồ sơ theo quy định trên đóng qua đơn vị đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.b. Đối với đơn vị sử dụng lao động:Bước 1.- Ghi mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng đối với người lao động đã được cấp mã số BHXH;Hướng dẫn người lao động lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người lao động chưa được cấp được mã số BHXH (kể cả người lao động không nhớ mã số BHXH).Bước 2.- Nộp hồ sơ theo quy định ghi tại mục 1 bên trênBước 3.– Nhận kết quả do cơ quan BHXH đã giải quyết.5. Cách thức thực hiện:Bước 1.Nộp hồ sơ

– Đơn vị sử dụng lao động và người lao động làm việc ở nước ngoài đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH lựa chọn nộp hồ sơ một trong các hình thức sau: + Qua giao dịch điện tử; + Qua dịch vụ bưu chính công ích; + Trực tiếp tại cơ quan BHXH.– Trường hợp thực hiện giao dịch điện tử: Đơn vị sử dụng lao động, người lao động làm việc ở nước ngoài đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH thực hiện lập hồ sơ bằng phần mềm kê khai của BHXH Việt Nam hoặc của Tổ chức I- VAN; Ký điện tử trên hồ sơ và gửi đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN.Bước 2.Nhận kết quả giải quyết:- Đơn vị sử dụng lao động, người lao động làm việc ở nước ngoài đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nhận Sổ BHXH, thẻ BHYT do cơ quan BHXH đã giải quyết theo các hình thức đăng ký.6. Thời hạn giải quyết:Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định:– Trường hợp cấp sổ BHXH, thẻ BHYT mới không quá 05 ngày.- Trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất không quá 05 ngày.- Trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ – BNN không quá 10 ngày.- Trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ – BNN không quá 03 ngày.- Trường hợp xác nhận sổ BHXH không quá 05 ngày.

——————————————————————————————————–

7. Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN, KPCĐ:

1. Mức đóng và trách nhiệm đóng của Người lao động:

Người lao động, hằng tháng đóng: (Tổng: 10.5%), cụ thể:

– 8 %vào quỹ hưu trí và tử tuất (BHXH)

-1,5 % (BHYT)

– 1 % (BHTN)

2. Mức đóng và trách nhiệm đóng của Đơn vị (Doanh nghiệp):

Doanh nghiệp, hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động (Tổng 21.5%), cụ thể như sau:

– 17,5% (BHXH) (Trong đó: 3%quỹ ốm đau, thai sản, 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệpvà14% vào quỹ hưu trí,tử tuất.

– 3%(BHYT)

-1 % (BHTN)

NHƯ VẬY:

– Hàng tháng DNphải nộp cho Cơ quan BHXH Quận, Huyện với tỷ lệ đóngBHXH, BHYT, BHTNlà:32%

– Ngoài ra: Nộp cho Liên đoàn Lao động Quận, Huyện với tỷ lệ đóng KPCĐ là: 2%

—————————————————————————————————

8. Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN:

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc làmức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung kháctheo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.- Phụ cấp lương là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

Xem thêm: Cách Chữa Trị Bệnh Huyết Trắng Ở Phụ Nữ, 8 Cách Trị Huyết Trắng Tại Nhà Hiệu Quả

Chi tiết: Các khoản phụ cấp phải đóng BHXH

Các khoản không phải đóng BHXH gồm:

– Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như: + Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; + Tiền ăn giữa ca; + Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; + Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. + Và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác=> Phải được ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

– Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

– Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.

Chú ý:

– Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểukhông thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

+) Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

+) Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Chi tiết: Mức lương tối thiều vùng mới nhất

– Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.

– Mức tiền lương tháng đóng BHTN tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

————————————————————————————————-

III. Hồ sơ xin cấp lại Sổ BHXH, thẻ BHYT

1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng

1.1. Thành phần hồ sơ:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH

2.1. Thành phần hồ sơ:

a) Người tham gia:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

b) Doanh nghiệp:

– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

2.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3. Ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người tham gia được cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trước năm 1995

3.1. Thành phần hồ sơ:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1 -TS);

– Hồ sơ kèm theo (Mục 1, 2 Phụ lục 01);

3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT

4.1. Thành phần hồ sơ:

a) Người tham gia:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

– Đối với người được hưởng quyền lợi cao hơn: giấy tờ chứng minh theo Phụ lục 03.

b) Doanh nghiệp: – Bảng kê thông tin (Mẫu D01 -TS).

4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.5. Trình tự thực hiện:-> Người tham gia BHXH nộp các Mẫu trên cho Doanh nghiệp -> Doanh nghiệp tiếp nhận hồ sơ -> Nộp lên cho cơ quan BHXH.

—————————————————————————————-

IV. Hình thức đóng tiền BHXH:

1. Đóng tiền hằng tháng áp dụng đối với tất cả các DN:

– Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định.=> Chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

2. Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần áp dụng đối với:

– Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần.- Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

3. Nơi tham gia BHXH:

– Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.

Xem thêm: Mã Y Tế Là Gì – Mã Số Định Danh Y Tế Là Gì

– Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đóhoặc đóng tại Công ty mẹ.

——————————————————————————————————-

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *